BÃO TÁP SA TRƯỜNG - CAO MỴ NHÂN

Thứ Tư, 22 Tháng Tám 20186:00 SA(Xem: 5474)
BÃO TÁP SA TRƯỜNG - CAO MỴ NHÂN
      636704497428881170zzzaaa     

BÃO TÁP SA TRƯỜNG  -  CAO MỴ NHÂN 

Hình như ở lãnh vực nào , cũng có những truân chuyên , may mắn ...khó giải thích , kể cả nghiệp lính lẫn nghề trồng hoa . 
Ai cũng biết câu : 
" Nhất tướng công thành , vạn cốt khô " , là câu cuối bài Kỷ Hợi Tuế của Tào Tùng viết năm 897 đời Đường Hy Tông bên Tàu . 
Vua nhà Đường phong tước " hầu " cho tiết độ sứ Cao Biền , sau khi ông ta tàn sát nghịch tặc Hoàng Sào ở Hoa Nam . 
Có nghĩa là vị tướng có thành công tuyệt đỉnh đi nữa , thì hàng vạn lính tráng ở cả 2 bên chiến hào cũng đã thành ma rồi ( vạn cốt khô ) . 
Nguyên tác như vầy : 
        
Kỷ Hợi Tuế 

Trạch quốc giang sơn nhập chiến đồ
Sinh dân hà kế lạc tiêu tô
Bằng quân mạc thoại phong hầu sự
Nhất tướng công thành vạn cốt khô
              Tào Tùng 

Tuy nhiên không phải chỉ trong phạm vi quân sự , mới có chuyện chém giết, mà ngoài dân dã lao công , cũng có những khổ cực , chết chóc ...vì vua chúa đày ải , bắt dân xây cất lăng tẩm chẳng hạn . 
Vị vua thứ tư triều Nguyễn Gia Long là vua Tự Đức, cũng có những ta thán từ phía dân chúng , khi vua xây dựng lăng Tự Đức , đặt tên lăng là Vạn Niên Cơ . 
2 câu thơ của khuyết danh thời đó, được lan truyền : 
Vạn Niên là vạn niên nào 
Thành xây xương lính , hào đào máu dân ...
Khiến vua Tự Đức phải đổi tên lăng Vạn Niên Cơ là lăng Khiêm Cung , khi vua thăng hà rồi , dân chúng gọi tắt là Khiêm Lăng . 
Ở đây chỉ nói về tính cách tàn sát , nên chính quyền hay quân sự luôn bị hiểu chung là sự thống trị , trấn áp giới bị trị . 
Xét ra , vua chúa  cai trị , tướng lãnh điều quân , đều quan niệm phải được thần phục , phải được chiến thắng ...
Và đã vậy , thì phải hy sinh thôi , quan quân thất thoát , lính tráng tiêu tan , làm sao tránh được đường gươm, tuyến lửa ngang trời , khi " quan với quân lên đường " . 

Ở thời đại văn minh , tiên tiến ngày nay , phản lực cơ , hoả tiễn , soái hạm , thiết vận xa vv và vv..., con người vừa chỉ huy , vừa thí mạng , tuỳ theo mục tiêu và ý nghĩa cuộc chiến ...
Nên chi , không thể đổ hết trách nhiệm lên đầu tướng , 
Tất nhiên các vị tướng không can trường , đã vô hình chung bị gạt ra ngoài danh sách tác chiến rồi , thành chỉ còn quý tướng tham chiến , dũng cảm bạt mạng , quyền phép đao binh , tôn trọng lý tình dân chúng , để không khắc khoải trong lòng câu : 
" Quốc gia hưng vong , thất phu hữu trách " trước khi đặt vấn đề : " Nhất tướng công thành , vạn cốt khô " . 

Trở lại 2 mặt trận miền địa đầu giới tuyến , trong Lịch sử VN nói chung , trong Quân sử VNCH nói riêng , thì không một người lính nào không biết tới phương danh nhị vị tướng gắn liền với chiến trường Trị Thiên tên tuổi bi hùng , hãnh diện , là :
Trung tướng Ngô Quang Trưởng ( 1929-2007 ). 78 t
Chuẩn tướng  Vũ Văn Giai  (  1934 - 2012  ).  78 t 

-Chuẩn tướng Vũ Văn Giai  trọng trách mặt trận Hạ Lào danh xưng :  Lam Sơn 719 . Năm 1971.cắt đường tiếp viện của Cộng sản Bắc Việt dọc Trường Sơn . 
- Trung tướng Ngô Quang Trưởng  đảm nhiệm  mặt trận Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972 . Tái chiếm thần tốc cổ thành Quảng Trị , ổn định Quân khu I . Gồm 5 tỉnh và 2 thị xã : Quảng Trị , Thừa Thiên, Quảng Nam , Quảng Tín, Quảng Ngãi , Huế , Đà Nẵng . 
Như nêu trên , nhị vị tướng lãnh anh hùng đã cùng mãn phần ở tuổi 78 . 
Một sự trùng lặp mà so với thời đại , quý tướng vẫn còn tinh tấn , tiếc thương binh nghiệp của nhị vị , nửa đường cung kiếm chưa mỏi mệt . 
Tôi vốn là một " nữ binh " phục vụ tại QĐI/QKI , nên tưởng niệm nhị vị  một thời trấn ải miền Trung , viết kỷ niệm , không đề cập đến các điểm tiểu sử , quân vụ , binh nghiệp , công danh..., vì quý vị có thể đọc trên các mạng quân sự và chính trị đã  được ghi đầy đủ  vv...

      CAO MỴ NHÂN (HNPD)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn