CHIẾC KIM BĂNG - CAO MỴ NHÂN

Thứ Ba, 02 Tháng Mười 20186:00 SA(Xem: 6022)
CHIẾC KIM BĂNG - CAO MỴ NHÂN
   636740434198303365zzzz

CHIẾC KIM BĂNG  -  CAO MỴ NHÂN 

Buổi chiều gần 8 giờ tối rồi mà nắng còn lảng vảng trên vòm cây trước nhà, mặt trời đứng đợi hoàng hôn ở đằng xa , tận nơi cuối biển ...
Tôi đang chơi ở nhà sàn của người bạn Mễ Tây Cơ khá giàu có , trên đại lộ buồn tênh , ven đại dương , sát Fwy  101 , nếu ai từng đi dọc theo biển tây California đều biết đoạn đường này , vùng biên Los Angeles , có những ngôi nhà với vườn hoa đẹp như ở Châu Âu . 
Thật nhiêu khê khi ví von kiểu đưa hình ảnh một nơi khác, ra so sánh với nước Mỹ, vì xưa nay tôi quan niệm là Mỹ tột đỉnh mọi mặt rồi .
Nhưng chỉ vì một chiếc kim băng cài ngang vạt áo len của người phụ nữ có vẻ trẻ , tôi gặp ở chuyến xe bus , từ quận Cam về thành Thiên Thần , mà tôi biết được nơi này , nó như một Thiên đường nơi hạ giới .
Hôm đó trên bus từ Disney ' s land về Los Angeles , tôi thấy một phụ nữ trạc gần 60 tuổi , có dáng dấp và cách phục sức giống như tôi , nghĩ là có vẻ Vi  En  quá , tôi bèn hỏi thăm . ..bằng vài câu English tập toạng . 
Nhưng cô ta mở to đôi mắt mầu hạt dẻ , trả lời bằng tiếng Mễ , khiến tôi quê quá , đành xí la xí lô xin lỗi , đồng thời ...làm quen luôn.  
Cô tên là " Hoa Cúc " theo cách gọi của tôi , là vợ một ông người VN từ mấy chục năm nay rồi . Gia đình cô đi bộ từ Peru qua Mỹ mất đúng 40 ngày  , gian nan lắm 
Năm 1978,  nhà cô đã tới được San Diego , cô gặp ông VN đúng giai đoạn đó , cô 17 tuổi . 
Ông VN thủa đó chưa giầu , còn bươn chải nhiều thứ công việc . 
Cái công việc mà khiến ông VN với cô gắn bó tới bây giờ là làm phụ diễn cho các cảnh phim ở Hollywood . Tức là đứng xớ rớ  trong phần ngoại cảnh của phim chính . 
Thí dụ : phim cần một số người làm phu hầm mỏ , hay cần một số người đấu tranh về việc gì đó , cần một số người đứng ở bến cảng , ở sân bay  vv...
Nhiều việc như thế lắm , giá mỗi lần như vậy là 50 dollars cho một người . 
Hồi gia đình cô mới tới Mỹ , cả nhà cô làm việc đó . Ông VN biết chút tiếng Mỹ , có thể thông dịch sơ sài , thông thạo điện thoại , dùng điện thoại kêu những người muốn đi làm phụ diễn , nên có thể ông VN được trả thêm tiền . 
Đồng thời ông VN lại có xe hơi loại có thùng xe phía sau , nên có thể chở những người đi làm phụ diễn với giá thù lao 5$ mỗi người . 
Sau một thời gian ông VN  xoay được một việc làm  rất đáng ngưỡng mộ . Đó là cung cấp Cravat cho Tài tử và ai ở Hollywood muốn mua thì mua , 500 dollars một chiếc . 
Vợ chồng VN Mễ  từ đó an nhàn cho tới bây giờ . Hai người có 5 con : 2 trai, 3 gái . Một cô con gái đã được gả chồng , con rể cô lại cũng là người VN .
Cậu rể này hiện ở VN , để phát triển cơ sở làm ăn với CSVN , vì cái nhãn hàng "Cravat Hollywood "  xuất xứ từ Ý , Pháp , siêu phẩm hạng sang , nên tư bản đỏ mê quá . 
Tôi hỏi sao cô trả lời tôi bằng tiếng Mễ ,  cô nói vì thấy tôi giống người Mễ . Chứ lấy chồng VN , cô cũng học được ít nhiều tiếng Việt . Song vì ở gần  Hollywood , cô nói English và Spanish . 
Tôi vẫn bị ám ảnh bởi cái Kim băng cài trên vạt áo len ngày tôi gặp cô trên xe bus . 
Sau cô giải thích rằng hồi tôi gặp cô là gia đình còn ở chung cư , housing , nên người chồng VN bực mình việc cô rơi tiền hoài ngoài đường , ông ta đã bắt cô may vô quần áo những cái túi , để tiền , giấy tờ trong túi thì phải cài kim băng lại . 
Biết tôi VN , nên lần đó về , cô thường điện thoại cho tôi , đồng thời khoe với người chồng VN là có quen tôi trên đường từ Orange county về Los Angeles , khi cô phải  đi thăm gia đình bố mẹ cô ở đường số 4  Santa Ana . 
Tôi rất lấy làm ngạc nhiên là cô ở Mỹ lâu rồi mà sao không lái xe , hay là sao người chồngVN đó , không chở cô đi . 
Cô cười buồn bã : cô thấy đàn ông VN  có vẻ giống đàn ông Mexico  lắm , nhất là khoản nhậu và không hoàn toàn tin vợ , chưa kể còn ...hành vợ nữa. 
Tôi nói không như thế đâu , chỉ vài trường hợp cá biệt thôi . 
Do đó tôi được ông bà VN Mễ đón tới chơi nhà họ hôm nay . Ông ta tự giới thiệu tên là Phong Trần . 
Tới lượt tôi ngại ngần , vì cái tên có vẻ " bụi " quá.
Ông VN cười vui vẻ : 
Chúng tôi được quen bà là ...mừng rồi . Bà có dịp chỉ cho vợ tôi ...phong tục VN , vì phụ nữ Mễ chịu an phận như " Hoa Cúc  " cũng hiếm lắm . 
Tôi ngần ngừ , định nói gì , lại thôi , ông VN tiếp  : 
Tôi biết bà ngại chúng tôi , cái hoàn cảnh đôi khi rất bình thường, nhưng cũng có vẻ khác thường , vì trước nhất vợ chồng tôi , là ông bà VN Mễ , không cùng chung một dân tộc . 
Còn tên tôi xưa ở VN là : Trần Văn Phong , nay ở Mỹ rồi , thì Phong Trần vậy thôi , nhưng vô Universal studios  gặp tôi , thì phải hỏi là : Paul  Tran , muốn đùa thì gặp  Paul Tran Cravat , có vậy thôi . 
" Hoa Cúc " cùng Paul Tran đưa tôi đi coi ngôi nhà đúng nghĩa kiểu biệt thự ở Pacific Coast Highway  , họ mới dọn tới vùng sang trọng này từ khi Paul Tran  gây dựng được  cơ sở làm ăn  , đặt hàng Cravat  bên Ý , Pháp  rồi chào hàng ở Hollywood như trình bầy trên . Tôi hỏi họ hàng bên Paul có ai ở gần Los Angeles không ? 
Paul Tran trả lời : cũng  có , nhưng ở dưới khu chợ VN , vì ở trên này thì chỉ có thể đi " đóng phim " thôi , đâu có hàng quán gì . Mà đóng " cảnh " phim thì lâu mới có , nhiều khi phải đóng ban đêm , có vài phút thôi , 50 đồng mỗi người , mà làm đi làm lại nhiều lần , nên ai cũng ngán . 
Tôi mang sẵn nỗi buồn xa xứ , nên nhìn đâu cũng thấy quạnh hiu , người VN ở hoàn cảnh nào cũng sống được , nhưng có được niềm vui trọn vẹn thì cũng khó . 
Ngôi nhà nào có tráng lệ như lâu đài trong cổ tích , hằng ngày nghe sóng trùng khơi dội về , nghe cũng não nề , sầu thảm . 
Tôi nhìn người đàn ông VN , đành rằng tha  hương, đành rằng giầu có , cũng cô đơn , buồn nản như  khách không nhà , mà vẫn phải duy trì  cuộc sống ấy . 

  CAO MỴ NHÂN (HNPD)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn