Sự khác biệt lớn giữa cuộc sống học tập ở Mỹ và Trung Quốc

Thứ Bảy, 19 Tháng Giêng 20199:00 CH(Xem: 6695)
Sự khác biệt lớn giữa cuộc sống học tập ở Mỹ và Trung Quốc

Mỹ là quốc gia tự do, vậy nên có rất nhiều cơ hội để sinh sống, học tập và phát triển sự nghiệp, đồng thời cũng là nước có nhiều điều “kỳ lạ” so với các nước khác trên thế giới.

Thật ra, bản thân người Mỹ cũng công nhận là ở Mỹ có một số việc rất kỳ lạ, vậy nên những trang mạng danh tiếng của Mỹ như Business Insider, Reddit hoặc Buzz Feed… cách vài năm đều sẽ đăng tải bài báo tổng kết liên quan. Người Hoa vừa mới đến Mỹ sẽ rất bất ngờ, bởi vì thật sự là có quá nhiều sự khác biệt. Dưới đây là bài tổng hợp về những việc “kỳ lạ” mà cư dân mạng Trung Quốc đích thân trải nghiệm và chia sẻ.

nguoi-My
(Ảnh qua ablwang.com)

1. Điểm số là riêng tư

Ở Trung Quốc, học sinh đi học, mỗi lần kiểm tra xong, cả lớp đều sẽ sắp xếp thứ hạng theo điểm, ai điểm kém có khi sẽ bị phạt. Còn khi lên cấp hai, cấp ba, thậm chí còn có trường chia lớp theo điểm số. Nhưng giáo viên ở Mỹ chẳng những sẽ giữ bí mật điểm số cho bạn, mà khi phát bài còn sẽ cẩn thận che điểm của bạn đi, không để người khác nhìn thấy, đương nhiên càng không hề chia lớp theo điểm số.

2. Cạnh tranh

Học sinh ở Trung Quốc trước khi đi Mỹ thường nghe nói rằng các bạn học trong lớp cạnh tranh với nhau rất ghê gớm, còn có người thậm chí xé cả những nội dung quan trọng trong sách ở thư viện để không cho bạn khác nhìn thấy… Nhưng đây đều là những lời đồn đại vô căn cứ, ngược lại học sinh ở Mỹ đều giúp đỡ lẫn nhau và tự giác lập nhóm học tập.

Có cư dân mạng cho biết, trước đây cô ấy từng học lớp chính trị rất khó, đến cuối cùng sắp thi rồi mà vẫn học không vào. Thật sự không ổn rồi cô ấy mới đánh liều mượn tập của bạn, không ngờ người kia rất vui vẻ đồng ý và còn chủ động hỏi cô ấy có muốn tham gia nhóm học của họ hay không. Nhờ có họ giúp đỡ ôn tập và chỉ ra các điểm chính nên cô ấy mới qua được môn đó.

3. Quy phạm đạo đức

Lấy một ví dụ, nếu người Mỹ làm bài tập gặp phải vấn đề gì không hiểu và trước thời gian quy định mà vẫn không giải được, lúc này họ thà ngồi chơi chứ không chép đáp án. Bởi vì họ rất để tâm đến sự nỗ lực của bản thân, tuyệt đối không dễ dàng sao chép.

Đây không phải là “không biết thì là không biết”, cũng không phải họ không cố gắng nghiên cứu, mà là thường khi gặp phải vấn đề gì không biết, họ sẽ tự lập nhóm học, cùng nhau nghiên cứu. Nếu cuối cùng thật sự không nghiên cứu ra thì nộp giấy trắng để giáo viên giải đáp.

4. Trải nghiệm mua hàng

Nếu đi mua sắm ở Trung Quốc, khi vào tiệm không chỉ có nhân viên nhiệt tình chào bạn, mà còn đi theo giúp bạn cầm áo, chọn trang phục, cho ý kiến, làm người tư vấn riêng của bạn. Đôi khi họ sẽ đi theo “giám sát” khách hàng. Có những người nghĩ thầm: Đừng đi theo tôi nữa, tôi chỉ muốn yên tĩnh mua hàng mà thôi. Còn ở Mỹ, sẽ rất phù hợp với những người không thích bị nhân viên “làm phiền”, có thể là bởi vì lương lao động cao nên ngay cả đến những cửa hàng cao cấp như Bloomingdales và Nordstrom cũng sẽ không có ai đi theo bạn, càng không có người tư vấn riêng miễn phí cho bạn.

5. Thái độ làm việc

Ở Mỹ, những người làm việc trong lĩnh vực kỹ thuật, sẽ không có ai lén lút báo cáo lỗi nhỏ nhặt của người khác với cấp trên. Nếu bạn có điều gì không hiểu hoặc không làm xong công việc cần hoàn thành trước ngày giao thì trong nhóm của bạn sẽ có người ngồi xuống, kiến nhẫn giải thích cho bạn hoặc giúp bạn cùng hoàn thành công việc.

6. Người nghèo mập/người giàu gầy

Trong ấn tượng của người Trung Quốc, người nghèo hẳn là sẽ gầy đến mức da bọc xương, còn người có tiền thì trắng trắng tròn tròn. Nhưng ở Mỹ thì khác, người càng gầy thì càng được tôn trọng, càng giàu có. Nhưng “gầy” ở đây không đơn thuần là da bọc xương, mà là gầy theo kiểu “có cơ bắp”.

Bởi vì người Mỹ càng có tiền sẽ càng chú trọng rèn luyện sức khỏe và chế độ ăn uống, giữ lượng vận động và ăn rau củ quả khá đắt tiền. Còn người nghèo thì chủ yếu ăn thức ăn nhanh giá rẻ, hơn nữa còn phải dành đa phần thời gian vào công việc, không có thời gian rèn luyện, đương nhiên sẽ phát phì.

7. Chân gà tây nướng ở công viên

Các khu vui chơi của Mỹ đều nổi tiếng với món chân gà tây nướng, đâu đâu cũng có thể thấy có du khách cầm ăn, giá khoảng 10 đô la.  Có một người Trung Quốc đã đã “bị sốc” khi lần đầu tiên nhìn thấy chân gà tây nướng to như vậy, nhưng cũng đã thích luôn món này, mỗi lần nhìn thấy đều phải mua một cái.

8. Quảng cáo của luật sư ở khắp nơi

Trên TV, bên đường cao tốc, trong phòng khách sạn, đâu đâu cũng đều có quảng cáo của các luật sư. Ngôn ngữ quảng cáo cơ bản đều là: Bị thương ư? Thất nghiệp à? Bị đối xử bất công chăng? Mau đến tìm “ai ai ai” đó, chúng tôi sẽ giúp bạn đòi lại công lý! Cuối cùng còn thêm một câu “miễn phí tư vấn”, không hề có vẻ cao ngạo mà luật sư nên có.

(Ảnh: shutterstock.com)

9. Hầu như nơi nào cũng đều có drive-through

Bạn không nhìn lầm đâu, thật sự là hầu như bất cứ nơi đâu ở Mỹ cũng đều có drive-through (loại dịch vụ được cung cấp bởi doanh nghiệp cho phép khách hàng mua sản phẩm mà không cần rời khỏi xe hơi của họ), Kentuckey, McDonald thì không cần nói, ngay cả Starbucks cũng có, cuối cùng ngay cả ngân hàng cũng vậy. Mua đồ ăn, thức uống, gửi tiền đều không cần phải xuống xe! Thật sự là một “quốc gia trên bánh xe”.

10. Yêu quốc kỳ

Người Mỹ đặc biệt thích dùng quốc kỳ để chơi, mặc lên người, treo trong nhà, làm chăn, in trên bánh kem, đủ các loại, bởi vì họ nghĩ rằng làm như vậy là bày tỏ tình yêu đối với Tổ quốc.

11. Đâu đâu cũng có máy điều hòa

Ở Mỹ mùa đông trong phòng ấm có thể mặc áo tay ngắn, còn mùa hè thì lạnh đến mức phải mặc áo khoác, hoàn toàn đảo ngược. Vì vậy nếu muốn đến Mỹ, cơ bản là có thể không cần mang theo quần lạnh, nhưng dù mùa hè nóng đến mức nào cũng phải tập thói quen mang theo áo khoác khi ra ngoài.

Thanh Trúc

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn