43 năm và những giọt nước mắt

Thứ Hai, 30 Tháng Tư 20184:15 SA(Xem: 6027)
43 năm và những giọt nước mắt
van3329-40
Nụ cười của học sinh miền núi

43 năm trôi qua, đây là khoảng thời gian đủ cho hai thế hệ trưởng thành, nhìn về phía trước mà tiến bước và không quên tri ân những gì của quá khứ. Nhưng 43 năm tại Việt Nam sau khi sáp nhập hai miền Nam – Bắc dưới thể chế chính trị Cộng sản xã hội chủ nghĩa, dường như câu chuyện xã hội Việt Nam không có dấu hiệu tiến triển nào. Dịp 30 tháng 4 hằng năm, nhà nước Việt Nam tổ chức ăn mừng đại thắng, đây cũng là dịp mà những ai còn suy tư về thân phận con người, về quốc gia, dân tộc ngồi chiêm nghiệm một lần nữa về dân tộc và số phận dân tộc.

Vẫn vui mừng tăng đều…

Nghệ sĩ, thạch ảnh gia Lê Nguyên Vỹ, ông cũng là nhà giáo dạy Ngữ Văn trước 30 tháng 4 năm 1975, chia sẻ:“Thực ra là sau khi chấm dứt chiến tranh thì phải nói rằng người cộng sản được ít nhất hơn một nửa đất nước ủng hộ, bởi người ta nghĩ rằng cuộc cách mạng sẽ mang lại điều gì đó tốt đẹp cho đất nước nhưng theo thời gian người ta thấy là cuộc cách mạng này đi vào vô vọng, chẳng đem lại lợi ích gì cả. Càng ngày thì nó đẩy đất nước này vào lụi tàn trước những hiểm họa từ bên ngoài cũng như sự tha hóa của guồng máy hành chính nhà nước, cho tới sinh hoạt xã hội… Tất cả như một sự tan vỡ giềng mối của gắn kết xã hội.”

Về vấn đề nên hay không nên ăn mừng ngày gọi là đại thắng 30 tháng 4 thuộc về lương tri và vốn liếng nhân văn của mỗi chế độ chính trị. Nếu chế độ chính trị có vốn liếng nhân văn và tầm nhìn rộng, họ sẽ không giới hạn giá trị thắng – thua trong địa hạt phe nhóm hay trục tư tưởng chính trị mà đặt nó trên bình diện dân tộc.

Thực ra là sau khi chấm dứt chiến tranh thì phải nói rằng người cộng sản được ít nhất hơn một nửa đất nước ủng hộ, bởi người ta nghĩ rằng cuộc cách mạng sẽ mang lại điều gì đó tốt đẹp cho đất nước nhưng theo thời gian người ta thấy là cuộc cách mạng này đi vào vô vọng, chẳng đem lại lợi ích gì cả.

-Lê Nguyên Vũ
Và nếu đặt vấn đề mùa xuân 1975 trên bình diện dân tộc thì hầu như không có bất cứ lý do gì để ăn mừng. Bởi sự ăn mừng của bên thắng cuộc chỉ làm cho bên thua cuộc bị tổn thương, xoáy sâu vào vết thương lịch sử. Và hơn hết, điều đó gieo rắc vào thế hệ sau sự phân biệt bên ta – bên thù trong lúc cả tương lai dân tộc đang ngồi chung dưới một mái trường. Và sự ăn mừng vô hình trung làm tổn thương quá khứ cũng như làm méo mó nguyện vọng hòa giải, hòa hợp dân tộc trong tương lai.

Ông Vỹ chia sẻ thêm:“Người ta ngồi người ta nhìn lại, hàng triệu người bỏ mạng trong cuộc cách mạng đó, giờ kỷ niệm làm cho lớn lên thì họ ca ngợi điều gì, sự lụi tàn ư? Thành ra điều đó rất nghịch, ngay cả đời sống người miền Bắc đời sống họ tốt hơn hồi xưa nhiều nhưng người ta vẫn thấy có gì đó không ổn, nhất là người có học. Tốt nhất là nhà cầm quyền nên làm nhỏ thôi, không nên làm lớn vì như thế làm thương tổn cho cả hai bên cầm súng, kể cả người cộng sản bởi người ta cảm thấy bị thương tổn bởi xương máu của họ, của đồng đội của họ ngã xuống đều không đem lại lợi ích gì cả.”

Có một thực tế là tại Việt Nam, chưa bao giờ có một cuộc hòa giải dân tộc thực sự cho cả người sống và người đã chết trong chiến tranh. Bởi nếu như có điều đó, thì thay vì reo hò, ăn mừng chiến thắng, người ta sẽ cùng nhau thắp lên nén nhang cầu nguyện cho các linh hồn tử trận được bình an, được siêu thoát. Hành động ấy như một cách an ủi, vỗ về người đã khuất và người còn sống mang đầy mất mát. Rất tiếc, chúng ta chưa đủ nhân văn để làm điều ấy!

Những giọt nước mắt về giáo dục

Nhà thơ, nghệ sĩ Mai Văn Phấn, người có tuổi thơ và tuổi trẻ học dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, chia sẻ:“Khác lắm tại vì tất cả mọi bài giảng trong đó đều là căm thù đế quốc thôi, hạn chế bài về thiên nhiên, tất cả một mực là căm thù đế quốc thôi, tất cả phải đánh thắng giặc xâm lược thôi, chủ yếu là thế.”

Khác lắm tại vì tất cả mọi bài giảng trong đó đều là căm thù đế quốc thôi, hạn chế bài về thiên nhiên, tất cả một mực là căm thù đế quốc thôi, tất cả phải đánh thắng giặc xâm lược thôi, chủ yếu là thế.

-Mai Văn Phấn
Trong một chừng mực nào đó, những chia sẻ của nhà thơ Mai Văn Phấn có cả những giọt nước mắt của thế hệ. Bởi ông luôn nuôi hi vọng nền giáo dục Việt Nam sẽ tốt hơn và giảm đi những áp lực không đáng có. Bởi cùng là mái trường xã hội chủ nghĩa, thời trước 1975, các chương trình giáo dục miền Bắc hầu hết là tuyên truyền căm thù đế quốc Mỹ, phải “đánh cho Mỹ cút đánh cho Ngụy nhào”. Nhưng những thế hệ trước ông, của ông và sau ông một vài năm không bị tình trạng vô cảm hay bạo lực như bây giờ.

Ông chia sẻ thêm: “Cái thời trước chương trình học nó không tạo ra một thứ gây áp lực, đương nhiên là nó bị bó hẹp vì không mở ra bên ngoài nhưng nó không bị áp lực như bây giờ. Như giờ văn ngày xưa hấp dẫn lắm, thầy cứ nói, truyền cảm xúc trên lớp thôi, trò ghi được gì thì ghi chứ không đọc chép từng câu như bây giờ. Cái gánh nặng bây giờ là gánh nặng học thuộc, gánh nặng phải thi bằng được, đại loại là tấn lên vai các trò. Đua nhau vấn đề thi cử, mở ra các lò luyện thi, như đưa ra các bài văn mẫu, nhưng các bài văn mẫu lại làm tê mòn tất cả cảm xúc, nó ở tình trạng như vậy.”

Bởi mặc dù các bài học thời đó ẩn chứa lòng thù hận nhưng lại không ẩn chứa sự ham muốn vật dục. Thầy ra thầy, trò ra trò, thầy truyền cảm hứng cho trò sáng tạo và bài giảng không xơ cứng, máy móc. Đặc biệt, thời đó không có cải cách giáo dục triền miên, tốn tiền tỉ như bây giờ và cũng không có dạy thêm như bây giờ.

Chính cái gánh nặng thực dụng, dạy thêm, học thêm, cải cách giáo dục, chép bài máy móc và kiểu mua bán chữ như hiện tại đã nhanh chóng đẩy giáo dục đến chỗ bế tắc, vô cảm và có nguy cơ tiền dần đến máu lạnh. Điều này tạo ra hệ lụy xã hội ngày càng vô cảm, manh động và lộn xộn.

Ông chia sẻ thêm:“Văn chương bây giờ nó đọc chán vì nó có dạy thẩm mỹ đâu, nó có dạy vẻ đẹp của văn chương đâu, thế nào là một bài thơ hay, thế nào là vẻ đẹp của văn chương nó không dạy, nó chỉ dạy thế nào là từ lấp láy, từ trùng điệp, thế thôi.”

Sau 43 năm, điều cần nhất vẫn cứ là học lại, làm lại từ đầu và những giọt nước mắt của lương tri!
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn