Bộ Tư Lệnh QĐI/QKI của ...tôi - CAO M Ỵ NHÂN

Thứ Tư, 26 Tháng Chín 20186:00 SA(Xem: 5385)
Bộ Tư Lệnh QĐI/QKI của ...tôi - CAO M Ỵ NHÂN
636729018160207106zzzzzzz

Bộ Tư Lệnh QĐI/QKI của ...tôi  -  CAO M Ỵ NHÂN

Bộ Tư Lệnh QĐI/QKI  của ...tôi, tôi phải xin lỗi huynh đệ chi binh thân quen cùng KBC 4109 và quý chiến sĩ quân nhân các cấp ở Quân Binh chủng bạn gần xa, rằng thì là, có lẽ chỉ một mình tôi ở QĐI/QKI, là cứ chanh chòi xí phần của ...tôi, chứ tuyệt nhiên bạn lính cùng vùng 1 chiến thuật, chẳng ai nói ẩu như thế . 
Quý vị QĐI/QKI không lạm dụng danh xưng như trên, vì nhiều thứ lý do lắm : 
1/ Quý vị giữ tuyệt đối sự tôn kính, đồng thời với sự xa cách quan quyền, lỡ xưng danh như vậy, rồi Thượng cấp hỏi thì sao ? 
2/ Có thể quý vị xem như doanh trại, các đơn vị liên hệ chỉ là nơi hành xử thời gian đi lính của quý vị, có người  yêu thích, có người mặc nhiên thời đại như vậy, không cần phải thiết tha lắm, tôn trọng thượng cấp là đủ rồi . 3/ Đôi khi cũng có số rất ít quý vị không thích đời binh nghiệp chẳng hạn . 
Riêng tôi thì quả tình không thế, tất cả 3 điều trên không ảnh hưởng chút nào với tôi, vì tôi lỡ coi huynh đệ chi binh và gia đình quý vị như chung một dòng họ đại tộc KaKi của tôi rồi . 
Không phải bây giờ, mà từ trước ngày tan hàng, tôi vẫn sống trong tư thế đó. 
Quý vị Tư Lệnh, Tham Mưu Trưởng, Tham mưu phó đều biết rõ tính tôi, nên tôi chả hề bị bắt lỗi bao giờ . 
Quý vị trưởng phòng, ban thì lại càng thân hơn nữa . 
Do đó cuộc đời binh nghiệp của tôi thật hoan ca ...
Tôi kể sơ thôi à quý vị thấy ngay tình thân của huynh đệ chi binh ...tôi như thế nào. 
Một hôm đại tá Phan Phiên từ nhà đem vào một giỏ ổi xá lị, do con rể đại tá lúc đó là đại uý không quân tên Bích xách từ Saigon ra, cụ Phan muốn tất cả cùng ăn cho vui. 
Hai phòng Chính Huấn, Tâm lý chiến  chiếm nguyên dãy nhà phía trên, cùng với Văn phòng TMP/ CTCT , còn phòng An Ninh với phòng Xã Hội thì ở dãy phía dưới ..,
Phòng An Ninh  vì công việc phức tạp và công tác chuyên biệt, nên ít khi tham dự kiểu lè phè ăn uống . 
Tôi được kêu lên để chia phần. Tôi vừa bước vô Văn phòng đại tá Phan Phiên , thì nhị vị Trung tá Trần Hữu Phước và Trịnh Thiên Khoa đã cười nói : 
Cao Mỵ Nhân cứ chọn những quả ngon đi, nhiêu để tụi này chia cho anh em trong phòng, cho vui ấy mà . 
Nhưng tôi vẫn ăn đồng , chia đủ ...bằng nhau to nhỏ . 
Hai ông năm Phước, Khoa đều người Huế, nên vẫn giữ kiểu gia trưởng, mặc đầu cả 2 phòng Chính Huấn, Tâm lý chiến, chẳng có ai là người nhà của nhị vị. 
Thấy Trung tá Trịnh Thiên Khoa cứ cầm trái ổi loay hoay, tôi kiếm cho ông con dao nhỏ . Ông bèn gọt vỏ ổi rồi cắt phần mềm ăn, đưa nguyên cái ruột ổi cứng ngắc cho tôi, còn nói: "  Mỵ ăn cái này đi " . 
Là vì răng ông đau, không ăn thức cứng được. Tôi đỡ hột ổi ăn ngon lành, bởi nó thơm ngon quá. 
Cuộc sống chúng tôi cứ như vậy năm này qua tháng khác, đi công tác, làm việc văn phòng, và sinh hoạt chung, giúp nhau, hỗ trợ nhau...
Ở Bộ Tư lệnh, không có vấn đề gì ganh ghét, thù oán nhau. Ai cũng bận vắt giò lên cổ chạy .
Thương mến, kính trọng huynh đệ chi binh đến nỗi bị kêu lên Văn phòng Tham Mưu Trưởng  để trình bầy tại sao tôi không báo cáo người lái xe Jeep phòng xã hội lên cấp Trung sĩ, mà chưa đi ...tác chiến . 
Trung sĩ Nguyễn Trọng Bảo là một người lính lái xe cho PXH /QĐI/QKI từ hồi nảo nao, gia đình người Bắc di cư, vô xóm đạo Thanh Bồ Đức Lợi Đà Nẵng, có vợ tần tảo và nửa tá con, cùng mẹ vợ sống ở thành phố này cũng khá nhiều năm . 
Ai làm lính rồi ở đâu, đi đâu cũng sẽ quen thôi, nhưng nếu ở mặt nào có thể vẹn tròn được, thì cũng nên duy trì hoàn cảnh. 
Tất cả chúng tôi hay xài chữ " ông Bảo " nếu nhỏ tuổi hơn ổng, hay " anh Bảo " nếu lớn tuổi hơn Trung sĩ đó. tôi bấy giờ thua trung sĩ tài xế này 7,8 tuổi, nên kêu " ông Bảo ", là cũng quen tai rồi . 
Bất ngờ có một ngày Trung tướng Tư Lệnh đi một vòng xem xét doanh trại không thông báo,nên hên xui may rủi cho phòng nào lỡ bê bối nếu có ...
Tôi tuy phụ nữ chưa lớn tuổi, lại mang tiếng là thi sĩ, nên ai cũng tưởng tôi hầm bà lằng, nào hay tôi gốc Hướng Đạo VN, với tinh thần " sắp sẵn ", thêm chút hãnh tiến nhà binh, tôi vẫn thích nghi được quân phong quân kỷ một cách bình tĩnh ...
Tức là khi Tư Lệnh tới phạm vi phòng ốc chúng tôi, tôi vẫn là người thấy Trung tướng trước nhất, nên đứng dậy và hô rành rọt : " vào hàng, phắc  ", Nhân viên bất kể nam nữ đều đứng dậy đón chào Tư Lệnh nghiêm chỉnh . 
Song cái điều ai cũng nhận thấy là tôi rất tự nhiên, không làm bộ ...lễ nghi quân cách, nên lúc nào Pxh tôi cũng được khen thưởng . 
Phần tôi ở cái tư thế bình thường, có nhiều điều kiện hơn đồng ngũ, nên chẳng việc gì phải " thượng đội hạ đạp " nữa . 
Chưa kể không biết vì sao thỉnh thoảng lại có một vị khách dân sự cũng còn trẻ, từ ngoài thành phố vô thăm, thường đi vài ba người, nhưng chỉ là ...lo cho một người, đến nhờ tôi " xin với thượng cấp, cho anh ta được ở một đơn vị không tác chiến " mới hi hữu chứ    Tôi hỏi sao anh không đến phòng Tổng Quản Trị trình sự vụ lệnh và trình diện Trung tá Trần Văn Nghĩa  ? 
Anh ta nguyên là trưởng ty " ruộng đất " thành phố được gọi động viên, đã xong thử thách ở quân trường , nay thuyên chuyển về một đơn vị cho gần nhà theo yêu cầu địa phương. 
Anh ta bảo rằng đã được thuyên chuyển đi tiểu khu Quảng Tín . 
Thế thì tuy QĐI/QKI nhưng thuộc Tam Kỳ Quảng Tín rồi, nếu đi thẳng tiểu đoàn, đại đội thì ...chịu, nếu chỉ về tiểu khu chung chung, tôi sẽ nhờ thiếu tá Phan Chức tham mưu trưởng giữ anh ở Văn phòng nào trong Tiểu Khu đó, nhưng mà ...
Nhưng mà sao ạ  ? 
Nhưng mà sống chết có số thôi, tôi thở dài nhè nhẹ, bạn tôi chuẩn uý, thiếu uý nhiều lắm, ...
Tôi rút ngăn kéo bàn sắt làm việc ra, lấy cho anh ta xem một xấp hình toàn lính trẻ ở tiền đồn Phước Lâm Phước Châu, Thăng Bình... Cười nhẹ nhưng vẫn buồn : Anh bạn dân sự thoáng nhìn tôi ngại ngùng, song lại như thầm buồn, hỏi nhỏ : 
Thế hiện nay họ ...vẫn đang ở những nơi đó sao  ? 
Có lẽ anh muốn hỏi tôi số bạn trẻ ấy còn sống hay vv...
Tôi bắt đầu vui vẻ, hào hứng nói, tay thì tiếp tục chỉ vô hình, rằng thì là : 
Ông này giờ đã là tiểu đoàn trưởng 3/6, ông này thì đang đại đội phó kiêm CTCT đơn vị, hết sẩy lắm vv...họ lên cấp từ từ hết rồi, chẳng có ai bị gì cả, nhưng tôi suýt khóc vì vài người trong ảnh đã thực sự không còn nữa . 
Tôi ngó anh chàng dân sự, trưởng ty điền địa mà chạnh lòng, nhưng đi lính chẳng lẽ ai cũng ở thành phố thì ai là người đi chiến đấu đây  ? 
Thôi anh vô Quảng Tín đi, tôi điện thoại liền đây, chúng ta hãy sống đúng với tuổi trẻ, và tin tưởng Thượng Đế lúc nào cũng ở bên ta . 
Bạn ấy đi rồi, lòng tôi cứ buồn sũng ra, thù hận cái gọi là chiến tranh, nhưng không tha thứ cho đối phương được, vì miền Nam sống rất tôn trọng hoà bình, chỉ có họ là luôn luôn gây rối, phá luật lệ chiến tranh thôi . 
Huynh đệ chi binh ở QĐI/QKI, tức miền địa đầu giới tuyến rất gan dạ và chịu đựng, nói ra thì có vẻ mâu thuẫn, nhưng sự thực vậy, không ai sợ chiến tranh nhưng ai cũng chịu đựng chiến tranh một cách ngoan cường ...
Chứng kiến những cái chết bên vách Trường Sơn , lần thứ bao nhiêu thủa đó và cho đến bây giờ, tôi không có ý phân biệt quá trình chiến đấu của quý vị huynh đệ chi binh, nhưng tôi buồn ...cười quá khi đọc một bài ký sự của vị quan năm kia, đang ở Hoa Kỳ này, ổng viết miền địa đầu giới tuyến của...tôi là miền " địa ngục ". 
Chính trong lòng phe ta mà còn có ý nghĩ này, thì làm sao ngoài dân sự không khiếp đảm chiến tranh chứ . 
Tuy nhiên, qua hết rồi, hết rồi, tất cả chúng ta đã trả lại những thảm cỏ xanh rờn cho đất đai sông núi y nguyên, chỉ có Bên Cướp Cuộc là phản bội Tổ Quốc cắt xén Giang Sơn cho giặc thù truyền kiếp phương Bắc, nên huynh đệ chi binh  VNCH còn ở trong nước lẫn ngoài Hải ngoại phải đau lòng con " Quốc Quốc " là vậy . 
Viết để kỷ niệm thôi, vì cái sân chơi dành cho lính HNPĐ này, hơn nhiều lần " ông tá chủ nhiệm " đã cùng ban quản trị tu bổ thêm, để duy trì nơi gặp gỡ huynh đệ chi binh như một trường đình, nôm na là một quán hẹn cho tất cả đại tộc KaKi về hội ngộ đó . 

      CAO MỴ NHÂN (HNPD)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn