BƯNG MẶT KHÓC OÀ - CAO MỴ NHÂN

Thứ Hai, 10 Tháng Chín 20186:00 SA(Xem: 5263)
BƯNG MẶT KHÓC OÀ - CAO MỴ NHÂN
  636717781952737324zzzzzz  

BƯNG MẶT KHÓC OÀ   -   CAO MỴ NHÂN 

 

Trong lúc chiến tranh thế giới tới nơi, hay ít nhất qua những xót xa xã hội ở quê nhà, tình hình bất ổn mọi mặt, từ tinh thần đến vật chất, mà tôi cứ du mình vào "chiêm bao của thi hào Bùi Giáng" thì biết nói làm sao? 

Có phải vạn sự xẩy ra đều như một giấc chiêm bao không ? Nhưng với thi sĩ Bùi Giáng thì quả là thế . 

Cái giấc "chiêm bao" dài bằng thế kỷ, nó chiếm 9/10 cuộc sống ông, khi tỉnh lúc say ...

Hôm nay tôi đặc biệt kể về 2 chữ "Khóc oà" thôi . 

"Em ra đi, đời bưng mặt khóc oà!" trong giấc chiêm bao ấy .  

Cái giấc mê giữa khi tỉnh, hay là chiêm bao giữa ban ngày, mà đã nhiều lần tôi ca tụng nội dung chứa đựng trong bài thơ "Chiêm bao " của thi sĩ Bùi Giáng. 

" Em ra đi, đời bưng mặt khóc oà " là câu thơ kết thúc của bài thơ " Chiêm bao", trước câu trên, tác giả bày tỏ những sự việc, có thể đối với một số quý vị, nó không thực tế, ông viết chuyện gì cứ mơ mơ hồ hồ, những trùng quan lạnh em có sợ, cả khi nguyện cầu cũng nức nở khóc, " lời nức nở nguyện cầu" ...

Những lời phù chú ma hờn, quỷ ám mê hoặc khách làm thơ, mặc dầu có khi rất mộng, có khi lại rất thực. Với hình ảnh "bưng mặt khóc oà ", thường xẩy ra trong 3 tình huống rõ rệt.  

1/.Một người trong đôi bạn đời mãn phần, còn lại thường là phái nam, bỗng cảm thấy cái cơn tức trào ra, đã bật khóc oà lên, vì cụ ông thương cụ bà quá, nghĩ người  chết trước, phải là cụ ông, để cụ bà ấy không phải khổ đơn thân.

Đây là điều tôi đã chứng kiến cả 2 mặt xã hội : 

Cụ ông khóc oà khi cụ bà thất lộc như trên. 

Song, trái lại người ra đi là cụ ông, cụ vẫn có thể khóc oà như anh rể tôi mới vĩnh biệt chị ruột tôi, chân tay lạnh ngắt, anh rể tôi nắm bàn tay chị tôi, rồi oà khóc, mắt từ từ nhắm lại, mặt chan hoà lệ tủi buồn. 

Trước đó, anh rể tôi nói với chị tôi  là: " Anh biết mai đây, em chỉ có một mình... " 

Ông bà không có con, suốt đời chỉ có 2 anh chị lủi thủi bên nhau. 

2/ Một thanh niên đã bước vào tuổi trung niên, cưới cô vợ từ VN qua. Cô vợ khá đẹp. Cô tưởng tượng sang tới Hoa Kỳ thì có đủ hết từng chi tiết một, tinh thần và vật chất. 

Đánh đùng qua tới nơi, mới biết người chồng Việt Kiều chỉ là một nhân viên ráp sửa xe hơi cấp thấp nhất, lúc nào mặt mũi , quần áo cũng lem luốc. 

Trong lúc cô dâu VN đầy quyết tâm thay đổi hoàn cảnh, những năm tháng đầu tiên ở Mỹ quả là như ở thiên đường . 

Cô làm một thợ thẩm mỹ chuyên nghiệp, đã có thể vừa lái xe, vừa hát, vừa điện thoại hẹn hò, cứ bảo là phone  với khách sang...

Mà quả khách sang thật, vì mỗi lần cô đếm tiền tip lên cả trăm lận. 

Cô là hàng xóm của nhà tôi, thủa tôi còn cư ngụ bên thành phố kia. 

Một hôm thấy người chồng cứ vào ra như kẻ mất hồn, họ có 2 đứa con nhỏ xíu trong vòng 3 năm hoa mộng . Cậu ta chắc là xin nghỉ phép gì đó, coi con cho vợ " cày thêm"  kiểu dân ta thường nói . 

Tôi bỗng thấy cậu đi hớt hải qua nhà tôi, lúng búng xin nhờ  tôi trông dùm 2 cháu bé. 

Tôi cũng vui vẻ nhận coi chúng dùm cậu ta, nói là gởi độ vài giờ thôi. 

Khi tôi hỏi thăm gia cảnh vợ chồng cô cậu ấy, còn tấm tắc khen cậu có vợ đẹp mà ngoan...

Thì hỡi ơi cậu ta khóc oà lên,như tủi thân lắm. Hoá ra cô vợ bỏ nhà đi mấy ngày rồi .

Một lần nữa hiện tượng " khóc oà" là khóc tức tủi, là không phải, hay chưa phải đau thương, bi đát, là tức, lẽ ra không gặp cái cảnh đó, lại bị nhận vậy . 

 

3/ Đi tới trường hợp " khóc oà" lạc quan hơn nữa, tức là tình trạng phải khóc oà một cách vô lý, như các em bé chưa lớn lắm, bị mẹ bắt ở nhà  cho mẹ đi chợ, đi buôn bán gì đó ... các bé chờ mãi chẳng thấy mẹ về . 

Tới lúc người mẹ xong công kia việc nọ, về với bầy con nheo nhóc, đôi khi cũng không nheo nhóc lắm, ở nhà ...

Thì cha ơi, sự việc đầu tiên là các bé tức quá, mẹ đi vắng lâu quá, nên có khi chỉ một bé, có khi một đàn 3, 4 đứa luôn đồng oà lên khóc . 

Thành ra, hiện tượng hay hình ảnh khóc oà có nghĩa là chỉ để xoá bỏ điều tức bực, tức tối , phiền bực trong lòng thôi , không phải là buồn khổ, bi thảm, sầu thương quá độ đâu. 

 

Nhà thơ Bùi Giáng với bối cảnh của liên tiếp những giấc chiêm bao, cho quý vị và chúng tôi thấy nỗi muộn phiền, day dứt đã triền miên, nhiều tháng năm không giải tỏa được.

Niềm hời tủi như thăng hoa, nỗi ưu tư, buồn bực đôi khi trầm tích, kềm tỏa tâm tình ông...

Thi sĩ không phải là đành nữa, mà đương nhiên là thế, ông đã gởi vào thơ, tâm sự với thơ, nói chuyện cùng thơ như một tất yếu, một mặc nhiên ...

Đến nỗi qua đau thương bi thảm cuộc đời nếu có, nó đã trở thành bình thường, khiến có biệt ly, ly biệt, cũng chỉ bất ngờ lảo đảo thôi...

Nên nhìn em ra đi, vâng, em cứ đi bình thản, rồi nếu ai hỏi tới sự kiện ra đi của em, thốt nhiên đời bưng mặt khóc oà, khóc cho bớt tức, cho giải tỏa, vâng cứ khóc đi, cho vơi niềm tủi phận đáng tiếc vô cùng...

 

CAO MỴ NHÂN (HNPD)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn