Ảnh hiếm về Dinh Thượng Thơ 130 tuổi có nguy cơ bị đập bỏ ở Sài Gòn

Thứ Ba, 19 Tháng Sáu 20183:00 SA(Xem: 6990)
Ảnh hiếm về Dinh Thượng Thơ 130 tuổi có nguy cơ bị đập bỏ ở Sài Gòn

Dinh Thượng Thơ do người Pháp xây vào năm 1860 là một công trình kiến trúc cổ, hiện nằm ở số 59-61, đường Lý Tự Trọng, quận 1.

Ảnh hiếm về Dinh Thượng Thơ 130 tuổi có nguy cơ bị đập bỏ ở Sài Gòn

Toà nhà có kiến trúc thuộc địa kiểu Pháp được xây dựng vào năm 1860. Trước đây, nơi này là Nha giám đốc Nội vụ có vai trò điều hành trực tiếp về các vấn đề dân sự, tư pháp và tài chính của thuộc địa. Người dân còn gọi nơi này là Dinh Thượng Thơ. Về mặt chính quyền lúc bấy giờ, toà nhà có vai trò quan trọng chỉ sau Dinh Norodom (phiên bản trước của Dinh Thống Nhất ngày nay).

Ảnh này được chụp những năm 20 của thế kỷ trước, tại góc đường Tự Do - Gia Long, nay là Đồng Khởi - Lý Tự Trọng.

Ảnh hiếm về Dinh Thượng Thơ 130 tuổi có nguy cơ bị đập bỏ ở Sài Gòn

Trong hình là mặt trước của Dinh nhìn từ góc đường Catinat - De Lagrandière đầu thế kỷ XX.

Ảnh hiếm về Dinh Thượng Thơ 130 tuổi có nguy cơ bị đập bỏ ở Sài Gòn

Công trình gồm một dãy nhà chính giữa xoay ra đường Lý Tự Trọng, nối với hai dãy nhà hai bên tạo thành hình chữ U ôm lấy khoảng sân ở giữa. Bên trong có bốn cầu thang gỗ dẫn lên tầng trên, nằm gần cổng ra vào và hai góc của tòa nhà.

Ảnh hiếm về Dinh Thượng Thơ 130 tuổi có nguy cơ bị đập bỏ ở Sài Gòn

Hình ảnh cổng Dinh được in trên bưu thiếp của Pháp.

Ảnh hiếm về Dinh Thượng Thơ 130 tuổi có nguy cơ bị đập bỏ ở Sài Gòn

Ngã tư Tự Do - Gia Long được in trên một tấm bưu thiếp và toà Dinh Thượng thơ nằm ở bên phải.

Ảnh hiếm về Dinh Thượng Thơ 130 tuổi có nguy cơ bị đập bỏ ở Sài Gòn

Ảnh chụp phía trước Dinh năm 1885, khi đó xe ngựa là phương tiện đi lại phổ biến.

Ảnh hiếm về Dinh Thượng Thơ 130 tuổi có nguy cơ bị đập bỏ ở Sài Gòn

Dinh Thượng thơ Nội vụ, trước 1975 là trụ sở Bộ Kinh Tế, hiện tại là trụ sở Sở Thông Tin và Truyền thông.

Theo phương án thiết kế, nâng cấp trụ sở HĐND - UBND TP HCM đang được lấy ý kiến người dân và chuyên gia, các tòa nhà phía sau đang là trụ sở Sở Giao thông Vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông... (quay mặt ra đường Lý Tự Trọng) sẽ được xây mới cao hơn, kết nối với toà nhà UBND hiện hữu để trở thành trung tâm hành chính mới.

Như vậy, toà nhà số 59-61 Lý Tự Trọng (Sở Thông tin và Truyền thông) - công trình được được đánh giá có lịch sử lâu đời thứ hai của vùng đất Sài Gòn (chỉ sau căn nhà của Giám mục Bá Đa Lộc xây năm 1790 trong khuôn viên Tòa Tổng giám mục Sài Gòn) có nguy cơ bị đập bỏ.

Ảnh tư liệu
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn