Ngày Này Năm Xưa: 15/11/1977: Jimmy Carter tiếp đón Quốc vương Iran

Thứ Tư, 15 Tháng Mười Một 20175:32 SA(Xem: 6734)
Ngày Này Năm Xưa: 15/11/1977: Jimmy Carter tiếp đón Quốc vương Iran

Nguồn: President Carter hosts shah of Iran, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1977, Tổng thống Jimmy Carter đã hoan nghênh Mohammad Reza Pahlavi, Quốc vương của Iran, cùng với vợ ông, Hoàng hậu Farrah, đến Washington. Trong hai ngày tiếp theo, Carter và Pahlavi đã thảo luận về việc cải thiện quan hệ giữa hai nước. Hai năm sau đó, số phận chính trị của hai nhà lãnh đạo này sẽ càng trở nên gắn bó hơn khi những người theo chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan lật đổ Quốc vương và bắt giữ người Mỹ làm con tin ở Tehran.

Tuy nhiên, vào năm 1977, Mỹ và Iran đã có mối quan hệ ngoại giao khá thân thiện. Các cuộc thảo luận chính thức giữa Carter và Pahlavi tập trung vào các triển vọng hòa bình cho Trung Đông cũng như cách thức chống lại cuộc khủng hoảng năng lượng nhắm vào Mỹ và các quốc gia phương Tây khác vào đầu những năm 1970.

Vào thời điểm đó, Carter hy vọng sẽ nhận được sự trợ giúp của Iran trong việc nối lại các cuộc đàm phán hòa bình giữa Israel và Ai Cập và đảm bảo sự ủng hộ của Iran trong việc hỗ trợ các cuộc đàm phán không phổ biến vũ khí hạt nhân với Liên Xô. Tại một cuộc họp báo trong ngày hôm đó, Carter và Pahlavi khẳng định mong muốn hợp tác về sản xuất năng lượng thay thế và bảo tồn nguồn dầu mỏ. Tối hôm đó, gia đình Carters đã tổ chức bữa tối cho Quốc vương và hoàng hậu. Chuyến thăm này cũng bao gồm những khoảnh khắc bình dị cùng với gia đình Carter, trong thời gian đó, Hoàng hậu được chụp hình đang nắm tay và nói chuyện với cháu nội của Carters, Jimmy.

Cuộc thăm viếng kết thúc với kết quả tích cực, và trong tháng tiếp theo, Jimmy và Rosalynn Carter đã tới Tehran, nơi gia đình họ ca ngợi vị Quốc vương là “một hòn đảo ổn định” ở Trung Đông. Sự ổn định đó đã trở nên lung lay khi Pahlavi bị lật đổ bởi một nhóm người theo Hồi giáo chính thống hồi tháng 01/1979 và bị thay thế bằng một chế độ do Ayatollah Khomeini lãnh đạo.

Vào tháng 10, vị Quốc vương bị lưu đày đã đến Mỹ để điều trị ung thư. Sự hiếu khách của Carter đối với nhà vua là nguyên nhân khiến một nhóm sinh viên Iran cực đoan tấn công đại sứ quán Mỹ ở Tehran vào ngày 04/11/1979 và bắt 66 người Mỹ làm con tin. Cuộc khủng hoảng con tin kéo dài 444 ngày và việc Carter không thể bảo đảm các con tin được giải phóng đã góp phần vào thất bại của ông trước Ronald Reagan trong cuộc bầu cử năm 1980.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Ba, 02 Tháng Giêng 20183:00 CH
Trên tờ Tuổi trẻ online số ra ngày cuối năm 2017, công bố một di ảnh mà một số học giả cho rằng đó là chân dung thật của vua Quang Trung.
Thứ Ba, 02 Tháng Giêng 20188:00 SA
Đối với một người không phải là Ki-tô hữu, thậm chí với một tín hữu Ki-tô giáo mong muốn tối giản giáo lý và việc thờ phụng, thì giáo hội Công giáo và Chính thống giáo
Thứ Ba, 02 Tháng Giêng 20186:14 SA
Vào ngày này năm 1905, trong Chiến tranh Nga – Nhật, Cảng Arthur (Lữ Thuận), căn cứ hải quân Nga ở Trung Quốc, đã rơi vào tay lực lượng hải quân Nhậ
Thứ Hai, 01 Tháng Giêng 20185:35 SA
Trong thời kỳ Nội chiến Mỹ, Abraham Lincoln đã ban hành Tuyên ngôn Giải phóng nô lệ, kêu gọi quân đội Liên bang miền Bắc giải phóng tất cả nô lệ ở các bang
Chủ Nhật, 31 Tháng Mười Hai 20175:00 CH
Peter Lang-Stanton bắt đầu thực hiện một bộ phim tài liệu qua radio nói lên sự thật về vai trò của cha anh trong một nhiệm vụ bí mật được coi như lớn nhất lịch sử nước Mỹ,
Chủ Nhật, 31 Tháng Mười Hai 201711:59 SA
Khó mà tin được rằng Lê Trừng, tức Hồ Nguyên Trừng, người Việt Nam thành công nhất dưới thời nhà Minh, lại phải ôm một niềm đau. Thành công của Hồ Nguyên Trừng
Chủ Nhật, 31 Tháng Mười Hai 20175:22 SA
Vào ngày này năm 1999, theo các điều khoản trong Hiệp ước Torrijos-Carter, Mỹ đã chính thức trao quyền kiểm soát Kênh đào Panama lại cho Panama
Thứ Bảy, 30 Tháng Mười Hai 201711:00 SA
Một tuần đã qua mà không thấy phía Nhật có phản ứng gì về Tuyên ngôn Potsdam, Tổng thống Truman vô cùng đau đầu. Ông muốn Nhật đầu hàng nhưng lại do dự
Thứ Bảy, 30 Tháng Mười Hai 20179:00 SA
Chính phủ New Zealand vừa công nhận sông Whanganui là một thực thể sống và có tư cách pháp nhân như con người, có quyền kiện bất kỳ ai làm ảnh hưởng đến nó.