
" Miệt Vườn " chỉ chung vùng quê Nam Phần.Văn chương " Miệt Vườn " ý nói văn chương " Đồng Quê ".MIỆT THỨ mới là " đặc trưng " vùng quê " Miền Tây Nam bộ ",nơi đó người ta không gọi nhau bằng tênmà gọi nhau " bằng thứ " như Chú Hai, Anh Ba ...
TIẾNG NƯỚC TÔI
Tiếng nước tôi
Từ châu thổ Sông Hồng
Bên Cố Đô Thăng Long
Dịu dàng và thanh lịch
Xứ văn vật ngàn năm
Vì đất chật người đông
Nên vượt dòng Bến Hải
Vào mãi tận Miền Trung
Với sông Hương núi Ngự
Đất cày lên sỏi đá
Giọng trở nên rắn rỏi
Như sỏi đá quê nghèo
Dắt díu vượt Hải Vân
Lần vào tới Miền Nam
Lại xuôi vào “Miệt thứ” (1)
Phù sa Cửu Long giang
Thuở ban đầu gian khồ
Dưới sông sấu lội
Trên bờ cọp phi
Đôi bàn tay rắn rỏi
Vẹt cây xú cây bần
Lập nên vườn tược tốt tươi
Dưới sông vịt lội
Trên bờ gà bươi
Đời sống nay đã thảnh thơi
Nên giọng nói dịu nhiểu
Như ruột mãng cầu xiêm
Êm đềm như lời ru của mẹ
Như bài ca vọng cổ
Đêm năm xưa nhớ chàng (2)
No đủ rồi lo học
Rước Thầy Đồ Miền Trung
Thầy dạy: Sự bất đắc dỉ
Trò học là sự mất bát dĩa
Thầy đồ than: Giáo đa thần oán (3)
Trò cười khúc khích hô:
Gáo tra dài cán
Nghe có ngộ (vui) không
NGUYỄN NHƠN
(Tuổi già nhớ tích xưa)
-
Miệt thứ: Nơi đó gọi nhau bằng thứ như Anh cả, Anh hai
-
Tên cúng cơm của bài Vọng cổ là: Dạ cổ hoài lang
-
Chọc quê: Dốt mà sính chữ nho
Sự mất bát dĩa, tao mới oánh mầy
Mà hễ tao oánh mầy thì gáo tra dài cán
Từ bốn ngàn năm trước
Trên đất Lĩnh Nam
Mẹ Âu Cơ cất lời ru
Con ơi nhớ lấy lời nầy
Ta là giống Rồng Tiên
Dân Lạc Việt trồng “ Lúa nước “
Bên bờ Trường giang Dương Tử
Trôi giạt tới nơi đây
Bốn ngàn năm sau
Trên đất Miền Đông Nam bộ
Bà thác lời ru cháu
Nhắn gởi khuyên con gái
“ Con ơi chớ lấy chồng xa
Mai sau cha yếu mẹ già
Chén cơm ai bới tô trà ai dâng “
Hoặc nói gần nói xa
“ Có con mà gã chồng gần
Có bát canh cần nó cũng đem cho “
Nhưng mà con của mẹ
Vì duyên số lấy phải chồng xa
Từ đất gò Miền Đông
Lấy chồng về U Minh Miệt thứ
Nên mới cất lời than
“ Con gái mà lấy chồng xa
Chim kêu vượn hú biết nhà má đâu “
Có những buổi chiều tà
“ Chiều chiều ra đứng cửa sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều “
Cũng có khi
“ Chiều chiều chim vịt kêu chiều
Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau”
Đó là những gái hiếu thuận
Lại có những nàng thôn nữ
Con cháu Hồ Xuân Hương
Thuộc loại “ gái ngoan”
“ Không chồng có chửa mới ngoan
Có chồng có chửa thế gian sự thường “
Khăn gói theo người yêu
“ Ra đi là sự đánh liều
Mưa mai nào biết nắng chiều nào hay “
Vì yêu nên phải sao cũng chịu
“ Một mai thiếp quyết theo chàng
Đói no thiếp chịu lạnh lùng thiếp cam “
Ngày nay trên đất Mỹ
Một mảng Việt Nam trôi giạt
Ông cất lời ru cháu
“ Ví dầu cầu ván đóng đinh
Cầu tre lắt lẽo gập ghình khó đi
Khó đi khó đẩy về rẩy ăn cần
Về sông ăn cá về đồng ăn cua “
Tiếng mẹ Âu Cơ ru hờ
Từ bốn ngàn năm trước
Nay vẫn còn vẳng đưa
Nguyễn Nhơn
(Đực Làng Bưng Cầu
Xứ Thủ Miền Đông )