CƯỠNG CHẾ LỘC HƯNG – BÀI HỌC TƯ HỮU

Thứ Ba, 08 Tháng Giêng 201910:00 SA(Xem: 5944)
CƯỠNG CHẾ LỘC HƯNG – BÀI HỌC TƯ HỮU
Vườn Rau Lộc Hưng ở Quận Tân Bình đã bị cưỡng chế, hàng loạt người biểu tình. Xung đột này đã trở nên quá phổ biến dưới thời kinh tế thị trường định hướng CNXH. Vấn đề có thể được tóm tắt với hai chữ: Tư Hữu. Nếu bạn chưa biết, ở Việt Nam thì không ai có quyền sở hữu đất mà chỉ có quyền sử dụng. Điều này đã tạo ra vô số vấn đề và là cơ sở để các doanh nghiệp cấu kết với chính quyền để cướp đất một cách hợp pháp.
Để so sánh và hiểu thế nào tư hữu, tôi xin kể cho các bạn câu chuyện về 3 anh em nhà họ Troutbeck: Edward, Garry và Keith ở Australia. Từ bần nông chính hiệu họ đã trở thành triệu phú dollar 50 lần sau khi bán đất nông nghiệp của gia đình. Cách đây hơn 80 năm, vào năm 1935, ông của họ đã mua 25 hectare đất nông nghiệp với giá 500 bảng Úc, tầm $870 AUD thời đó. Nếu tính lạm phát là 5%/năm thì $870 thời đó có giá $43,000 hiện tại. Lúc đó nó chỉ là vùng đất hoang, không làm ăn được gì. Nhưng gia đình nhà Troutbeck đã quyết định sinh sống, làm nông trại, chăn nuôi và làm ăn trên mảnh đất đó.
Rồi năm 2018 vừa rồi, khi thị trường bất động sản tăng giá theo phát triển kinh tế và dân số, miếng đất nông cách trung tâm Melbourne 45 phút lái xe đã trở thành mảnh đất tiềm năng để làm dự án. Một nhà đầu tư bất động sản đã quyết định mua lại 25 hectare của nhà Troutbeck với giá $50 triệu AUD.
Từ 3 gã nông dân chính hiệu, ba anh em Edward, Garry và Keith đã trở thành siêu đại gia. Đây có thể là một trong những thương vụ lời nhất. Từ $870 thành $50 triệu, lợi nhuận 57,471 lần. Nhìn sự kiện này chúng ta có thể kết luận điều gì? Australia có chủ nghĩa tư bản, có tư hữu, có kinh tế thị trường và một hệ tài chính sinh động. Tài sản của dân được bảo vệ gần như tuyệt đối.
Quay trở lại Vườn Rau Lộc Hưng. Nỗi đau của họ là tiếng kêu gào trong nước mắt của hàng trăm ngàn hộ nông dân trên khắp đất nước đã bị thu hồi đất với mức đền bù cho mỗi m2 không đủ mua một tô phở. Cũng đất nông nghiệp, cũng nông dân tới sinh sống và trồng trọt hơn 50 năm từ khi đất nước bị chia đôi sau hiệp định Geneva 1954. Người dân đã sống và đóng thuế đầy đủ, chỉ chưa nhận được cái gọi là Sổ Đỏ nên không được công nhận quyền sử dụng và sở hữu. Dựa trên nguyên lý ”đất đai thuộc toàn dân, nhà nước đại diện quản lý” nên chính quyền đã quy hoạch và tịch thu không cần lý do.
Những hình ảnh đau thương này sẽ tiếp tục xảy ra trên toàn quốc. Từ Dương Nội, Phú Yên, Nha Trang, Đồng Nai cho tới Sài Gòn – sự tàn phá của CNXH sẽ không bỏ qua bất cứ tỉnh thành nào. Dưới CNXH, người dân Việt Nam chỉ là người ở đợ trên chính mảnh đất và quê hương của mình.
Ku Búa @ Cafe Ku Búa

t-1

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn