Nhiệm vụ cử tri hay nỗi lòng một trí thức năm 1946

Chủ Nhật, 15 Tháng Bảy 20186:00 SA(Xem: 5852)
Nhiệm vụ cử tri hay nỗi lòng một trí thức năm 1946

Nguyễn Bằng

Lời giới thiệu của Nguyễn Đắc Kiên: Nhân sự vụ bầu bán đáng xấu hổ của các ông Hội đồng ở Đà Nẵng, xin giới thiệu lại bài viết này (*).

Bài viết được trích từ “Mấy lời nói trước” trong cuốn Nghị Viện của tác giả Nguyễn Bằng; Quang Trung thư xã – xuất bản năm 1946.

Tôi xin nhấn mạnh là những lời dưới đây được tác giả viết sau cuộc tổng tuyển cử ngày 6/1/1946, với hi vọng tràn trề về một nhà nước Việt Nam thực sự của người Việt Nam, một nhà nước Việt Nam "độc lập dân chủ cộng hòa".

Nhưng bây giờ thì chúng ta đều biết, những gì đã diễn ra sau đó cho đến nay đã phơi bày một sự thật khác hoàn toàn với hi vọng của tác giả.

Sau gần một thế kỷ với bao nhiêu máu xương đổ xuống, nước ta ngày nay lại có một chính quyền chẳng khác gì chính quyền thời Pháp thuộc, với những ông nghị gật, nghị cừu, với sự đàn áp, khủng bố, bịt miệng trói tay, với những cái tặc lưỡi kệ “nhà nước”.

Tựa đề bài viết do tôi đặt, nhưng cách hành văn của tác giả được giữ nguyên, kể cả một số lối dùng chữ cũ. Các phần chỉ dẫn thêm là của tôi.

------------------

Nhiệm vụ cử tri hay nỗi lòng một trí thức năm 1946

Cuộc tổng tuyển cử vừa xong.

Nhiều người hoặc vì tính xu thời, hoặc vì cẩu thả, hoặc vì hèn nhát, có khi bất tài nhưng hay đố kị, có khi giầu tâm huyết nhưng không can trường, những người đó không chịu suy xét kỹ càng đã hạ ngay lời bình phẩm, lời bình phẩm đầy tư tưởng yếm thế, toàn một giọng thất bại chán trường. Họ nói rằng: “Rồi cũng toàn nghị gật”.

Không, chúng ta không có quyền bình phẩm như vậy, điều thứ nhất vì lời bình phẩm thảng thốt có óc thiên lệch, điều thứ hai vì nhiều lẽ sau này:

1) Một điều không ai chối cãi được là từ ngày nay trở đi, chúng ta làm việc cho nước chúng ta, chúng ta đã qua thời ăn chực nằm chờ, mẹ gà con vịt. Nếu chính việc nhà không lo lấy thật thiếu tư cách làm người. “Thiên hạ hưng vong, thất phu hữu trách”. Vậy dẫu thế nào mặc lòng, các ông nghị nay mai thể nào cũng thấy rõ nhiệm vụ của mình hệ trọng hơn các ông nghị hồi Pháp thuộc. Hồi Pháp thuộc, muốn nói người ta bịt miệng, muốn làm người ta chói tay, thôi đành mặc kệ “nhà nước”. Nước giầu hay nghèo đã có Chính phủ, nước thịnh hay suy đã có Chính phủ. Mấy ông nghị viên yên chí ngồi nhà hàng năm lên họp hội đồng lĩnh tiền phụ cấp. Người thức thời chán nản mặc kệ cho kẻ lợi dụng thời cơ, người ngu muội đành cam tâm theo mấy đàn anh hòng kiếm lời chút đỉnh.

2) Mấy cuộc cách mệnh vừa qua đã đưa quan niệm dân quyền của chúng ta lên trình độ khá cao. Với những cuộc biểu lộ tinh thần ái quốc trong ít lâu nay, chúng ta không thể chối cãi rằng, lòng yêu nước bấy lâu nay chìm đắm, ngày nay, đã nổi bật lên với non sông. Chúng ta không thể không nhận rằng năm Ất Dậu vừa qua[1], chúng ta đã bước một bước thật dài trên tiền đồ chính trị. Từ một nước lạc hậu do bọn đế quốc tư bản cố tình giam giữ không cho nghển cổ trông thấy sóng lửa năm châu, chúng ta đã vượt một giai đoạn khá đẹp trong trào lưu tư tưởng cộng hòa của thế giới. Người dân đã tỉnh ngộ nhất là về dân quyền. Dân quyền càng thấu triệt bao nhiêu, người dân càng tiếc thời giờ đã mất, và càng tiếc thời giờ đã mất, chúng ta càng phải cố gắng theo đuổi cho kịp cùng các bạn tới chỗ “thế giới đại đồng”.

Đó là tâm lý chung của quốc dân Việt Nam và đó là lòng sôi nổi của những người đầy tâm huyết sốt sắng ra làm việc nước, nghĩa là của các ông nghị nước Việt Nam độc lập dân chủ cộng hòa.

3) Ông nghị Việt Nam hiểu rằng bây giờ không phải là thời xu nịnh quyền thế hòng kiếm lợi riêng vì ngày nay không làm gì có lợi riêng bởi một lẽ giản dị là nước của tất cả mọi người rồi. Vậy chúng ta có thể chắc chắn rằng: Trong số 10 ông nghị thời 9 ông hiểu rõ nhiệm vụ, hay dầu không hiểu rõ chăng nữa cũng biết rằng: nghị trường chẳng còn phải là bậc trèo lên đài danh vọng hão. Chúng ta rất hài lòng khi nhìn qua bảng tổng tuyển cử[2]: dầu tất cả những người được dân cử vào quốc hội không phải toàn là những người lỗi lạc, dầu vẫn còn một vài con cừu ghẻ, nhưng một điều chắc chắn là từng ấy người đều một dạ trung thành yêu nước, còn sự làm được hay không còn do năng lực và kinh nghiệm riêng của từng người.

Nhưng người chúng ta bầu vào Quốc hội có bổn phận lập Hiến pháp. Chúng ta sẽ theo dõi công việc của họ, chúng ta sẽ xét nét từng ly từng tý xem họ có xứng với lòng tín nhiệm của chúng ta chăng, với nhiệm vụ thiêng liêng của họ chăng. Nếu họ không phụ lòng tin của chúng ta, thì sau khi Quốc hội đã làm xong nhiệm vụ là lập Hiến pháp xong rồi giải tán, chúng ta sẽ cử họ vào nghị viện nay mai; nếu họ không đủ tư cách thay mặt chúng ta, chúng ta sẽ dành lá phiếu cho người khác[3]. Tuy vậy muốn để các ông nghị tương lai hiểu rõ nhiệm vụ của mình, chúng tôi không sợ tài sơ viết tập sách nhỏ này, vì chỉ mong rằng:

– Đối với các ông nghị còn tưởng lầm rằng, làm nghị viên như đi làm việc nhà nước, nghĩa là cắp cặp đi cắp cặp về, quyền này trình bầy cùng các ngài nhiệm vụ thiêng liêng của các ngài để các ngài tự lượng.

– Đối với những độc giả đã có quan niệm xấu về nghị viện, quyển này phân trần cùng các bạn những nỗi khổ tâm của người thay mặt, mong các bạn dẹp óc thiên lệch, biết công cho người tận tụy và trong từ vựng gạch hẳn hai chữ nghị gật hay nghị cừu.

Nguyện vọng tha thiết của chúng tôi chỉ có thế.

Hà Nội, ngày 11 tháng 2 năm 1946

Nguyễn Bằng

-------------
Chỉ dẫn:

(*) Bài được giới thiệu lần đầu trên trang Cùng Viết Hiến Pháp.

[1] Sự kiện năm 1945 - nhân dân Việt Nam đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền, vua Bảo Đại thoái vị, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tại Việt Nam và Đế quốc Nhật Bản đầu hàng.

[2] Kết quả bầu cử ngày 6/1/1946. Tổng số đại biểu: 403, gồm 333 đại biểu được dân bầu, 70 đại biểu không qua bầu cử.

Thành phần xã hội trong Quốc hội khoá I như sau:

+ Trí thức: 61%

+ Công kỹ nghệ gia: 0,6%

+ Buôn bán: 0,5%

+ Thợ thuyền: 0,6%

+ Nông dân: 22%

Về xu hướng chính trị:

+ Mácxít 10 đại biểu

+ Đảng xã hội 27 đại biểu

+ Đảng Dân chủ 45 đại biểu

+ Đồng minh hội 22 đại biểu

+ Việt Nam Quốc dân đảng 26 đại biểu

+ Đại biểu độc lập, gồm:

– Chống phát xít (tiến bộ) 82 đại biểu

– Xu hướng quốc gia 90 đại biểu.

(Xem thêm: Hồi ký đại biểu Quốc hội khóa I, NXB Chính trị Quốc gia, năm 2000, phần hồi ký của Vũ Đình Hòe)

[3] – Tuy nhiên, sau đó, với lý do chiến tranh, việc bầu Nghị viện nhân dân đã không được tổ chức được, Quốc hội lập hiến, tiếp tục hoạt động và trở thành Quốc hội lập pháp. Những quyền mà tác giả Nguyễn Bằng dự tính đã không thực hiện được. (Xem thêm: Lịch sử quốc hội Việt Nam 1946 – 1960, NXB Chính trị Quốc gia, năm 1994).

Lố bịch

Ngày tam thất 7/7/2017, Nguyễn Xuân Anh đá đít Đặng Việt Dũng ra khỏi chức Phó Chủ tịch UBND Tp Đà Nẵng. 49 đứa trong danh sách dưới đây là đại biểu HĐND nhất trí cao (100%) đồng ý đá đít Dũng.

Sau đó ít lâu, Xuân Anh bị đánh cho tan tác, và cũng từng ấy đứa này (tất nhiên trừ Xuân Anh) bỏ phiếu bãi nhiệm Xuân Anh.

Hôm nay, 9/7/2018, 44/48 đứa lại nhất trí cao đồng ý đưa Dũng về lại chức Phó Chủ tịch UBND Tp Đà Nẵng. Ta nói cộng sản nó mới hài hước và lố bịch làm sao :v Ghi lại danh sách mấy đứa dưới, đọc chơi.

DANH SÁCH HĐND TP ĐÀ NẴNG

1- NGUYỄN XUÂN ANH, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng.

2- NGUYỄN BÁ CẢNH, Thành ủy viên, Bí thư Thành Đoàn Đà Nẵng.

3- VÕ CÔNG CHÁNH, Thành ủy viên, Bí thư Quận ủy Liên Chiểu.

4- LÊ TRUNG CHINH, Thành ủy viên, Bí thư Quận ủy Ngũ Hành Sơn.

5- HUỲNH MINH CHỨC, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh thành phố Đà Nẵng.

6- HUỲNH BÁ CỬ, Phó Trưởng Ban Pháp chế Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng.

7- TRẦN CHÍ CƯỜNG, Phó Giám đốc Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng.

8- NGUYỄN KIM DŨNG, Phó Chủ tịch Hội Nông dân thành phố Đà Nẵng.

9- VÕ NGỌC ĐỒNG, Thành ủy viên, Giám đốc Sở Nội vụ thành phố Đà Nẵng; Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa.

10- NGUYỄN THỊ THU HÀ, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Đà Nẵng.

11- LÊ THANH HẢI, Thành ủy viên, Phó Giám đốc Công an thành phố Đà Nẵng.

12- TRƯƠNG MINH HẢI, Chánh Văn phòng Ban Tuyên giáo Thành ủy Đà Nẵng.

13- LÊ THỊ MỸ HẠNH, Thành ủy viên, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Đà Nẵng.

14- ĐOÀN XUÂN HIẾU, Phó Chánh Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng.

15- LÊ XUÂN HÒA, Phó Chánh Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng.

16- LÊ THỊ NHƯ HỒNG, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Đà Nẵng.

17- TRẦN ĐÌNH HỒNG, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Đà Nẵng.

18- TÔ VĂN HÙNG, Trưởng khoa Kiến trúc, Trường Đại học Bách khoa (ĐH Đà Nẵng).

19- NGUYỄN NHO KHIÊM, Phó Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội, Hội đồng Nhân dân thành phố, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội văn học-nghệ thuật, Chủ tịch Hội Nhà văn thành phố, Tổng Biên tập tạp chí Non Nước.

20- PHAN THANH LONG, Phó Giám đốc Sở Tư pháp thành phố Đà Nẵng.

21- TRẦN THẮNG LỢI, Phó Chánh Văn phòng Thành ủy Đà Nẵng.

22- TRẦN TUẤN LỢI, Chánh Văn phòng Đoàn Luật sư thành phố Đà Nẵng.

23- ĐẶNG THỊ KIM LIÊN, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Đà Nẵng.

24- PHAN THỊ THÚY LINH, Ủy viên Thường trực, Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách, Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng.

25- NGUYỄN THỊ THÚY MAI, Phó Giám đốc Sở Công thương thành phố Đà Nẵng.

26- LÊ THỊ THANH MINH, Phó Trưởng Ban Tổ chức kiêm Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Quận ủy Hải Châu.

27- LÊ QUANG NAM, Thành ủy viên, Bí thư Quận ủy Cẩm Lệ.

28- PHAN THỊ TUYẾT NHUNG, Phó Trưởng Phòng Công tác Hội đồng Nhân dân, Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng.

29- PHÙNG PHÚ PHONG, Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng, Sở Xây dựng thành phố Đà Nẵng.

30- LÊ VĂN QUANG, Phó Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách, Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng.

31- LÊ VINH QUANG, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Vận tải và Dịch vụ Phú Hoàng.

32- VÕ VĂN QUÝ (Đại đức Thích Thông Đạo), Ủy viên Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó Trưởng Ban kiêm Chánh Thư ký Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo thành phố Đà Nẵng.

33- HUỲNH BÁ THÀNH, Chủ nhiệm chính trị Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố Đà Nẵng.

34- TRẦN CÔNG THÀNH, Phó Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố Đà Nẵng.

35- LÊ THỊ MINH THẢO, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thủy sản và Thương mại Thuận Phước.

36- CAO XUÂN THẮNG, Thành ủy viên, Bí thư Quận ủy Sơn Trà.

37- HUỲNH ĐỨC THƠ, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng.

38- LÊ THỊ BÍCH THUẬN, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng.

39- VÕ VĂN THƯƠNG, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Quận ủy Hải Châu.

40- NGUYỄN THÀNH TIẾN, Phó Trưởng Phòng Quản lý Quy hoạch và Phát triển đô thị, Sở Xây dựng thành phố Đà Nẵng.

41- CAO THỊ HUYỀN TRÂN, Phó Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội, Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng.

42- VÕ CÔNG TRÍ, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Đà Nẵng.

43- NGUYỄN ĐỨC TRỊ, Tổng Giám đốc Tổng Công ty cổ phần Dệt-may Hòa Thọ.

44- LƯƠNG NGUYỄN MINH TRIẾT, Thành ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Đà Nẵng.

45- LÊ MINH TRUNG, Thành ủy viên, Bí thư Quận ủy Thanh Khê.

46- NGUYỄN NHO TRUNG, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy; Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng.

47- TRẦN VĂN TRƯỜNG, Thành ủy viên, Bí thư Huyện ủy Hòa Vang.

48- PHẠM TẤN XỬ, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội, Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng.

49- NGÔ THỊ KIM YẾN, Thành ủy viên, Giám đốc Sở Y tế thành phố Đà Nẵng.

Theo FB Hoàng Dũng

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn