Chặng đường 68 năm đến thượng đỉnh Trump-Kim

Thứ Ba, 12 Tháng Sáu 20189:49 SA(Xem: 5764)
Chặng đường 68 năm đến thượng đỉnh Trump-Kim

Chặng đường 68 năm đến thượng đỉnh Trump-Kim

Ý chính bài viết
 
Năm 1950, Triều Tiên bất ngờ mở cuộc tấn công vào Hàn Quốc, vi phạm các hiệp ước quốc tế. Quân đội Triều Tiên nhanh chóng chiếm Seoul.
Liên Hợp Quốc sau đó đã tiến hành can thiệp, đẩy lui quân miền Bắc tới gần biên giới Trung Quốc.
Bắc Kinh tham chiến, làm thế trận tiến thoái lưỡng nan. Hai bên quyết định đình chiến năm 1953 bằng thỏa thuận ngừng bắn.
Từ đó đến nay, bán đảo Triều Tiên vẫn ở trong tình trạng chiến tranh. Bình Nhưỡng viện cớ đó để phát triển chương trình hạt nhân và tên lửa.
Thời Tổng thống Obama, chương trình này của Bình Nhưỡng đặt biệt phát triển mạnh nhờ chính sách "chiến lược kiên nhẫn" của Obama.
Đến thời Tổng thống Trump, ông đã tiến hành chiến lược "áp lực tối đa", buộc Bình Nhưỡng thay đổi thái độ.
Từ cuộc xâm lược của Bắc Triều Tiên năm 1950 đến nay, 68 năm bán đảo Triều Tiên vẫn ở trong tình trạng chiến tranh. Liệu tất cả những quá khứ đau đớn đó sẽ được khép lại sau thượng đỉnh Trump-Kim vào ngày 12/6?
Park Jong-Wook nhớ lại ngày 25/6/1950, khi không có cảnh báo, các lực lượng Bắc Triều Tiên đã phát động một cuộc tấn công bất ngờ vào Hàn Quốc vào rạng sáng.
Không được chuẩn bị và bị sốc trước cuộc xâm lược, ông Park – một người lính Hàn Quốc ở Trung đoàn thứ 13 trong Sư đoàn thứ 1 – nhớ lại đơn vị ông buộc phải rút về Munsan và sau đó đến bờ sông Hanju.
“Đột nhiên, những chiếc xe tăng Bắc Triều Tiên xuất hiện và tấn công chúng tôi. Những gì chúng tôi có chỉ là một khẩu cối 81mm, không đủ để chống lại xe tăng Bắc Triều Tiên”, ông Park, nay đã 91 tuổi và là một đại tá đã nghỉ hưu, nhớ lại.
Park Jong-Wook
Đại tá Park Jong-Wook nhớ lại khi Triều Tiên đột ngột xâm lược miền Nam. (Ảnh chụp từ video CNA)
Cách đó 5 năm, bán đảo Triều Tiên đã bị chia làm 2 phần sau khi Thế chiến 2 kết thúc. Người Mỹ kiểm soát miền Nam trong khi Liên Xô đã hỗ trợ một chế độ cộng sản ở miền Bắc.
Đường vĩ tuyến thứ 38 đã để lại một sự phân chia sâu sắc giữa hai miền, với mỗi bên đều tuyên bố mình là chính phủ hợp pháp của cả bán đảo Triều Tiên.
3 ngày chiếm Seoul
Năm 1950, các lực lượng Bắc Triều Tiên phát động một cuộc tấn công qua vĩ tuyến 38 và nhanh chóng chiếm hầu hết các vùng lãnh thổ ở miền Nam.
“Đối với chúng tôi, có cảm giác như những tên trộm đột nhiên xông vào nhà của chúng tôi. Đó là lý do tại sao việc chuẩn bị cho chiến tranh của chúng tôi là không đủ và chúng tôi không thể chống đỡ được người Bắc Triều Tiên”, ông Park nói.
Họ buộc phải sử dụng các chiến thuật trì hoãn để làm chậm quân đội Bắc Triều Tiên càng nhiều càng tốt, bao gồm xây dựng một lực lượng phòng thủ ở phía Nam sông Hàn. Tuy nhiên, chỉ mất ba ngày quân xâm lược đã vượt qua thủ đô Seoul của Hàn Quốc.
“Không lời nào có thể mô tả cảm giác của tôi. Seoul bị đánh bại không phải là thứ chúng tôi có thể tưởng tượng được. Nó xảy ra đột ngột”, ông Park nói. “Nhiều binh sĩ Hàn Quốc đã chết và nhiều người bị thương”.
Nhung hinh anh khoc liet trong Chien tranh Trieu Tien cach day hon 60 nam hinh anh 3
Quân miền Bắc đột ngột tràn xuống miền Nam đánh phá. (Ảnh: satori.lv)
Khi vĩ tuyến 38 được thiết lập, sự phân chia là tùy ý và không có cơ sở trong lịch sử, ông John Delury, Phó Giáo sư nghiên cứu Đông Á tại Đại học Yonsei ở Seoul, nói.
Với cuộc xâm lược, Bắc Triều Tiên đã muốn tái thống nhất bán đảo Triều Tiên.
“Phía Nam thực sự không có ý định xâm lược miền Bắc”, ông Delury nói. “Cuối cùng, chính miền Bắc đã nhận định rằng họ có cơ hội. Họ nghĩ rằng họ có lợi thế quân sự nên Kim Il Sung, với sự ủng hộ của Liên Xô và Trung Quốc, đã quyết định để Triều Tiên xâm lược. Và điều đó dẫn đến hậu quả khủng khiếp cho mọi bên liên quan”.
Hoa Kỳ lúc đó không sẵn sàng chiến đấu vì nó đã phi quân sự sau Thế chiến 2. Nước này chỉ để lại một số lượng nhỏ các lực lượng ở Hàn Quốc, theo ông Thomas Byrne, Chủ tịch của Hiệp hội Hàn Quốc tại New York. Và không ai trong số những người lính có kinh nghiệm chiến đấu.
“Hàn Quốc cũng đã bị loại khỏi phạm vi quốc phòng được Mỹ xem là nằm trong các lợi ích chiến lược của mình ở Đông Á”, ông nói thêm. “Và điều đó có lẽ đã khuyến khích nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Il Sung và Joseph Stalin (lãnh đạo Liên Xô) quyết định tiến hành cuộc xâm lăng”.
Liên Hợp Quốc hành động
Liên Hợp Quốc (LHQ) đã ủng hộ cái gọi là “hành động cảnh sát” để đẩy lùi sự tiến công của các lực lượng Bắc Triều Tiên. Khoảng 21 quốc gia cuối cùng đã vào cuộc với Mỹ, cùng hợp sức đánh lại Triều Tiên. Mỹ là lực lượng góp nhiều quân lực nhất, với 88% lực lượng LHQ chống Triều.
Cựu Tổng thống Hoa Kỳ, ông Harry Truman nói sau đó: “Nếu Bình Nhưỡng xâm lược được Hàn Quốc, chúng ta có thể dự báo nó sẽ lan rộng ở châu Á, châu Âu và bán cầu này. Chúng ta đang chiến đấu ở Hàn Quốc vì an ninh quốc gia và sự sống còn của chính chúng ta”.
Korea War
Lực lượng LHQ đã trải bomb miền Bắc trong chiến tranh Triều Tiên. (Ảnh: U.S. Air Force)
Các lực lượng đồng minh đã khởi động một cuộc xâm lược đổ bộ vào năm 1950 – Trận chiến Inchon đã dẫn đến một chiến thắng quyết định và sự đảo ngược chiến lược có lợi cho LHQ. Nó dẫn đến việc chiếm lại Seoul và các lực lượng đồng minh cũng đã cố gắng đẩy lùi những kẻ xâm lược Bắc Triều Tiên đến biên giới phía Bắc với Trung Quốc.
“Điều đó đã hoàn toàn chuyển hướng chiến tranh”, ông Delury nói. “Đó là một trong những chiến thắng chiến lược quân sự vĩ đại của lịch sử hiện đại”.
Các lực lượng Mỹ sau đó tấn công Bắc Triều Tiên với một trong những vụ đánh bom trên không tàn phá nhất trong lịch sử – thả hơn 600.000 tấn thuốc nổ trên cả nước, trong đó có hơn 30.000 tấn napalm. Trong thời gian này, Bắc Triều Tiên phải hứng chịu nhiều bom hơn toàn bộ số bom thả xuống khu vực Thái Bình Dương trong Thế chiến 2.
“Họ bị ném bom đến tận cùng. Có những tài liệu quân sự của Mỹ phàn nàn rằng không còn mục tiêu nào, không còn gì để đánh”, ông Delury nói.
Vì vậy, nó tạo ra loại tâm lý bị bao vây mà bạn vẫn thấy ở Bắc Triều Tiên cho đến ngày nay,
Thế bí và đình chiến
Vào tháng 10/1950, Trung Quốc tham gia vào cuộc xung đột Triều Tiên. Với quân đội của mình, họ đã đẩy lực lượng Hoa Kỳ và LHQ quay trở lại vĩ tuyến 38.
Có một sự bế tắc kéo dài trong 2 năm tiếp theo, với những trận chiến đẫm máu nhưng không có nhiều thay đổi trong lãnh thổ, theo lời ông Bruce Klingner, một chuyên gia châu Á tại bảo tàng Heritage Foundation.
“Vì vậy, đó là lý do tại sao bạn có thể nói tất cả mọi người đều thua, không ai giành chiến thắng – chỉ đổ máu khủng khiếp”, ông nói thêm.
Korea War
Sự tham chiến của Trung Quốc khiến tình hình trở nên bế tắc, tất cả các bên đều thua, trong khi máu đổ khủng khiếp. (Ảnh: Essay.ws)
Một thỏa thuận đình chiến sau đó đã được ký kết vào năm 1953.
“Hai bên đã mất hết ý chí để tiếp tục chiến đấu. Rõ ràng không ai giành chiến thắng quân sự, và vì vậy họ đã ký thỏa thuận đình chiến”, ông Delury nói.
Việc ký kết đình chiến được kỳ vọng như một khúc dạo đầu cho một hiệp ước hòa bình. Tuy nhiên, hiệp ước đó chưa bao giờ có. “Và vì vậy, bán đảo Triều Tiên đã sống với tình trạng đình chiến tạm thời này trong gần 70 năm qua”, ông Delury nói.
Đó là cách chiến tranh Triều Tiên kết thúc – kết thúc nhưng vẫn chưa kết thúc.
Vào thời điểm đình chiến được ký vào tháng 7/1953, 2,5 triệu người đã chết, và ước tính có 20% dân số Bắc Triều Tiên thiệt mạng.
Nhưng cho đến ngày nay, nhiều người Bắc Triều Tiên vẫn tin rằng chính Hoa Kỳ đã gây chiến tranh vào năm 1950 như là một phần trong chiến lược rộng lớn hơn của tham vọng thống trị toàn cầu sau chiến tranh.
Cựu sĩ quan quân đội Bắc Triều Tiên Choi Jung Hoon, người đã đào thoát sang miền Nam năm 2006, cho biết sách lịch sử của miền Bắc khẳng định miền Nam tấn công họ trước.
“Khi tôi đến Hàn Quốc, điều gây sốc nhất cho tôi là lịch sử mà tôi học ở Bắc Triều Tiên là một lời nói dối hoàn toàn, và đó là lần đầu tiên tôi biết về nó”, anh nói. Người Bắc Triều Tiên vẫn tin là “quân đội Mỹ đã khởi động chiến tranh và giết chết nhiều người Bắc Triều Tiên”.
Tiến tới hạt nhân
Tuy nhiên, việc kết thúc cuộc xung đột vũ trang đã thất bại trong việc chấm dứt sự thù địch giữa hai nước. Cả hai quốc gia về mặt kỹ thuật vẫn ở trong tình trạng chiến tranh.
Nhiều người Bắc Triều Tiên vẫn coi Mỹ và Hàn Quốc là kẻ xâm lược, và do đó nỗ lực ngăn chặn một cuộc tấn công khác của Mỹ đã trở thành ưu tiên của chế độ. Tâm lý sống sót này là điều khiến lãnh đạo tối cao Kim Il Sung bắt tay vào một chương trình hạt nhân đầy tham vọng để giúp đảm bảo an ninh lâu dài của Bình Nhưỡng.
Yongbyon
Nhà máy hạt nhân Yongbyon. (Ảnh: Youtube)
Ông Nah Liang Tuang, một nghiên cứu viên tại Viện Quốc phòng và Nghiên cứu Chiến lược, cho biết đất nước đã bị tàn phá nặng nề – Bình Nhưỡng đã hoàn toàn bị san phẳng và phải xây dựng lại từ đầu.
“Khi bạn xem xét Bắc Triều Tiên lúc đó được hỗ trợ bởi hàng ngàn người lính Trung Quốc cũng như hỗ trợ… từ Liên bang Xô viết, đồng thời vẫn phải chịu đựng rất nhiều tàn phá – thì lý do để mua vũ khí hạt nhân để bảo tồn an ninh quốc gia trở nên dễ hiểu theo quan điểm của Kim Il Sung”, ông Nah nói.
Ông Choi chia sẻ các nhà lãnh đạo rất ham muốn phát triển vũ khí hạt nhân bất chấp mọi giá. Cho dù người dân Triều Tiên đang chết đói, họ cũng chỉ tập trung vào phát triển hạt nhân.
Với sự giúp đỡ của Liên Xô, vào đầu những năm 1980, miền Bắc đã xây dựng thành công nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Yongbyon.
Bình Nhưỡng nhấn mạnh rằng nhà máy chỉ dành cho mục đích hòa bình, và thậm chí đã trở thành một bên tham gia Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) vào năm 1985.
Bill Clinton
Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã đàm phán một thỏa thuận hòa bình với Bình Nhưỡng, trong đó Bắc Triều Tiên đồng ý tháo dỡ các cơ sở hạt nhân của mình để đổi lấy viện trợ.
Nhưng khi bị ép cung cấp tiếp cận vào các khu vực chất thải hạt nhân của mình, Bình Nhưỡng đổi giọng và đe dọa rút khỏi NPT. Nước này cũng bắt đầu tái xử lý các thanh nhiên liệu từ lò phản ứng hạt nhân của nó – một quá trình sẽ cung cấp đủ plutonium cấp vũ khí cho 5-6 vũ khí hạt nhân.
Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton sau đó đã đàm phán một thỏa thuận hòa bình với Bình Nhưỡng vào năm 1994, trong đó Bắc Triều Tiên đồng ý tháo dỡ các cơ sở hạt nhân của mình để đổi lấy viện trợ.
Obama ‘dung dưỡng’ hạt nhân Bắc Hàn
Nhưng thiện chí đó đã chấm dứt khi ông George W Bush tiếp quản vị trí Tổng thống Mỹ vào năm 2001. Ông có lập trường cứng rắn hơn đối với Bắc Triều Tiên và thậm chí còn gọi quốc gia này, cùng với Iraq và Iran, là một phần của ‘Trục ác’.
Bình Nhưỡng rút khỏi NPT và kích hoạt lại các cơ sở năng lượng hạt nhân của mình, thỏa thuận đã ký giữa hai nước hoàn toàn sụp đổ.
Đến năm 2005, Bắc Triều Tiên tuyên bố họ có vũ khí hạt nhân riêng, và một năm sau đó, Bình Nhưỡng đã thử nghiệm thiết bị hạt nhân đầu tiên của mình, làm chấn động châu Á và toàn thế giới.
Ông Bush kêu gọi các biện pháp trừng phạt nghiêm ngặt của LHQ đối với chế độ này, nhưng Bình Nhưỡng vẫn tiếp tục thách thức nhiều nghị quyết của LHQ nhằm ngăn chặn các cuộc thử nghiệm vũ khí và tên lửa hạt nhân của họ.
Khi Tổng thống Mỹ Barack Obama tiếp quản, ông đã duy trì chính sách “chiến lược kiên nhẫn”, nhưng điều đó đã không thuyết phục được Bình Nhưỡng đến bàn đàm phán. Ngược lại, chính sách đã cho phép Bình Nhưỡng tiếp tục phát triển năng lực tên lửa tầm xa và hạt nhân của họ.
Kim Jong-un
Kim Jong-un đã tiến hành thử bom nhiệt hạch năm 2016. (Ảnh: Daily Star)
Vào năm 2016, họ đã tiến hành cuộc thử nghiệm hạt nhân dưới đất lần thứ năm – một loại vũ khí nhiệt hạch mạnh nhất của họ.
Chưa đầy 6 năm dưới triều đại của mình, lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un đã thử nghiệm nhiều tên lửa hơn cha và ông của ông cộng lại, và ông cũng tuyên bố rằng tên lửa có thể tấn công các thành phố lớn ở Mỹ.
“Chiến lược kiên nhẫn không hiệu quả bởi vì nó không được hỗ trợ bởi các biện pháp trừng phạt hiệu quả”, ông Nah nói.
Hiệu ứng Trump
Sự nổi lên của ông Donald Trump khi trở thành Tổng thống Mỹ năm ngoái đã thay đổi tình hình trong khu vực. Chính sách chiến lược kiên nhẫn của Mỹ đã được thay thế bằng chính sách đối ngoại cứng rắn đối với Bắc Triều Tiên.
Tháng 10 năm ngoái, Hoa Kỳ đã gửi một nhóm tác chiến hải quân do tàu sân bay Carl Vinson dẫn đầu đến Thái Bình Dương như một chương trình vũ lực – một cảnh báo chống lại việc tiến hành các cuộc thử nghiệm hạt nhân tiếp theo.
Tá»ng thá»ng Mỹ Donald Trump và lãnh Äạo Triá»u Tiên Kim Jong Un.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un (Ảnh: Getty)
“Chính quyền Trump đưa ra những cơ hội mới cho Bắc Triều Tiên. Và ông Trump chưa bao giờ đàm phán với Bắc Triều Tiên trước đây. Ông muốn có một kiểu đàm phán mới của riêng mình”, ông Kim Hyun Wook, một giáo sư tại Học viện Ngoại giao Quốc gia Hàn Quốc, nói. “Vì vậy, tôi nghĩ rằng sự thay đổi tổng thống ở Mỹ có thể sẽ khó khăn hơn về mối quan hệ của hai nước, nhưng đồng thời, nó mang đến một cơ hội mới… cho cả hai”.
Nhưng khi cả hai bên tiếp tục tham gia vào một trò chơi nguy hiểm về chính trị, chuỗi mối đe dọa và phản công giữa hai kẻ thù trước kia đã khiến hai nước tiến gần hơn tới một cuộc xung đột vũ trang.
Từ việc gọi nhau bằng những biệt danh chế nhạo, ông Trump và ông Kim đã khiến cả thế giới cũng “phát sốt” theo với cuộc khẩu chiến của họ.
Nhưng không thể phủ nhận, sự cứng rắn của ông Trump cùng với chiến lược “áp lực tối đa” của ông đối với Bình Nhưỡng đã phát huy tác dụng.
Trung Quốc và Nga, trước sức ép của chính quyền Trump, đã phải tuân thủ các nghị quyết của LHQ về trừng phạt Triều Tiên, dù vẫn có những vi phạm lén lút.
Bình Nhưỡng đổi giọng
Đầu năm nay, trong một động thái bất ngờ, Bình Nhưỡng đột nhiên chìa một nhánh ô liu cho miền Nam, khi thông báo sẽ gửi các vận động viên tham gia Thế vận hội mùa đông ở Hàn Quốc vào tháng 2 năm nay.
Điều đó dẫn đến một Hội nghị thượng đỉnh liên Triều giữa hai kẻ thù lịch sử, với kết quả là Tuyên bố Bàn Môn Điếm, khẳng định lại cam kết của cả hai nhà lãnh đạo nhằm hướng tới “phi hạt nhân hoàn toàn bán đảo Triều Tiên” và nhằm kết thúc hoàn toàn Chiến tranh Triều Tiên.
Kim-Moon
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in ôm chặt lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong cuộc gặp lịch sử hồi tháng 4. (Ảnh: Yonhap)
Cử chỉ ngoại giao này đánh dấu một sự thay đổi đáng kể trong quan hệ giữa 2 miền Triều Tiên, và cũng đặt ra một giai đoạn cho một cuộc họp lịch sử giữa ông Kim và ông Trump.
Áp lực từ cộng đồng quốc tế, Mỹ và chính sách cứng rắn của Washington cũng có thể khiến người dân Bắc Triều Tiên bất mãn hơn với giới lãnh đạo, khiến ông Kim nhận ra rằng những điều này có thể khiến chế độ của ông gặp nguy hiểm, ông Kim Hyun Wook nói.
“Có thể đã có một số thay đổi về nhận thức của Kim Jong-un rằng ông là một nhà lãnh đạo khác với cha và ông của ông”, ông nói.
Ông đã trải nghiệm một xã hội phương Tây, được đào tạo ở Thụy Sĩ … có thể ông muốn biến Bắc Triều Tiên thành một nhà nước bình thường như các nước khác, ông Wook nói.
Đối với Triều Tiên, nếu muốn cải thiện nền kinh tế, mức sống, và chuyển trọng tâm chiến lược từ chú trọng quân đội thành chú trọng kinh tế – thì phải tiếp cận thị trường quốc tế về thương mại và tài chính, theo ông Byrne.
“Các lệnh trừng phạt về cơ bản đã ‘đóng hộp’ Bắc Triều Tiên, và khóa các khả năng kiếm ngoại hối để giao thương và phát triển nền kinh tế của Bình Nhưỡng”, ông nói.
Bà Kim Jiyoon, một thành viên cao cấp của Viện Nghiên cứu Chính sách Asan tại Seoul, nói ông Trump cũng muốn tạo ra một bước đột phá.
Cơ hội lịch sử
Nhưng người ta vẫn lo rằng một thỏa thuận có thể không đạt được chỉ trong một cuộc họp.
Ông Trump nói: “Nó sẽ là một khởi đầu… Tôi chưa bao giờ nói điều đó sẽ xảy ra trong một cuộc họp, bạn đang nói về nhiều năm thù địch, nhiều năm khó khăn. Hàng năm trời thực sự hận thù giữa rất nhiều quốc gia khác nhau. Nhưng tôi nghĩ rằng cuối cùng bạn sẽ có một kết quả rất tích cực, (nhưng) không phải sau một cuộc họp”.
Ông Delury nói cả hai nhà lãnh đạo Mỹ-Triều đều có quyết tâm chính trị muốn hội nghị thượng đỉnh thành công, nhưng việc đàm phán sẽ phức tạp.
“Nếu cuộc họp ở Singapore không đem lại một thỏa thuận, thì nó vẫn mang ý nghĩa là hai bên đã tiến lại đủ gần. Và họ sẽ đợi để thử lại”, ông nói thêm.
Korea
Nhiều hy vọng cho một bán đảo Triều Tiên bị chia cắt.
Đó cũng là giấc mơ của ông Park, Đại tá đã nghỉ hưu: Hòa bình.
Ông liên tục nhắc nhở về những nỗi đau của Chiến tranh Triều Tiên. Ông dành hầu hết thời gian đi chơi với bạn bè, nhiều người trong số họ là những người lính cũ, để chia sẻ và sống lại những kỷ niệm cũ.
Sau khi trải qua cuộc chiến cay đắng trong những năm 1950, ông không muốn thấy sự lặp lại những điều đau đớn một lần nữa.
Chiến tranh không bao giờ là giải pháp cho vấn đề đang diễn ra đối với hai quốc gia bị chia cắt, đặc biệt là đối với người Hàn Quốc đã sống dưới bóng tối mối đe dọa hạt nhân trong nhiều thập kỷ, ông Park nói.
“Không phải con cháu của tôi không phải trải qua một cuộc chiến tranh như thế này sao? Nếu bạn không chiến đấu, bạn sẽ không hiểu. Không nên có chiến tranh. Đây là niềm hy vọng duy nhất của tôi”, ông nói.
Triều Thiên
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn