Một “niềm tự hào” dễ hư nát

Thứ Năm, 20 Tháng Mười Hai 20182:00 SA(Xem: 5979)
Một “niềm tự hào” dễ hư nát

sc-3

Chẳng đợi tới khi VN “lên ngôi vương”, biển người với sắc đỏ máu của cờ, biểu ngữ mới ken chật phố phường, mà ngay khi VN thắng trận đầu, trận thứ hai ở vòng “knock out”, dòng người ham ăn mừng đã cho cả thế giới biết thế nào là “niềm tự hào” của người VN trong “Thời đại HCM” lớn tới mức nào!…
Những người CS vẫn từng coi ngày 30/4/ 1975 là “mốc son chói lọi”; là “trang sử vàng”… Nhưng, ngay tại thời điểm đó, người ta cũng không được chứng kiến sự “ăn mừng” rầm rộ như sự ăn mừng đội tuyển đá banh nước nhà mang về một chiếc cúp…khu vực!!!
Một câu hỏi không thể không được đặt ra cho những người thật tâm lo lắng cho vận mệnh đất nước, cho tương lai thế hệ trẻ: Do đâu mà “lòng tự hào dân tộc” lại “bước ra” từ một trận đá banh; hay, Lòng tự hào dân tộc lại được “ẩn náu” trong rừng cờ, biểu ngữ, trong dòng người như nước lũ, gào thét, khua chiêng gõ trống, thậm chí tự lột truồng mình giữa phố phường, trước những máy quay?.

Có người giải thích, hay cắt nghĩa về hiện tượng này khá thuyết phục, rằng, bởi đã tự lâu rồi, người dân VN sống trong thất vọng, thậm chí là tuyệt vọng ê chề, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống. Nên người Việt muốn “bùng nổ”, muốn thoát ra khỏi cái ngột ngạt của sự kìm nén, của thất vọng ê chề. Họ muốn được “quậy phá” mà vẫn “hợp pháp”, vẫn “qua mặt” được chính quyền hà khắc này…, hà khắc tới mức người dân bị đánh chết trong đồn công an thường xuyên như cơm bữa, chỉ vì một lỗi tham gia giao thông hết sức nhỏ nhoi. Hà khắc tới mức thể hiện lòng yêu nước “có kỷ cương”, có trật tự, không vi phạm pháp luật…, nhưng vẫn bị bắt, xử tòa với những bản án nặng nề hàng chục năm tù… Sự hà khắc không biết đâu là cung bậc, không biết đâu là điểm dừng. Một bản án hàng mấy năm tù cho đứa trẻ với tội danh… ăn cắp một ổ bánh mỳ!!!
Người Việt ngày nay, người Việt của “Thời đại Hồ Chí Minh”, mang trong mình những thói xấu vô cùng đáng quan ngại, như thói ích kỷ, đố kỵ nhỏ nhen, hiếu thắng, lười biếng, tham lam, vô kỷ luật, mà được thể hiện rất rõ, rât phổ biến qua những hành vi, như xả rác bừa bãi, vượt đèn đỏ, không tuân thủ luật khi tham gia giao thông, nói dối, lừa đảo trong kinh doanh, vô cảm trước những sự hoàn cảnh cần trợ giúp…; thì ngày nay, người Việt còn có thêm một thói quen (hay một tư duy) rất đáng báo động: đó là xuất hiện “Niềm tự hào” gần như đã thành phong trào… Niềm tự hào dân tộc được nhen nhóm, hình thành và khẳng định chỉ qua một trận đá banh, qua một chiếc cúp thuộc một giải khu vực!
Thật đáng lo ngại, khi cái xấu đã trở nên phổ biến, lên ngôi và ngự trị toàn xã hội. 
Thật đáng lo ngại khi những con người tốt, những hành động tốt còn rất ít, không đủ lấn át, hay chưa đủ sức lan tỏa trong cộng đồng, trong xã hội…, chẳng khác nào những chồi non còn bị những tảng đất đá cúng đè nặng trên đầu chưa cách gì xuyên thủng để vươn lên đón ánh bình minh!.

nrp

Dường như có sự đồng lõa, bao che, thậm chí là khuyến khích cho biển người luôn sẵn sàng “đi bão” qua mỗi trận banh thắng, dù qua mỗi “cơn bão” qua đi, những gì còn lại, là những bãi rác ngập ngụa đường phố, là những hoang phí về vật chất (giá những “đôi vé” cao…ngất trời, những lá cờ sau bão…); Và cả sự hoang phí về…mạng người!…
Chưa bao giờ xã hội VN lại trở nên một bức tranh với gam màu xám xịt là chủ đạo, với những gam màu đối chọi nhau, như nước với lửa, như bóng tối với bình minh…Những người xa xứ, sống lưu vong nai lưng làm lụng để chắt chiu cuộc sống nơi đất khách, còn gửi tiền về xây dựng quê hương, với bọn tham quan như thùng không đáy; Những trí thức đơn độc yếm thế nhưng vẫn khẳng khái cất lên tiếng nói dõng dạc đòi canh tân đất nước; Những sinh viên, lao động xa xứ dù vất vả bận bịu với cuộc sống mưu sinh, học tập nghiên cứu, vẫn không quên hướng về quê nhà, đứng dưới giá rét tuyết giăng để cầm chắc tay nhau hô vang “tự do muôn năm” hướng về quê nhà, trong khi những kẻ đang được hưởng “chế độ xã hội chủ nghĩa ưu việt”, sẵn sàng đổ xuống đường, không phải để đòi lại cho dân tộc những quyền thiêng liêng đã và đang bị đánh cắp, mà là “đi bão” vì một sở thích tầm thường…
Một năm sắp qua đi. Một năm mới sắp về. Mùa đông, với những ngày dài giá rét, sẽ phải nhường chỗ cho những sắc thắm mặt trời.
“Niềm tự hào dân tộc”, “Tự hào quá Việt Nam ơi”- những thứ được hình thành chóng vánh và trong khuôn khổ của một trận bóng, của một giải bóng không hơn không kém, là những tiếng người ta hô hét, sẽ là thứ tự hào dễ tan như bọt nước; bởi vì đó không phải là NIỀM TỰ HÀO DÂN TỘC chính đáng.

Theo Việt Nam Thời Báo

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn