TÌNH CỜ HIỂU RẰNG - CAO MỴ NHÂN

Thứ Bảy, 09 Tháng Hai 20197:09 CH(Xem: 5577)
TÌNH CỜ HIỂU RẰNG - CAO MỴ NHÂN
636853433797535819zzzzzzzzghththr
TÌNH CỜ HIỂU RẰNG   -   CAO MỴ NHÂN 
Không phải người nổi tiếng nào cũng có những cảm nghĩ, ngôn từ ... đặc biệt đâu.  Ngược lại  những người bình thường đôi khi lại có điều nêu trên: cảm nghĩ và ngôn từ  hết sức bình dị nhưng khác lạ  vô cùng.
Trong suốt nửa bán thế kỷ 20 vừa qua,  những người yêu thơ nhạc và ca hát ở miền Nam, cảm thấy thư giãn mỗi lần được nghe một bài hát của nhạc sĩ Phạm Duy, thí dụ bài Hẹn Hò  hay bài Cành Hoa Trắng  chẳng hạn,  lời nhạc không kéo xốc  người ta lên, dù ông cũng có  những bài  đấu tranh, mang âm hưởng của những khúc quân hành ...và  vv  nhạc khác nữa. 
Kế tới, những người thích thơ nhạc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, bởi nghe lời lẽ  có cái vẻ lạ lẫm, mới mẻ, bắt kịp suy nghĩ của giới trẻ, như một khám phá, một thở than  ...tân thời. 
Tôi không biết gì về âm nhạc, hát hỏng qua loa í  éo, vì không thích  sự im lặng, trầm mặc vậy thôi.
Nhưng lại hay suy ngẫm những ngôn từ âm điệu, hoá cho nên tôi rất ngạc nhiên  là có những lời ca  mộc mạc chân tình, mà hàm chứa bao nhiêu tình ý đời thường, điều đó có vẻ được lòng  ... đại chúng hơn là chỉ dành  cho giới  trí thức, thượng lưu. 
Thế cho nên cái tựa  của bài viết hôm nay:  ".Tình cờ hiểu rằng".  ...chẳng phải tôi nghĩ ra đâu, mà là  ...mượn ngang mấy chữ của nhạc sĩ Mạnh Phát  trong một đoạn bài  hát quen thuộc Hoa Nở Về Đêm, như vầy: 
...chép dòng tâm tình  tặng người chưa biết một lần, tôi tình cờ hiểu rằng tình yêu đẹp ngàn đời  là tình yêu khi đơn côi ...  (Mạnh Phát) .
Với bản tính ...tò mò  cố hữu,  tôi đã nghe trên 10 bài hát  của ông lồng trong Tâm tình người lính  VNCH và khung cảnh biên phòng hay vv. đồn bót  khác .
Hình như hầu hết những bài ca của nhạc sĩ Mạnh Phát đều chứa đựng  3  yếu tố chính:  đêm,  hoa, và những người lính  hoặc gác chốt hoặc chia tay với người này người khác vv...
Có điều khách mộ điệu  nghe được rõ nỗi cô đơn của tác giả  . 
Từ đó tôi  liên tưởng tới  ý nghĩa. "cô đơn" của những nhân vật mà sự thực cuộc đời họ như thế, không phải tưởng tượng ra, vì cuộc đời họ không  có ý  đưa vào tiểu thuyết, hay lên phim ảnh  ...
Trước hết  hoàn cảnh, lý do "cô đơn "  tại sao, hay như thế nào? 
Về tâm tình ,gia  cảnh. ... Thì thời gian sẽ nguôi ngọai, hay sự kiện khác sẽ chồng lên sự kiện cũ.
Về bạn bè, chòm xóm, sở làm ...không đến nỗi khiến phải dồn tất cả thời gian vào sự việc đó,  để buồn chán, nản lòng. 
Học hành, mưu cầu danh lợi. .. cũng sẽ vượt qua được.
Như vậy chỉ còn một điều là  trong cõi thế gian  dù trong cùng xã hội, cùng Quốc gia, cùng. ..thế giới đã không còn "đối thủ".
Tới đây có vị sẽ  bảo: thế thì thích quá chứ, sẽ không còn ai ganh với mình,và mình cũng chẳng còn dịp nào ganh với ai. 
Như trong chuyện vị Hiệp sĩ Võ thuật kia  của người Nhật Bản  mà ít nhiều quý vị  Võ lâm miền Nam xưa  từng biết.
Người Hiệp sĩ Võ thuật đấu với đối thủ đồng cấp hạng, tốc chiến tốc thắng, ông đã ở thượng đai và còn có thể trên mức đó đến bao nhiêu lần nữa. 
Tới một lúc chỉ còn  duy nhất ông thao diễn trước hàng vạn người quan chiêm, từ nơi này đến nơi khác ...
Cuối cùng ông vẫn mê mải đi, vẫn mê mải chờ  ...địch thủ, cho tới khi tóc đã bạc trắng như mây, thì ngó lên đỉnh núi Phú Sĩ, thấy những dòng tuyết tan giống đôi dòng lệ, nhìn bốn bề rừng khóc, gió than. mênh mang ...Hiệp sĩ Võ thuật ở lại  nơi đó tới bao giờ thì tôi không được nghe kể nữa . 
Nhưng cuốn sách mỏng ông viết lại nỗi cô đơn thật khiếp đảm. Một mặt Hiệp sĩ muốn tự liễu đời mình, mặt khác lại muốn chờ một nhân vật xuất chúng như ông,  để  thử xem ý chí của  nhân vật đó  có bền bỉ , chai đá đến thế nào. Thành có người đã nghĩ rằng: nỗi cô đơn lớn nhất của  người ta là muốn giữ gìn ý chí, có thể  hiểu ý chí bảo bọc, chia xẻ  với cô đơn.  .. Khiến con người không bị quật ngã bởi những quạnh hiu, tuyệt vọng. 
Thế nên quả  nhạc sĩ Mạnh Phát có lý khi viết câu: tình yêu đẹp ngàn đời là tình yêu khi đơn côi, vì ngay chính câu đó nó mang cái ý nghĩa  nguyên vẹn, nguyên thuỷ của tình yêu vậy.  

        CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn