BẠN ĐỌC BÁO LÍNH - CAO MỴ NHÂN

Thứ Năm, 26 Tháng Bảy 20186:00 SA(Xem: 6004)
BẠN ĐỌC BÁO LÍNH - CAO MỴ NHÂN
636680643234507471zzzxxxx

BẠN ĐỌC BÁO LÍNH  -  CAO MỴ NHÂN 

 

Bà bạn "Tiết hạnh khả phong" của tôi ở bên trời tị nạn này, đọc những thơ văn Cao Mỵ Nhân, mà hầu như một nửa gia sản chữ nghĩa tôi, chẳng cần di chúc, cũng là dành trả nợ anh. 

Bà giận lắm, bảo rằng bà với tôi thân nhau từ thủa nào, sao tôi không hề đả động tới bà, một bậc nữ lưu với đầy đủ điều kiện có thể mời ra đứng trước đám đông chụp ảnh đăng báo, hay là đưa vào mấy trang sách cuối tập thơ văn gì đó để xuất bản. 

Tôi không ngạc nhiên vì thời đại này là buổi giao thời của thực hư chân giả, chỉ những người như tôi mới lười chụp hình "để đời" theo như danh nghĩa bà vẫn biểu lộ ra, là hình ảnh nói lên tất cả, khỏi cần tranh luận đúng sai. 

Tôi ngẫm nghĩ: Có thể lắm, rõ ràng lúc này, hệ thống Facebook đã cho ta nối vòng tay lớn, hay là thu ngắn quan san trong tích tắc. 

Điều đó nói lên nhu cầu cần thiết cho bất cứ ai dù đang ở nông thôn hay thành thị, dù cách cả đại dương bát ngát, hay trên tuyệt đỉnh núi non hiểm trở gian nguy, cứ việc mở Facebook ra, là thấy hết. 

Anh cười: Lại thấy hết? Hôm xưa nơi giai phẩm "Lá Cải", hàng chục toà thiên nhiên bày biện, thì người thơ bảo là không thanh tao, nhã uyển, phải phong hoa tuyết nguyệt, mới là tao nhân mặc khách.

Khiến chúng tôi phải dành cho bạn thơ mà cũng là bạn lính, cái khuôn viên "Cõi người ta" để thổ lộ can tràng đó thôi, yên tâm viết lách nhé ". 

Ờ thì vẫn theo đúng đường lối của... báo nhà. 

Bà bạn nhìn vô "bình diện" điện báo HNPĐ, cười rúc rích: "Mình thích nhất là quý ông ấy lạm bàn sau mỗi tựa đề bài vở, này bạn, phải mấy ông này năng nổ và đầy bồ kiến thức không?" 

Tôi gật đầu: "Trước khi trả lời bà, tôi muốn biết câu hỏi rõ hơn để đáp, không là bị lạc đề".

Là thế này, dưới tựa bài: "Quân ta đã chiếm lĩnh ven biên đảo Hoàng Sa của Trung Quốc tự nhận".

Trời ơi, đang nói chuyện Văn chương, bà lại lôi thời sự vào chứ, khiến dòng tâm tư tôi bị... đóng băng. 

Bà bạn cười thoải mái hơn: "như vậy Mỵ ta cũng xài cái chữ đóng băng của Quốc ...lội rồi." 

Bà bạn vốn hiện diện ở Huê Kỳ từ thủa lập Quốc tị nạn 

Nên không khoan nhượng bất cứ một lời ăn tiếng nói nào, mang âm hưởng Việt Cộng. 

Hai chữ đồng bào Hải ngoại ghét nhất là: khẩn trương với hoành tráng. 

Đến nỗi nói năng bình thường, đúng lúc phải dùng "tình hình khẩn trương" hay "dinh cơ hoành tráng", không ai muốn viết vậy nữa. 

Bởi vì nó lẫn với từ ngữ Cộng sản VN: căn hộ chung cư thật hoành tráng, mau khẩn trương ăn cơm kẻo nguội hết đồ ăn. Chán quá. 

Tức là bà đi hơi xa rồi, tôi chỉ muốn "cụ thể" điều bà nhận định về "lời phê hay chú thích" của quý vị Ban Biên Tập HNPĐ thôi. 

Thì cứ mở haingoaiphiemdam.com mới ăn sinh nhật 14 tuổi ra, hay  haingoaiphiemdam.net xem, đôi khi tôi, là bà bạn ấy, vừa đọc xong, cười một mình suốt ngày đấy.

Thí dụ, gần nhất hôm nay: 

1/ Chuyện về người phụ nữ đầu tiên bị bắn oan trong 

    Cải cách ruộng đất (Tác giả là Văn nô số 1). 

2/ Ý: bị hiếp dâm nhưng không la hét, toà bó tay khi xử

  (Chưa có bé gái nào la khi bị Bác Hồ hiếp dâm). 

Những chữ giữa 2 dấu ngoặc đơn là của BBT. 

À, nếu thế thì tôi trả lời được ngay: quý ông BBT/ HNPĐ vốn là những người xử dụng phương châm 4 H

Học Hỏi Hiểu Hành. 

Các ông học ở trường học, trường đời.

Chưa thật rõ vấn đề, ngành nghề, thì hỏi thầy, hỏi bạn, làm sao cho không toàn hảo, cũng 9,10. 

Cuối cùng là hành đạo làm người cho thật đúng nghĩa người lương thiện. 

Do đó không có vấn đề năng nổ như bà nghĩ đâu. 

Tuy nhiên người nào vốn cũng gốc lính, cũng từ một KBC tới, nên gặp nhau là chan chát tiếng nổ của súng lớn, súng nhỏ một thời, bởi vì họ: "vẫn nghe âm hưởng đâu đây, tiếng súng của một thời trận mạc". 

Bà bạn "tiết hạnh khả phong" của tôi là phu nhân của một vị trung đoàn trưởng, nên bà thường giữ thể diện cho đại tộc KaKi ghê lắm. Quý bà đã lỡ làm vợ anh hùng, nên không chấp nhận ba cái luộm thuộm, kém hiểu biết của địch thủ.

Cố Trung tá X Trung đoàn trưởng Trung đoàn 5 BB năm đó, vừa từ miền Nam ra, đích thân đi thị sát chiến trường. 

Tới tiền đồn đồi 159, không khí mặt trận có vẻ lắng đọng, lúc đó mới qua trưa, chúng tôi nhận tin từ hậu cứ, là quan 5 đã anh dũng hy sinh đền nợ nước. Thời gian giữa thập niên 60 thế kỷ trước.

Phu nhân quan 5 hiện mới ngoài 80, nhưng đã trải qua 53 năm tần tảo nuôi các con, nhưng may mắn tới Huê Kỳ sớm nhất, nên các cô, các cậu con ông bà đều thành tựu khá giả. 

Bây giờ Phạm Thái Thái của cố Trung tá họ Phạm, thường chơi games và coi tin tức VN đi về đâu, cho đỡ quạnh hiu... 

Cứ mỗi lần nhân gian có gì đổi mới, cụ bà Phạm lại thầm tiếc là vị Trung đoàn trưởng xưa thất lộc chưa thuộc tuổi già, giá như ông còn tại thế, thì ngày nào cũng vô điện báo HNPĐ coi tin hoa nở chiến hào rồi. 

Tôi ngạc nhiên ngó bà niên trưởng ở Quảng Nam hồi tôi mới ra trường, tôi hỏi: "Sao bà không mỏi mệt hay nhức mắt mà cứ coi HNPĐ liên tục vậy? 

Bà Phạm vui vẻ nói là trên đời cả ông với bà đều thích cải lương, nên các "web" văn chương " bay bướm, bà không hợp, nhớ ông xưa , bà thích đọc chuyện lính tráng thôi, cậu con mở sẵn haingoaiphiemdam.com và haingoaiphiemdam.net, tiện lắm. 

Quả phụ phu nhân còn hỏi thêm là ở HNPĐ đó có ai là lính Trung đoàn 5/ Sư đoàn 2 không? 

Tôi được một dịp cười thú vị, trời, một triệu quân QL/VNCH, mà có thay đổi, bổ sung từng lượt, nếu chấp hành nghiêm chỉnh thì bà cứ tính đi, cho là xác suất nhất:

1/3 các cấp đáo hạn tuổi già, giải ngũ.

1/3 tử trận, bị thương, mất tích, đào ngũ.

1/3 còn lại là phần tinh nhuệ trong mọi quân binh chủng, nên với cấp Trung tá của phu quân bà, nếu cứ bình thường thì toàn quân ước khoảng 4000 ông. Trung tá tại nhiệm, để mỗi năm có 600 ông dự tranh lên đại tá. 

Bà Phạm thất sắc: "Ố Ô, ông nhà tôi thăng đại tá rồi mà. 

Thì đúng rồi, Trung tá Phạm Việt H  vinh thăng đại tá năm đó, không cần dự tranh vì quan năm đã tử trận. 

Tôi thấy nụ cười của phu nhân Phạm thoáng u buồn, tôi đùa: "Phu nhân ơi, nếu quan ta không mãn phần sớm quá, thì có thể ông lên tướng không chừng". 

Bà Phạm đúng là mẫu người chinh phụ, có "Chàng từ đi vào nơi gió cát." Nên, tuy chuyện vãn đã sau cả nửa trăm năm, mà vẫn nhớ chinh phu, tôi vốn tôn phong lớp quý ông bà này, lòng tôi như chùng xuống. 

Tới lượt phu nhân cố đại tá Phạm ngạc nhiên: 

Cao Mỵ Nhân buồn chuyện gì thế? 

Tôi thành thực kể cho bà quả phụ tử sĩ Trung tá Phạm nghe: " Trước buổi Trung tá Phạm đi thị sát chiến trường Quảng Nam, ông có ghé Phòng Xã hội Sư đoàn 2 BB, khi ông phải về gặp Tư Lệnh Sư Đoàn.

Ông rất vui vẻ như bà nói là cứ hát cải lương vì quen miệng thôi. Chúng tôi buồn cười quá, khi ông ra xe về lại Trung đoàn 5 ở Phước Tường, ông vẫy tay cũng kiểu cải lương luôn. 

Hôm sau nghe tin Trung tá Phạm tử trận, tức khắc chúng tôi nhớ lại chuyện mới hạnh ngộ hôm qua. 

Một chú lính tham chiến trận đó kể lại, khi toán quân lên tới đỉnh đồi, thì hàng ngàn quân Việt Cộng như đội đất ùa lên, chúng đi bằng những hố cá nhân có nguỵ  trang cành lá, nhập vào bọn CS nằm vùng toàn là đàn bà con nít chạy như giặc vỡ, chúng la hét và đập phèng la nhức óc.

Đó là giai đoạn Việt Cộng đánh biển người, uy hiếp tinh thần chiến binh VN Cộng Hoà, mà ở tiền tuyến QKI sau, thường gặp nhất, huynh đệ chi binh ta đặt tên cho chúng là "Đoàn quân phèng la ăn cướp". 

Không nhắc lại thì thôi, nhắc chuyện ngày xưa biết bao kỷ niệm, xin ghi nhận hình ảnh quả phụ tử sĩ cao cấp đầu tiên Cao Mỵ Nhân gặp, phu nhân trung tá Phạm Việt H.

Bấy giờ tôi giữ chức trưởng phòng xã hội Sư Đoàn 2 BB, chuẩn uý mới ra trường, nên thường xuyên thăm viếng các tiền đồn thuộc Trung đoàn 4 BB, Trung đoàn 5 BB và Trung đoàn 6 BB. 

 

          CAO MỴ NHÂN (HNPD)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn