Cựu GS Nguyễn Lý-Tưởng, cựu Dân Biểu VNCH noí về ngày 30/4/1975

Chủ Nhật, 22 Tháng Tư 20184:52 SA(Xem: 5650)
Cựu GS Nguyễn Lý-Tưởng, cựu Dân Biểu VNCH noí về ngày 30/4/1975
  • thang4-1
  • Ngày 30/4/1975...

GS Nguyễn Lý-Tưởng trả lời các câu hỏi của Mai Ly: Chương trình Những

Vấn Đề Hôm Nay (đài Phát Thanh Việt Nam – Oklahoma chiều Chúa nhật

29/4/2018 lúc 5:0 PM giờ Cali tức 7:00 PM giờ Oklahoma)

Câu hỏi: (1) Xin Giáo sư cho biết tình hình chính trị và quân sự tại Sài Gòn và Miền

Nam VN trứơc ngày 30/4/1975 ?

-GS Nguyễn Lý-Tưởng:

Tình hình Miền Nam VN trước ngày 30/4/1975.

Về mặt chính tri:

Sau khi lật đổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm (1/11/1963), các tướng lãnh thay nhau lãnh

đạo Miền Nam VN (tức VNCH). Các cuộc chỉnh lý rồi đảo chính xảy ra liên tục. Các

phong trào tranh đấu của sinh viên và Phật tử chống chính phủ quân nhân mà ai cũng

biết đàng sau các phong trào nầy là các nhà sư… đặc biệt là hai Thượng Toạ Thích Trì

Quang và Thích Thiên Minh gốc Miền Trung lãnh đạo, với những yêu sách không bao

giờ thoả mãn. (Báo chí thời đó thường gọi là Phật Giáo Ấn Quang để phân biệt với Việt

Nam Quốc Tự do hai Thượng Toạ gốc Bắc Kỳ di cư là Thích Tâm Châu và Thích Tâm

Giác không cùng lập trường… điển hình là biến cố mùa Hè 1966 bàn Phật xuống đường

tại Huế, Đà Nẵng, Quảng Trị). Chính Phủ do Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ lãnh đạo đã

cương quyết dẹp tan các phong trào tranh đấu tại Miền Trung vào mùa Hè 1966 và đã tổ

chức bầu cử Quốc Hội Lập Hiến sau đó (1966) cho đến ngày 1/4/1967, Hiến Pháp của

nền Đệ II Cộng Hoà ra đời và các cuộc bầu cử Tổng Thống, Phó Tổng Thống, Dân Biểu

Nghị Sĩ đã tạm thời ổn định tình hình chính trị tại Miền Nam VN.

Tuy nhiên, trong cuộc bầu cử Tổng Thống ngày 3/9/1967, Liên danh của Trung Tướng

Nguyễn Văn Thiệu và Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ, mặc dầu đang nắm chính quyền,

vẫn không đạt được số phiếu đắc cử trên 50% (mà chỉ đạt được trên 30% sự tín nhiệm

của cử tri). Điều đó chứng tỏ các vị tướng lãnh không được đa số nhân dân Miền Nam

Việt Nam ủng hộ. Sự chia rẽ trong nội bộ Miền Nam VN sau cuộc bầu cử Tổng Thống

1967 đã làm tan nát hàng ngũ những người quốc gia chống Cộng.

Mấy tháng sau cuộc bầu cử là cuộc tổng tấn công, tổng nổi dậy của Việt Cộng trong Tết

Mậu Thân. Trước tình thế đó, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cần có sự hợp tác của các

lực lượng chống Cộng có hậu thuẫn quần chúng tại Miền Nam VN để tạo đoàn kết quốc

gia, ổn định tình hình và có được hậu thuẫn chính trị trong nước trước khi đi gặp Tổng

Thống Nixon (mới đắc cử vào năm 1968) tại Honolulu. Mặt trận 6 đảng ra đời có tên là

“Mặt Trận Quốc Gia Dân Chủ Xã Hội” do Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu là Chủ Tịch

của Chủ Tịch Đoàn với 6 vị lãnh tụ chính trị là các ông Vũ Hồng Khanh (Việt Nam Quốc

Dân Đảng), Hà Thúc Ký (Đại Việt Cách Mạng Đảng), Nguyễn Gia Hiến (Lực Lượng Đại

Đoàn Kết tức Công Giáo Bắc Di Cư), Trương Công Cừu (Việt Nam Nhân Xã Cách Mạng

Đảng gọi tắt là Nhân Xã tức hậu thân của Đảng Cần Lao), Trình Quốc Khánh (Việt Nam

Dân Chủ Xã Hội Đảng gọi tắt là Hoà Hảo Dân Xã) và ông Nguyễn Văn Hướng (Tổng

  • Thư Ký Phủ Tổng Thống với Lực Lượng Tư Do Dân Chủ)…Với hậu thuẫn chính trị của

Mặt Trận 6 đảng nầy, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã đi gặp Tổng Thống Hoa Kỳ

Richard Nixon và sau đó, đã cử phái đoàn tham dự hội nghị Paris (cũng gọi là hoà đàm

Paris) gồm có 4 bên: Hoa Kỳ, VNCH và Hà Nội-MTGPMN ….

Từ 1970, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và những người ủng hộ ông, đã nhìn thấy tình

hình an ninh được vãn hồi sau Tết Mậu Thân, kế hoạch phượng hoàng đã loại trừ được

các cơ sở nằm vùng của VC trong thành phố cũng như ở nông thôn. Việc thực hiện chính

sách Chiêu Hồi đã có kết quả, bộ đội VC bị bắt hoặc rời bỏ hang ngũ trở về với VNCH

đã lên đến con số 300.000 người…Sự hiện diện của quân đội Mỹ với những vũ khí tối

tân, sự yểm trợ của pháo đài bay B.52 tại Miền Nam cũng như oanh tạc miền Bắc…Điều

đó đã làm cho những người có chính quyền trong tay an tâm tin tưởng vào sự vững mạnh

của chính quyền và không lo sợ VC nữa. Từ đó họ nghĩ đến cách làm giàu và hưởng thụ.

Tình trạng tham nhũng lan tràn từ trên xuống dưới, tạo nên sự bất công trong xã hội.

Sau khi củng cố được quyền lực, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã quay lưng với Mặt

Trận 6 Đảng và chuyển dần qua chế độ độc tài, độc đảng. Cuộc bầu cử Tổng Thống

1971, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ứng cử độc diễn, không có ai ra ứng cử tranh với

ông (mặc dầu đã có sự vận động để có tối thiểu là một liên danh đối lập trong cuộc bầu

cử Tổng Thống 1971). Đảng Dân Chủ do Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu làm Chủ Tịch

đã chính thức ra đời khiến cho 6 đảng trong Mặt Trận Quốc Gia Dân Chủ Xã Hội đương

nhiên quay lưng lại với ông và Mặt Trận nầy đã tự động tan rã không kèn không trống.

Hiệp định Paris ký kết ngày 27/1/1973 với mục đích để cho Mỹ rút quân khỏi VNCH.

Hiệp định không đề cập đến sự hiện diện của quân Bắc Việt tại Miền Nam VN và cũng

không có điều khoản nào bắt buộc Hà Nội phải rút quân ra khỏi Miền Nam VN và trở về

phía Bắc vĩ tuyên 17, trở lại tình trạng Hiệp Định Geneve 1954. Như thế là Mỹ đã đạt

được mục đích và sau đó họ không thực hiện lời hứa với VNCH là sẽ viện trợ quân sự, vũ

khí, súng đạn và cho B.52 ném bom ngăn chận sự tái xâm nhập của quân đội Bắc Việt

nhằm xâm lăng VNCH. Như thế, nhìn từ hiệp định Paris, chúng ta thấy, VC hoàn toàn

thắng lợi và VNCH hoàn toàn thất bại về cả hai mặt quân sự lẫn chính trị.

Sau hiệp định Paris, Hội Đồng Giám Mục Miền Nam VN đã cho phổ biến một bức thư

lên tiếng về tình trạng tham nhũng và bất công xã hội. Dựa vào tinh thần bức thư đó, LM

Trần Hữu Thanh (thuộc Dòng Chúa Cứu Thế Saigon) đã cho ra đời Phong Trào Chống

Tham Nhũng và Kiến Tạo Hoà Bình. Phe Phật giáo miền Trung (thường được báo chí

gọi là PG Ấn Quang) đã cho thành lập “Lực Lượng Hoà Giải Dân Tộc” do Nghị sĩ Vũ

Văn Mẫu tự nhận là thuộc “thành phần thứ ba” lãnh đạo đã vận động thực hiện hiệp định

Paris, đòi Mỹ rút hết quân đội khỏi Miền Nam VN, đòi lập CP ba thành phần, và ủng hộ

ông Dương Văn Minh trong vai trò lãnh đạo VNCH thay thế Tổng Thống Nguyễn Văn

Thiệu. Đồng thời, các chính đảng, nhân sĩ trí thức, các tôn giáo, truyền thông báo chí

cũng như một số Dân Biểu, Nghị Sĩ cũng ngã theo khuynh hướng đối lập với chính

quyền.

Sinh hoạt trong Quốc Hội dần dần tẻ nhạt, khối Dân Biểu, Nghị Sĩ thân chính chí biết giơ

tay biểu quyết theo lệnh của Phủ Tổng Thống, mọi quyền lợi đều ưu tiên cho khối thân

  • chính trong Quốc Hội mà không nghĩ gì đến phía đối lập. Để củng cố quyền lực, Tổng

Thống Thiệu đã dựa vào khối đa số (Thân chính) để ban hành các luật thất nhân tâm: sưu

cao thuế nặng, luật uỷ quyền, luật quy chế chính đảng mới, luật tu chính Hiến Pháp. Mãi

đến giai đoạn chót của tình hình trước 1975, các Dân Biểu, Nghị Sĩ thân chính dưới sự

chỉ đạo của ông Phụ Tá Nguyễn Văn Ngân mới họp nhau để viết ra một bản điều trần về

tình hình đất nước. Nghị sĩ Trần Trung Dung đại diện nhóm thân chính trong Quốc Hội

(lưỡng viện) trực tiếp trình bày nội dung bản điều trần nầy với Tổng Thống. Nhưng thiện

chí của quý vị nầy xem như đã quá muộn màng và Tổng Thống Thiệu đang trong cơn

khủng hoảng không còn sáng suốt để kịp thời cứu vãn tình hình được nữa.

Về mặt quân sự

Sau hiệp định Paris, CS Hà Nội vẫn tiếp tục xâm nhập Miền Nam VN. Năm 1974, VC

tấn công Phước Long và chiếm luôn tỉnh lỵ nầy, đó là bước đầu của một cuộc thăm dò và

cũng là để chứng minh sức mạnh của họ. Quân đội VNCH ở trong tình trạng thụ động,

không phản công tái chiếm. Do đó, CS Hà Nội càng tăng cường xâm nhập qua đường

Trường Sơn (thường gọi là đường mòn Hồ Chí Minh) một cách ào ạt nào xe tăng, vũ khí,

đạn dược và binh lính… mà VNCH không có khả năng ngăn chận. Mỹ không thực hiện

lời hứa sẽ cho B.52 ném bom ngăn chặn sự xâm nhập của quân Bắc Việt. Năm 1975, Mỹ

cũng từ chối viện trợ bổ túc 300 triệu dollars vũ khí và nhiên liệu cho VNCH. Nói tóm

lại, sau khi rút chân ra khỏi Miền Nam VN, Mỹ để mặc cho số phận Miền Nam VN ra

sao thì ra. Như thế, rõ ràng là Mỹ chủ trương bỏ rơi VNCH.

Trong khi đó, Liên Xô và Trung Cộng chủ trương bành trướng chủ nghĩa CS khắp thế

giới nên đã viện trợ dồi dào vũ khí, đạn dược, nhiên liệu, xe tăng… cho Hà Nội để thực

hiện mộng xâm lăng của họ. Trên thực tế, hoả lực của VC mạnh hơn VNCH rất nhiều.

Trong khi VNCH phải rải quân ra để bảo vệ lãnh thổ thì VC lại tập trung lực lượng để tấn

công vào một điểm nhất định. Tại vùng II chiến thuật, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú đã

cho tập trung quân để bảo vệ Pleiku thì tháng 3, 1975, VC lại tấn công Ban Mê Thuột.

Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và Bộ Tổng Tham Mưu chẳng những không ra lệnh phản

công tái chiếm Ban Mê Thuột là vị trí chiến lược quan trọng, lại còn cho lệnh rút quân

khỏi Pleiku làm cho tan rã một Quân Đoàn, gây hỗn loạn trong quân đội và dân chúng,

làm hoang mang các nơi khác, làm suy sụp tinh thần chiến đấu của binh sĩ khắp nơi.

Sau khi chiếm được Ban Mê Thuột và các tỉnh Cao Nguyên, VC lại đánh chiếm Mỹ

Chánh, phần đất còn lại phía Nam tỉnh Quảng Trị sau 1972, uy hiếp Huế. Cũng trong

tháng 3, 1975, quân đội VNCH rút khỏi Huế, hàng trăm ngàn người thi nhau chạy về Đà

Nẵng và tìm cách về Sài Gòn, gây khủng hoảng trầm trọng cho Đà Nẵng cũng như Trung

Ương Sài Gòn. Cuối cùng, trước áp lực của VC, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã ra

lệnh cho Trung Tướng Ngô Quang Trưởng và Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I phải bỏ Đà

Nẵng. Các tỉnh vùng II rút về Quy Nhơn, Nha Trang và cuối cùng cũng đã bỏ Quy Nhơn,

Nha Trang…để chạy về Sài Gòn. Các thành phố Miền Trung bỏ ngõ, VC chưa đến mà

quân đội và chính quyền đã rút lui, chứng tỏ các cấp chỉ huy không có một tinh thần trách

nhiệm nào và binh sĩ thì đã không còn tinh thần để chiến đấu trước kẻ thù. Trung Tướng

Nguyễn Vĩnh Nghị, nguyên là Tư Lệnh Quân Đoàn IV ở Cần Thơ, bị mất chức vì bị tố

cáo tham nhũng…đã tình nguyện ra trấn giữ Phan Rang chiến đấu bên cạnh các đơn vị

  • địa phương , để lập công…Nhưng ví quá cô thế, ông cũng đã thất bại và đã bị VC bắt làm

tù binh.

Thừa thắng, Hà Nội huy động toàn lực Miền Bắc tiến thắng vào Nam trên Quốc Lộ I (từ

Bắc vào Nam) mà không gặp trở ngại nào. Các tỉnh vùng IV (đồng bằng sông Cửu Long)

vẫn còn toàn vẹn, chưa bị tan rã. Mặt trận Long Khánh vẫn còn quyết liệt, Tướng Lê

Minh Đảo và Sư Đoàn 18, bước đầu bảo vệ được ngõ vào Sài Gòn. Nhưng từ ngày

19/3/1975 trở đi, đồng bào cũng đã bỏ nhà cửa, tài sản kéo nhau chạy về Saigon. Sau

ngày 20/4/1975 kể như Long Khánh đã bị VC tràn ngập và Tướng Lê Minh Đảo cũng

phải rút về Sài Gòn.

Câu hỏi (02) : Tại sao Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm từ chức?

GS Nguyễn Lý-Tưởng:

Lúc bấy giờ tại Sài Gòn có dư luận cho rằng sở dĩ Mỹ không viện trợ cho VNCH vì Mỹ

không ủng hộ TT Thiệu và muốn TT Thiệu phải ra đi…Sau đó, Thủ Tướng Trần Thiên

Khiêm đã cùng Phó Thủ Tướng Nguyễn Lưu Viên chính thức gặp TT Nguyễn Văn

Thiệu, yêu cầu Tổng Thống từ chức để giải quyết tình hình. TT Thiệu trả lời: Theo Hiến

Pháp thì Thủ Tướng từ chức chứ TT không từ chức.

Vào những ngày đầu tháng 4, 1975, sau khi mất các tỉnh vùng I và Vùng II, Thủ Tướng

Trần Thiện Khiêm từ chức. Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu chọn ông Nguyễn Bá Cẩn,

Chủ Tịch Hạ Nghị Viện lên làm Thủ Tướng, lập một chính phủ gọi là “đoàn kết”. Nội

các Nguyễn Bá Cẩn ra đời ngày 14/4/75.

Câu hỏi (03): Đại Tướng Dương Văn Minh lên làm Tổng Thống trong trường hợp

nào? Theo Hiến Pháp VCH ngày 1/4/1967, Tổng Thống do dân bầu trong một cuộc

bầu cử công khai, hợp pháp, dân chủ, công bằng và tự do. Đại Tướng Dương Văn

Minh không do dân bầu mà lên làm Tổng Thống như vậy có vi Hiến không?

GS Nguyễn Lý-Tưởng:

Tối 21/4/1975, TT Thiệu lên Đài Phát Thanh Sài Gòn tuyên bố từ chức để trao quyền lại

cho Phó Tổng Thống Trần Văn Hương (theo Hiến Pháp). Tối 22/4/75, Tổng Thống Thiệu

và Cựu Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm được Đại Sứ Mỹ Martin đưa lên máy bay rời

Saigon. Ngày 23/4/1975, Tân Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn xin từ chức. Tân Tổng Thống

Trần Văn Hương yêu cầu ông tiếp tục xử lý thường vụ cho đến khi có Chính Phủ mới

(27/4/1975). Như vậy, Chính Phủ Nguyễn Bá Cẩn chỉ tồn tại được 13 ngày (từ 14/4/1975

đến 27/4/1975).

Lực lượng Hoà Giải Dân Tộc của NS Vũ Văn Mẫu được hậu thuẫn của Thượng Toạ

Thích Trí Quang (PG khối Ấn Quang) đang vận động ráo riết để cho Đại Tướng Dương

Văn Minh thay thế Cụ Trần Văn Hương. Trong lúc đó, Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến

họp đại hội vào ngày 27/4/1975 ra tuyên bố “sẵn sàng nhận lãnh trách nhiệm trước lịch

sử” và cá nhân GS Nguyễn Ngọc Huy (Tân CT Phong Trào QGCT thay thế GS Nguyễn

  • Văn Bông bị ám sát chết mấy năm trước đây) cũng đã đích thân vận động với TT Trần

Văn Hương cử ông làm Thủ Tướng thay thế ông Nguyễn Bá Cẩn sau khi được tin TT

Thiệu đã rời khỏi VN.

Trung Tướng Trần Văn Đôn, Phó Thủ Tướng kiêm Tổng Trưởng Quốc Phòng trong CP

Nguyễn Bá Cẩn cũng muốn cái ghế Thủ Tướng…Ngày 26/4/1975, TT Trần Văn Hương

đến trình bày trước Quốc Hội Lưỡng Viện đề nghị các DB, NS chấp thuận trao quyền cho

Đại Tướng Dương Văn Minh thay ông làm Tổng Thống để nói chuyện với phía CS. Các

DB thuộc đảng Tân Đại Việt (Phong Trào QGCT) như Nhan Minh Trang, Nguyễn Ngọc

Tân…đã lên diễn đàn chống việc trao quyền cho Đại Tướng Dương Văn Minh trong khi

đó, DB Lý Quý Chung lại xin Quốc Hội Lưỡng Viện chấp thuận trao quyền cho ĐT

Dương Văn Minh và ông tuyên bố ĐT Dương Văn Minh là một quân nhân, nhất định sẽ

chiến đấu bảo vệ VNCH, không đầu hàng CS. Ngày 27/4/1975, phái đoàn do Đại Tướng

Cao Văn Viên (Tổng Tham Mưu Trưởng) và Trung Tướng Trần Văn Đôn (Phó Thủ

Tướng kiêm Tổng Trưởng Quốc Phòng)… đến trình bày tình hình quân sự trước Quốc

Hội đề nghị Quốc Hội chấp thuận trao quyền cho ĐT Dương Văn Minh…Những DB, NS

không đồng ý đã phát biểu rằng:“ theo Hiến Pháp, nếu Tổng Thống và Phó Tổng

Thống đều mệnh một hay từ chức thì người kế vị để lãnh đạo quốc gia sẽ là Chủ

Tịch Thượng Nghị Viện.” Ông Dương Văn Minh không có tư cách dân cử và đã một lần

lên nắm chính quyền sau khi TT Ngô Đình Diệm bị lật đổ và đã chứng tỏ không có khả

năng gì để ổn định tình hình, trái lại còn giúp cho CS phát triển nhanh chóng và lấn

chiếm Miền Nam…Nhiều người biết rõ ông Dương Văn Minh có người em là sĩ quan cao

cấp trong hàng ngũ CS và cả hai bên đã nhiều lần liên lạc với nhau…Nhưng cuối cùng,

Quốc Hội cũng đã chấp thuận trao quyền cho ĐT Dương Văn Minh mặc dù biết làm

như vậy là vi hiến. Trước khi Quốc Hội biểu quyết, những NS và DB bất đồng ý kiến…

đã bỏ phòng họp ra đi. Họ trở về nhà và lo tìm đường chạy thoát trước khi CS tiến vào

Sài Gòn. Tại Thượng Nghị Viện, sau khi tan họp, Ông Chủ Tịch Trần Văn Lắm cũng đã

bí mật rời khỏi VN và trao lại cho Trung Tá Nguyễn Bá Tường (Chánh Văn Phòng) một

cái xách tay trong đó có chìa khoá văn phòng và con dấu Chủ Tịch TNV. Ngoài ra còn

một mảnh giấy viết tay của ông Trần Văn Lắm gửi cho ông Trần Trung Dung, Đệ I Phó

CT/TNV “uỷ quyền cho ông Trần Trung Dung thay thế ông Trần Văn Lắm xử lý

thường vụ Chủ Tịch TNV”…

Tối 28/4/1975, trong cuộc bàn giao giữa Tổng Thống Trần Văn Hương và Đại Tướng

Dương Văn Minh tại Dinh Độc Lập, ông Dương Văn Minh đã trình diện Nội Các tạm

thời chỉ có 3 người là: Cụ Nguyễn Văn Huyền (Phó Tổng Thống) và GS Vũ Văn Mẫu

(Thủ Tướng)…những chức vụ khác trong Chính Phủ chưa có. Việc lập Nội Các mới vào

ngày hôm sau cũng chưa hoàn thành. (Theo lời Trung Tướng Nguyễn Hữu Có kể lại:

Ngay sau đó, Ông Dương Văn Minh đã nhờ Thượng Toạ Thích Trí Quang liên lạc với

VC, đồng thời đã cử một phái đoàn do cụ Nguyễn Văn Huyền vào gặp VC tại trại David

trong phi trường Tân Sơn Nhứt, đưa đề nghị ngưng chiến để thương lượng. Nhưng tất cả

mọi người đã bị CS lừa gạt. Các tướng lãnh có trách nhiệm đều đã bỏ trốn, Bộ Tổng

Tham Mưu vắng vẻ, không còn một người nào. Ông Dương Văn Minh đã cử các tướng

Vĩnh Lộc, Lâm Văn Phát, Nguyễn Hữu Có, Đỗ Kế Giai, v.v….đứng ra tổ chức lại quân

đội nhưng đã quá muộn. VC đang tiến vào Sài Gòn và lên tiếng trên đài phát thanh “Giải

Phóng” kêu gọi Dương Văn Minh đầu hàng vô điều kiện và trao quyền lại cho họ. Tân

  • Thủ Tướng Vũ Văn Mẫu đã lên tiếng yêu cầu người Mỹ hãy rút ra khỏi Việt Nam để nội

bộ người Việt Nam tự giải quyết với nhau trong tinh thần huynh đệ.

Câu hỏi (04): Xin Giáo Sư cho biết tình hình nước Mỹ trước ngày 30/4/1975 và vai trò

của Đại Sứ Pháp tại Sài Gòn trước khi Tổng Thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu

hàng?

GS Nguyễn Lý-Tưởng:

Trở lại tình hình nước Mỹ trước ngày 30/4/1975, trong khi tinh hình VN rất đen tối thì tại

Hoa Kỳ, TT Nixon rồi Phó TT Agnew phải từ chức vì vụ Water Gate, Quốc Hội Mỹ đã

đề cử ông Geral Ford lên làm Tổng Thống. Tân Tổng Thống Ford đã cam kết tiếp tục

chính sách của TT Nixon, sẽ không bỏ rơi VN. Nhưng Quốc Hội Mỹ đã từ chối viện trợ

bổ túc về quân sự cho VN…Và dư luận báo chí Mỹ lúc đó đang nghiêng về phong trào

phản chiến, chủ trương tìm một giải pháp chính trị cho VN và chấm dứt chiến tranh. Điều

đó hoàn toàn bất lợi cho VNCH và tất nhiên là có lợi cho CS…Trong những ngày cuối

cùng trước khi Sài Gòn rơi vào tay CS, Mỹ đã di tản nhân viên của Toà Đại Sứ và các cơ

quan quân sự của họ ra khỏi Việt Nam bằng máy bay…

Đại sứ Pháp tại Sài Gòn, ông Merillon và Tướng Vanuxem đã đứng ra liên lạc với VC

cũng như với ông Dương Văn Minh, đề nghị một giải pháp chính trị cho VN. Ông cũng

đề nghị ông Dương Văn Minh kêu gọi 13 quốc gia ký tên bảo đảm cho việc thi hành hiệp

định Paris trong đó có Trung Cộng, hãy trực tiếp can thiệp để ngăn chận sự xâm lăng của

Hà Nội, để bảo đảm cho Miền Nam một chế độ trung lập với ba thành phần…Nhưng

Dương Văn Minh và những người chung quanh ông ta lúc đó đã chủ trương đầu hàng CS

nên đã từ chối lời đề nghị này. Giờ chót Tướng Vanuxem gặp Trung Tướng Vĩnh Lộc

phía sau lưng nhà thờ Đức Bà Saigon…Ông đã khóc khi báo tin cho Trung Tướng Vĩnh

Lộc biết “sứ mạng của ông ta đã thất bại” và khuyên Trung Tướng Vĩnh Lộc hãy tự lo

cho bản thân. Trung Tướng Vĩnh Lộc liền đến gặp Đại Tá Hải Quân Nguyễn Văn Tấn và

Đại Tá Tấn đã giúp cho ông và gia đình lên tàu hải quân tại bến Bạch Đằng (Sài Gòn) di

tản ra khỏi VN. Trong khi Đại Tá Tấn cùng gia đình đã bước lên tàu nầy thì phu nhân của

Đại Tá lên cơn đau tim phải đưa vào cấp cứu ở trong bệnh viện Grall của Pháp gần đó. Vì

thế Đại Tá Tấn và gia đình đã kẹt lại và sau đó phải đi trình diện “học tập cải tạo” vì

chiếc tàu kia không thể chờ đợi được, đành phải nhổ neo cho kịp giờ…(Thời gian gặp

nhau trong nhà tù CS sau 1975, chính Đại Tá Nguyễn Văn Tấn đã kể lại cho Nguyễn Lý

Tưởng chi tiết nầy)

Câu hỏi (05): Xin Giáo Sư cho biết tình hình Sài Gòn ngày 30/4/1975?

GS Nguyễn Lý-Tưởng:

Sáng 30/4/1975, trong lúc CS trên đường tiến vào Sài Gòn thì Dương Văn Minh đã tuyên

bố trên đài phát thanh Sài Gòn “đầu hàng CS” và kêu gọi quân đội ngưng chiến. Xe tăng

của CS tiến vào Dinh Độc Lập, nơi đó, Dương Văn Minh và những người ủng hộ ông

đang có mặt để trao quyền lại cho CS…

  • Tại Cần Thơ, ngay khi được tin ông Dương Văn Minh thay thế Cụ Trần Văn Hương làm

Tổng Thống VNCH, Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam đã tiếp một phái đoàn của Cựu

Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ từ Sài Gòn đến bằng máy bay trực thăng. Ông Nguyễn

Cao Kỳ và các chính khách Sài Gòn đã đề nghị ông Nguyễn Khoa Nam với tư cách Tư

Lệnh vùng IV (đồng bằng sông Cửu Long) cương quyết giữ vững Vùng IV để cho anh

em khắp nơi chạy về đây góp sức nhau tạo thành một lực lượng tự vệ hầu có thể thương

lượng với CS. Nhưng ông Nguyễn Khoa Nam trả lời: “Tôi là một quân nhân, tôi không

làm chính trị, tôi chỉ biết chấp hành mệnh lệnh của cấp chỉ huy. Trước đây Tổng Thống

Thiệu là cấp chỉ huy của tôi và bây giờ Đại Tướng Dương Văn Minh là cấp chỉ huy của

tôi…”. Phái đoàn của ông Nguyễn Cao Kỳ thất vọng trở về Saigon, sau đó, mạnh ai nấy

chạy thoát thân.

Sau khi Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, các tướng Phạm Văn Phú, Nguyễn Khoa

Nam, Lê Văn Hưng, Trần Văn Hai, Lê Nguyên Vỹ…đã tự tử…

Câu hỏi (06) Xin Giáo sư cho biết: Tại sao chúng ta phải bỏ nước ra đi?

GS Nguyễn Lý-Tưởng:

Khi nghe tin Duong Văn Minh đã đầu hàng và bộ đội CS đang tiến vào Sài Gòn, đồng

bào mạnh ai nấy chạy, tìm đường thoát khỏi chế độ CS bằng đủ mọi phương tiện: máy

bay, tàu thuỷ, ghe thuyền…Trong lịch sử VN, từ xưa tới nay chưa hề có sự kiện “người

Việt Nam bỏ nước ra đi”, dù trải qua một ngàn năm bị ngừơi Tàu đô hộ hay gần 100 năm

dưới chế độ thực dân Pháp. Trứơc đây, khi có sự thay đổi chế độ, thay đổi triều đại, thay

đổi ngừơi cai trị thì người Việt vẫn sống trên quê hương của mình. Ngay cả khi bị ngoại

quốc xâm lăng, người Việt vẫn không bỏ quê hương. Chỉ có dưới chế độ Cộng Sản mới

có chuyện bỏ nước ra đi, chấp nhận cái chết để đổi lấy tự do.

Biến cố 1945 dẫn đến cuộc di cư 1954 của cả triệu người VN bỏ nhà cửa, tài sản, bà con

họ hàng, mồ mả tổ tiên, bỏ quê hương miền Bắc để di cư vào miền Nam. Nhưng miền

Nam cũng là nước Việt Nam, không phải là một nước khác ngoài nước Việt Nam. Bây

giờ đây với biến cố 30/4/1975, càng to lớn hơn, bi đát hơn: hàng triệu người bỏ nước ra

đi, tìm đường thoát khỏi chế độ Cộng Sản bằng đủ mọi phương tiện: máy bay, tàu thủy,

ghe thuyền. Một số lớn đã chết trên sông, trên biển, trong rừng; bị bắt, bị hành hạ trong

các trại giam, bị chính quyền CS tịch thu hết tài sản, bị hải tặc cướp của, giết người, hãm

hiếp...Họ chấp nhận sự nguy hiểm, hy sinh cả tính mạng để đổi lấy tự do. Báo chí thường

gọi họ là những “thuyền nhân.” Như vậy, những người còn ở lại trong nước không phải

vì chấp nhận chủ nghĩa Cộng Sản, chấp nhận chế độ Cộng Sản mà ở lại...nhưng vì không

có cách nào thoát được, nên đành phải ở lại.

Câu hỏi (07): Sau hiệp định Paris (27/1/1973), người ta nói nhiều đến vấn đề “hòa

hợp, hòa giải dân tộc”...Tại sao sau ngày 30/4/1975 lại có hàng triệu người bị bắt buộc

phải vào nhà tù cải tạo của Cộng Sản? Như vậy có phải là “hòa hợp, hoà giải dân

tộc” hay không ?

GS Nguyễn Lý Tưởng:

  • Hiệp định Paris có đề cập đến vấn đề hoà hợp, hòa giải dân tộc và việc thành lập một

chính phủ gồm ba thành phần: Thành phần thứ nhất là Việt Nam Cộng Hoà (tức chính

quyền của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu); thành phần thứ hai là Mặt Trận Giải Phóng

Miền Nam và thành phần thứ ba là những người không thuộc về hai thành phần trên. Vấn

đề hòa giải dân tộc không phải mới được đặt ra từ khi có hội nghị Paris về chiến tranh

Việt Nam mà đã có từ năm 1945, khi Hoàng Đế Bảo Đại tuyên bố thoái vị và trao đất

nước lại cho ông Hồ Chí Minh lãnh đạo. Trong chiếu thoái vị, ngài chỉ mong ước một

điều là phía ông Hồ Chí Minh và Mặt Trận Việt Minh phải “thực hiện đại đoàn kết dân

tộc, tránh đổ máu, tránh cảnh huynh đệ tương tàn”. Ông Hồ Chí Minh (và đảng Cộng Sản

Việt Nam) đã hứa thực hiện yêu cầu đó của Hoàng Đế Bảo Đại, nhưng thực tế đã không

diễn ra đúng như vậy. Từ 1945 đến bây giờ, khát vọng hòa giải dân tộc, đoàn kết qúôc gia

vẫn tồn tại và thôi thúc cả hai bên Quốc, Cộng phải lo thực hiện. Nước Đức đã thực hiện

hòa giải ngay sau khi thống nhất. Liên Xô và các nước Đông Âu cũng đã thực hiện hoà

giải sau khi thay đổi chế độ. Người Hoà Lan (da trắng) cai trị người da đen (thổ dân) tại

Nam Phi đã mấy trăm năm. Ông De Clerck, người da trắng, là Thủ Tướng, phe chính

quyền, đàn áp người da đen. Ông Nelson Mandela vì tranh đấu chống kỳ thị chủng tộc,

chống chủ nghĩa Apartheid, bị tù mấy chục năm. Khi ông Mandela được tự do, ứng cử

và đắc cử Tổng Thống. Ông đã hứa với ông De Clerck sẽ không trả thù người da trắng.

Hai bên đã thực hiện lời hứa và dân tộc Nam Phi đã có hoà giải thực sự giữa người da

đen và người da trắng. Trong lịch sử nước ta, dưới đời nhà Trần, vua Trần Nhân Tông

sau khi thắng quân Mông Cổ (nhà Nguyên) đã ra lệnh đốt hết hồ sơ liên quan đến những

người làm tay sai cho giặc, không truy cứu tội phản quốc của họ. Đó là thái độ hoà giải

thực sự giữa người Việt với người Việt. Lịch sử nước Hoa Kỳ cũng đã để lại cho chúng

ta một bài học: trong cuộc chiến tranh Nam-Bắc, phe thắng trận đã đối xứ với phe thua

trận rất đáng khâm phục: Phe thua trận, những người lính miền Nam, được đối xử tử tế

không bị trả thù, không bị làm nhục, được trở về với gia đình, làm lại cuộc đời. Thái độ

của phe thắng trận luôn kính trọng người lính bại trận. Nhờ vậy mà nước Mỹ có đoàn kết,

mọi người nỗ lực góp công xây dựng đất nước phú cường cho đến ngày nay. Gần đây,

Miến Điện cũng đang thực hiện hòa giải sau khi chuyển hướng từ chế độ độc tài quân

phiệt qua chế độ dân chủ. Những ngừơi đối lập chính trị đã được trả tự do.

Cả hai hiệp định: Geneve 1954 và Paris 1973 đều nói rõ hai bên không được trả thù

những người đã phục vụ cho chế độ Quốc Gia hay chế độ Cộng Sản. Ngày 30/4/1975 là

cơ hội để Cộng Sản VN thực hiện chủ trương “hoà hợp, hoà giải dân tộc” mà họ đã đưa

ra. Nhưng họ đã bỏ qua và tiếp tục gieo tang thương cho dân tộc và đất nước Việt Nam.

Trên thực tế, sau ngày 30/4/1975, những người buông súng đầu hàng, ở lại miền

Nam...đã phải chịu áp bức, tù dày, kỳ thị, mất nhà cửa tài sản, ruộng vườn, mất việc làm,

mất mọi quyền tự do của một công dân trong chế độ dân chủ mà quan trọng nhất là quyền

tự do ngôn luận, quyền tự do tín ngưỡng. Các tu viện, trường học, cơ sở văn hoá, từ thiện

của các tôn giáo bị tịch thu, các tu sĩ bị bắt, bị tù dày, bị xử tử…vì dám đứng lên tranh

đấu cho tự do tôn giáo. Từ 1975 các cuộc tranh đấu đòi xoá bỏ chế độ CS, đòi tự do tôn

giáo, đòi thực thi các quyền tự do dân chủ, nhân quyền…vẫn tiếp tục diễn ra khắp mọi

nơi, mọi lúc, ở trong nước, ở hải ngoại, từ thế hệ già cho đến thế hệ trẻ, không phân biệt

nam nữ, địa phương, sắc dân…không bao giờ ngừng. Hệ quả của chính sách trả thù mà

Cộng Sản chủ trương như ngày nay chúng ta đã thấy. Do đó mới có chuyện hàng triệu

người bỏ nước ra đi. Họ ra đi không phải để kiếm cái ăn, cái mặc nhưng trước hết là để

  • được sống tự do, không bị áp bức về tư tưởng, về tôn giáo, không bị phân chia giai cấp,

không bị ràng buộc bởi lý lịch, được thăng tiến theo tài năng của mình…

Câu hỏi (08): Xin GS cho biết: Cộng Sản đã đối xử với những người buông súng đầu

hàng, đi trình diện học tập cải tạo sau ngày 30/4/1975 như thế nào? Giáo sư đã trải

qua những trại tù nào ở miền Nam và ở miền Bắc?

GS Nguyễn Lý-Tưởng:

Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam là công cụ của Hà Nội, đã cho công bố chính sách 12

điểm; đồng thời cũng cho ra đời cái gọi là Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hoà

Miền Nam Việt Nam. Chính sách 12 điểm đó là chủ trương khoan hồng nhân đạo, hoà

hợp hoà giải dân tộc…Những người tin tưởng vào chính sách 12 điểm đó…đã buông

súng đầu hàng để được “hưởng sự khoan hồng” và hy vong được “làm một người dân

lương thiện trong xã hội”, được “làm lại cuộc đời” sau khi đất nước chấm dứt chiến

tranh, tái lập hoà bình…Kết quả là họ đã bị đày đoạ trong các trại tù được mệnh danh là

“Trại Cải Tạo”. Một số đã chết vì bị đày đoạ ở những nơi rừng thiêng nước độc, bị bắt

buộc phải lao động khổ sai, biệt xứ, bốn năm hay năm năm đầu không được gặp mặt cha

mẹ, vợ con, anh em (có người từ ngày bị tù cho đến chết chưa một lần được gặp mặt vợ

con vì gia đình quá nghèo, không có tiền để đi từ Nam ra Bắc thăm chồng, thăm cha). Họ

sống thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu thuốc men…Khổ nhất là cơn đói hành hạ suốt đêm, suốt

ngày…Họ bị hành hạ cả tinh thần lẫn vật chất…bị bắt khai báo về lý lịch từ đời ông đời

cha cho đến đời mình, kể cả anh em, bà con dòng họ, khai cho hết quá trình hoạt động

chống phá cách mạng ra sao, tự mình buộc tội mình, không có tội cũng phải nghĩ ra cho

có. Quá trình khai báo lý lịch trải qua 4 giai đoạn: động não, nhớ cho hết quá khứ tội lỗi

của mình; sau đó là ăn năn hối cải, quyết tâm từ bỏ và cuối cùng là viết lời khai báo. Làm

như vậy khác nào một người theo đạo Công Giáo (CS gọi là đạo Thiên Chúa), khi đi

xưng tội với Linh Mục thì phải trải qua 4 giai đoạn: -xét mình, ăn năn tội, giốc lòng chừa

rồi mới vào gặp Linh Mục để xưng tội.

Một người đi cải tạo, lúc mới nhập trại thì phải khai báo lý lịch…Sau đó, được học tập và

được cán bộ hướng dẫn, động viên để khai báo…viết khai báo xong đem nộp bài…cán bộ

đọc thấy chưa thành khẩn thì trả lại cho người đó để viết lại…mỗi tháng hoặc vài tháng

phải khai báo lại một vài lần…mỗi năm khai báo lại…nếu ở tù 3 năm thì khai báo liên tục

trong 3 năm…nếu ở tù 10 năm, 13 năm (như trường của cá nhân tôi: Nguyễn Lý-Tưởng)

… thì phải viết khai báo liên tục từ khi mới vào trại tù cho đến ngày được ra tù…cứ đến

kỳ hạn thì lại phải khai báo …khai về tội của mình…khai về tội của người khác…khai

theo cá nhân, cùng với nhiều người trong một tổ chức khai về tổ chức của mình trước

1975…lập ra từng nhóm gọi là “tổ chuyên đề” để viết khai báo về VNCH…Thế là người

tù cải tạo thi nhau lập công, tố cáo lẫn nhau…Mỗi tuần sinh hoạt một lần, phê bình, kiểm

điểm…Trong tù tổ chức thành tổ, thành đội: Tổ trưởng, đội trưởng báo cáo cho cán bộ

thái độ của người tù cải tạo, theo dõi tư tưởng, việc làm, lời nói của từng người…Nói tóm

lại, bọn công an coi tù, đã sử dụng mọi phương pháp để hành hạ người tù về mặt tinh

thần lẫn thể xác. Đáng sợ nhất là bị đưa ra trước tổ, trước đội, trước buồng để phê bình

(một hình thức tố khổ)…Ban ngày đi lao động vất vả, tối về phải sinh hoạt học tập, nghe

đọc báo, đọc sách, nghe đài (radio), loa phóng thanh của trại chỉa thẳng vào tai người tù,

  • không nghe cũng phải nghe…Nhiều người đã chết trong cảnh cô đơn lạnh lùng, chết vì

kiệt sức, chết vì đói, chết không thấy mặt cha mẹ vợ con…

Mỗi người tù phải “chấp hành tốt” 4 tiêu chuẩn cải tạo, là: lao động, học tập, thành thật

khai báo và tôn trọng nội quy. Tuỳ theo mức vi phạm nặng nhẹ, phạm nhân sẽ bị phạt: cắt

bớt phần ăn, không cho nhận thư từ, tiếp tế của gia đình, không cho gặp mặt vợ con, thân

nhân, hoặc bị cùm một chân trong nhà kỷ luật thời hạn 2 tuần, 3 tuần, một tháng và có thể

một vài năm. Nhà kỷ luật là một nơi tối tăm, ăn, uống, tiêu, tiểu tại chỗ, chân bị cùm

24/24 giờ đồng hồ, treo hỏng chân lên. Mùa Đông không được mặc áo ấm, không có

mùng màn, để cho muỗi cắn. Ban đêm cứ một giờ, hai giờ thì có lính gác đi ngang qua

gọi tên và phải trả lời “có mặt” để biết mình còn sống. Suốt đêm cứ chập chờn, hễ nghe

tiếng lính gác kêu tên thì phải trả lời…Nếu ngủ quên thì bị mắng chưởi hay bị đánh…(Cá

nhân tôi đã 03 lần bị cùm một chân trong nhà kỷ luật: 2 lần tại trại Hà Tây và một lần tại

trại Nam Hà…với lý do tổ chức hát Thánh Ca, làm sớ Táo Quân đọc cho anh em nghe

vào giờ giao thừa nội dung phản đối chế độ lao tù của CS)…

Bị đưa vào nhà kỷ luật: vừa bị biệt giam, vừa bị cùm. Còn biệt giam thì chỉ bị giam ở một

nơi riêng biệt, không được liên lạc với ai. Ngoài 03 lần bị cùm trong nhà kỷ luật, tôi còn

nhiều lần bị biệt giam: tại nhà giam Hoả Lò (Hà Nội) tại lao xá Chí Hoà (Sài Gòn), tại

trại giam Phan Đăng Lưu (tức lao xá Gia Định trước mặt chợ Bà Chiểu) và 3-C bến Bạch

Đằng (Sài Gòn) bây giờ là 3-C Tôn Đức Thắng…Thời gian bị biệt giam tại Hà Nội (miền

Bắc) và tại Sài Gòn (miền Nam) tổng cộng 20 tháng. Hai lần tù dưới chế độ CSVN tổng

cộng 14 năm tôi đã trải qua các trại giam sau đây: làng Cô Nhi Long Thành (tỉnh Đồng

Nai), trại giam Thủ Đức, lao xá Chí Hoà, Phan Đăng Lưu, 3-C bến Bạch Đằng thuộc

miền Nam và các trại Hà Tây (tỉnh Hà Sơn Bình), Nam Hà (tỉnh Hà Nam Ninh), Hoả Lò

(Hà Nội) thuộc miền Bắc VN.

Ngoài những người trước đây phục vụ trong quân đội, cảnh sát, cán bộ, nhân viên hành

chánh hay các cấp lãnh đạo chính quyền VNCH… còn có các nhà tu hành, tín đồ của các

tôn giáo, cán bộ của các chính đảng, nhà văn, nhà báo, trí thức, thanh niên, sinh viên học

sinh, cũng bị đàn áp, giam cầm, giết hại …vì đã lên tiếng đòi hỏi tự do tôn giáo, dân chủ,

nhân quyền cho VN …Cho đến những thành phần buôn bán, làm nghề tự do để sinh sống

cũng bị chung số phận…dưới chiêu bài “diệt tư sản mại bản” hoặc bị chụp mũ “tay sai

CIA”…

Địa điểm thiết lập trại giam phần lớn là vùng rừng núi, sát biên giới Lào Việt, Việt-

Kampuchia hay Việt-Trung…Những nơi như Hà Nội, Sài Gòn, Gia Định, Thủ Đức…đều

là chỗ biệt giam. Có thể nói trại tù cải tạo hay các chỗ biệt giam là địa ngục trần gian:

Phải chăng những nơi đó là thể hiện tình huynh đệ, là khoan hồng nhân đạo, là hoà hợp,

hoà giải dân tộc?

Câu hỏi (09): Giáo sư có suy nghĩ gì về việc các tôn giáo và nhân sĩ, trí thức (đặc biệt

là sinh viên và giới trẻ) ở trong nước đã lên tiếng đòi hỏi bỏ điều 4 Hiến Pháp, đòi

thực hiện một chế độ dân chủ cho Việt Nam? Việc bỏ điều 4 Hiến Pháp có giúp cho

dân tộc Việt Nam hoà giải và đoàn kết được không?

  • -GS Nguyễn Lý-Tưởng:

Điều 4 Hiến Pháp dành độc quyền lãnh đạo cho đảng Cộng Sản Việt Nam. Theo lời Nông

Đức Mạnh thì Quốc Hội có nhiệm vụ định chế hoá các quyết định của Bộ Chính Trị. Như

vậy Quốc Hội chỉ là hình thức cho có với thế giới mà thôi, thực sự Quốc Hội chẳng có

quyền hành gì và cũng không đại diện cho dân. Bộ Chính Trị là một nhóm người nắm

quyền lãnh đạo tối cao trong Đảng Cộng Sản, đồng thời cũng là cơ quan lãnh đạo tối cao

của đất nước. Vai trò của nhân dân chỉ là bù nhìn. Hiến Pháp quy định rằng Nhân Dân

làm chủ nhưng Đảng Lãnh Đạo và Nhà Nước quản lý. Các vị đại biểu Quốc Hội là do

Đảng giới thiệu ra ứng cử, người dân đi bầu chọn người đại diện của mình vào Quốc Hội.

Nhưng chọn ai thì người đó cũng là người của Đảng, không có người đối lập. Trong một

chế độ dân chủ thì ba ngành Lập Pháp (Quốc Hội), Tư Pháp (Toà Án) và Hành Pháp (nhà

nước hay chính quyền) hoàn toàn độc lập, gọi là “Tam Quyền Phân Lập”. Chính đảng

đóng một vai trò rất quan trọng trong sinh hoạt chính trị của một chế độ dân chủ. Một chế

độ không có chính đảng đối lập, không có sinh hoạt chính trị đa nguyên đa đảng, không

có bầu cử ứng cử tự do, toà án không được độc lập khi xét xử thì đó là chế độ độc tài, độc

đảng, không phải là chế độ dân chủ. Do đó, điều 4 Hiến Pháp của nước Việt Nam hiện

nay là điều quy định cho một chế độ độc tài, độc đảng không phải là một chế độ dân chủ.

Toàn dân Việt Nam muốn được hưởng các quyền tự do dân chủ như các nước tiên tiến

trên thế giới thì phải huỷ đỏ điều 4 Hiến Pháp hiện nay. Vì, duy trì điều 4 Hiến Pháp là

duy trì một chế độ độc tài, độc đảng hoàn toàn đi ngược với nguyện vọng của dân tộc

Việt Nam trong cuộc tranh đấu chống xâm lăng, giành độc lập từ hậu bán thế kỷ 19 đến

nay (gần 150 năm). Từ cuối thế kỷ 19, các nhà ái quốc của Việt Nam chúng ta, đã đứng

lên tranh đấu chống thực dân Pháp, chống chế độ phong kiến độc tài, với mục đích giải

phóng dân tộc khỏi vòng nô lệ thực dân, phong kiến…để xây dựng cho dân tộc chúng ta

một chế độ dân chủ, tự do, tôn trọng nhân quyền.

Các quyền căn bản của người dân trong một chế độ dân chủ là: 1.Quyền Tự Do Tôn

Giáo, 2.Quyền Tự Do Tư Tưởng, Tự Do Ngôn Luận, 3.Quyền Tự Do Chính Trị (đa

nguyên, đa đảng; tam quyền phân lập) và 4.Quyền Tư Hữu của người dân…

Từ khi ông Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản Việt Nam cướp được chính quyền tại Hà Nội

(19/8/1945) và thiết lập một chế độ độc tài đảng trị thì có sự chia rẽ trầm trọng trong dân

tộc Việt Nam giữa những người Quốc Gia, chủ trương một chế độ tự do dân chủ, tôn

trọng nhân quyền và những người Cộng Sản chủ trương một chế độ độc tài, đảng trị.

Đảng Cộng Sản VN đã lợi dụng xương máu của toàn dân để bảo vệ quyền lợi của Đảng

Cộng Sản, của các cấp lãnh đạo đảng Cộng Sản, của đảng viên đảng Cộng Sản, để thực

hiện chủ nghĩa Cộng Sản trên đất nước Việt Nam và trên thế giới, thực hiện sách lược

cộng sản hoá toàn thế giới do Liên Xô và Trung Cộng lãnh đạo.

Chúng ta biết rằng ông Hồ Chí Minh đã đem chủ nghĩa Cộng Sản từ nước Nga (Liên Xô)

vào Việt Nam. Nước Nga là nơi Lenin, lãnh tụ Cộng Sản thế giới đã thành công, đã áp

đặt chủ nghĩa Cộng Sản trên toàn bộ dân Nga và các nước Đông Âu. Nước Nga là cái nôi

của thế giới Cộng Sản nhưng ngày hôm nay, chế độ Cộng Sản đã sụp đổ tại nước Nga và

các nước Đông Âu. Việt Nam chỉ là con đẻ của Cộng Sản Nga tại sao cho đến ngày hôm

nay vẫn không chịu từ bỏ chế độ Cộng Sản? Tại sao cho đến ngày hôm nay vẫn đi ngược

  • lại nguyện vọng của dân tộc ta gần 150 năm nay là thực hiện một chế độ tự do, dân chủ

và tôn trọng nhân quyền. Điều 4 Hiến Pháp là nguyên nhân gây chia rẽ dân tộc, nguyên

nhân tạo nên hận thù dân tộc giữa người Việt Nam với nhau. Trước khi chủ nghĩa Cộng

Sản được áp đặt lên dân tộc Việt Nam thì người Việt Nam đâu có giết hại lẫn nhau, đâu

có đấu tranh giai cấp, đâu có đấu tố lẫn nhau, đâu có gọi nhau là Việt gian, là Nguỵ, là

phản động, phản cách mạng…đâu có xua quân miền Bắc vào giết hại người miền Nam…

đâu có đem hàng ngàn xe tải từ miền Bắc vào vơ vét của cái, tài sản, lương thực của

người miền Nam đem về miền Bắc…đâu có cảnh người miền Bắc di cư vào Nam 1954

và người miền Nam bỏ nước ra đi năm 1975 (đến nỗi phải chết trên sông, trên biển, trong

rừng…hy sinh tính mạng để đổi lấy hai chữ tự do)…?

Từ năm 1975 đến 1988, suốt 13 năm ở trong nhà tù CS, tôi đã suy nghĩ và thảo luận với

anh em một chương trình xây dựng Việt Nam trong tương lai. Tết năm 1988, tôi được ra

khỏi nhà tù CS miền Bắc, trở về đoàn tụ với gia đình tại Sài Gòn, tôi đã viết ra một tài

liệu 36 trang đánh máy với nội dung gồm 02 phần: (1) Nhận định về tình hình VN hiện

nay (2) Đề nghị một chương trình xây dựng Việt Nam trong tương lai. Trong phần nhận

định, tôi đã nêu lên những sai lầm của Cộng Sản từ khi ông Hồ Chí Minh và Mặt Trận

Việt Minh cướp được chính quyền tại Hà Nội (19/8/1945) đến 1998…Tôi cũng nêu lên

những sai lầm của Mỹ và Việt Nam Cộng Hoà từ khi có chính quyền quốc gia dưới thời

Quốc Trưởng Bảo Đại cho đến 1975. Trong phần đề nghị, tôi đã nêu lên tất cả trên 10

điểm xây dựng một nước Việt Nam trong tương lai. Tài liệu nầy tôi đã nhờ người mang

ra hải ngoại cho anh em nghiên cứu, đồng thời tôi cũng đã chuyển cho anh em trong nước

nhất là tại Sài Gòn và các tỉnh miền Nam để làm kim chỉ nam cho cuộc tranh đấu đòi

thực hiện một chế độ dân chủ đa nguyên đa đảng, tam quyền phân lập, tự do ngôn luận,

tự do tôn giáo, bảo vệ quyền tư hữu của người dân…Ngày 4 tháng 6/1992, tôi bị bắt và bị

buộc tội “hoạt động lật đổ chính quyền…” công an đã tịch thu được tài liệu 36 trang

này…Trong thời gian 13 tháng bị biệt giam tại Phan Đăng Lưu (tức trại giam Gia Định

trước chợ Bà Chiểu), lao xá Chí Hoà (Sài Gòn) và 3-C bến Bạch Đằng (tức đường Tôn

Đức Thắng, Sài Gòn)…Tôi đã tranh luận với công an một cách thẳng thắn về chương

trình xây dựng Việt Nam trong tương lai mà tôi đã viết ra. Cuối cùng, do sự can thiệp của

Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc cùng bạn bè khắp nơi trên thế giới (nhất là tại

Pháp), ngày 4/7/1993, công an đã trả tự do cho tôi và đến 25/7/1994, tôi được xuất cảnh

và được định cư tại miền Nam California. Năm 1993, sau khi ra khỏi nhà tù CS, tôi được

tin Tiến Sĩ Steve Young và ông Nguyễn Đình Huy (bạn tù sau 1975 với tôi tại miền Bắc

VN) đã cho ra đời một tổ chức chính trị mới tại Sài Gòn, lấy tên “Phong Trào Thống

Nhứt Dân Tộc và Xây Dựng Dân Chủ”…Phong trào nầy đã đưa ra một chương trình 6

bước để cho Việt Nam chuyển hướng từ chế độ Cộng Sản qua chế độ dân chủ, tự do…

Chương trình nầy, theo Tiến Sĩ Steve Young cho biết, đã được gửi đến cho một vài vị

trong Bộ Chính Trị đảng CSVN tại Hà Nội (mà tôi nghĩ là TS Steve Young đã trao cho

ông Nguyễn Cơ Thạch, Bộ Trưởng Ngoại Giao của Hà Nội khi ông nầy đến New York

họp Liên Hiệp Quốc) …Rất tiếc, chương trình 6 bước nầy đã không được CSVN thực

hiện vì lúc bấy giờ Cộng Sản Nga và Đông Âu mới sụp đổ, Hà Nội lo sợ Trung Cộng tấn

công nên vào tháng 10/1993, Chủ Tịch nước là Lê Đức Anh đã qua Tàu gặp lãnh đạo

Trung Cộng “cam kết rằng đảng CS Hà Nội sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào Trung Cộng để

tồn tại…và từ chối dân chủ hoá…” (xem bài của TS Steve Young đăng trên nhật báo

Người Việt tr.B 6 ngày Thứ Ba, 23/4/2013…)… TS Steve Young và ông Nguyễn Tấn Trí

  • từ Hoa Kỳ về VN đã bị bắt giam, ông Nguyễn Đình Huy và một số đồng chí cũng bị bắt

tại Saigon…Ông Nguyễn Đình Huy mới qua đời tại VN cách nay hơn một năm. Nhắc lại

chuyện cũ trên 20 năm trước đây để thấy rằng cuộc vận động huỷ bỏ điều 4 Hiến Pháp

vốn đã có từ trước 1992 chứ không phải đợi đến 2013 mới nói đến. Sách vở và các cơ

quan tuyên truyền của Cộng Sản thường ca tụng ông Hồ Chí Minh là một nhà ái quốc.

Theo tôi, Hoàng đế Bảo Đại mới thực sự là một nhà ái quốc khi ông tuyên bố thoái vị và

trao quyền lãnh đạo đất nước lại cho ông Hồ Chí Minh chỉ vì muốn có đoàn kết dân tộc,

muốn tránh cho dân tộc cảnh huynh đệ tương tàn. Do đó, phải bỏ điều 4 Hiến Pháp thì

mới đem lại hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam, cho đất nước Việt Nam. Bỏ điều 4 Hiến

Pháp thì mới có hoà giải dân tộc, mới có đoàn kết dân tộc, mới có sức mạnh để chống

xâm lăng.

Câu hỏi (10) Giáo sư nghĩ gì về hoạ xâm lăng của Trung Cộng?

GS Nguyễn Lý-Tưởng:

Đối với dân tộc Việt Nam, cái hoạ xâm lăng từ phương Bắc, cái hoạ người Hán, người

Tàu, và hoạ bành trướng của Trung Cộng ngày nay, là một kinh nghiệm lịch sử ngàn đời

mà dân tộc ta không bao giờ quên. Ông Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản VN đã cam tâm

làm tay sai cho Nga cộng và Tàu cộng để thực hiện chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới

nói chung và trên dân tộc Việt Nam nói riêng. Cuộc chiến do Cộng Sản phát động từ

1945 đến 1975…đã có hàng triệu người Việt Nam phải chịu cảnh tang tóc, mất hết nhà

cửa, ruộng vườn, phải bỏ quê hương, mồ mả tổ tiên mà đi tỵ nạn ở khắp nơi trên thế giới.

Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản đã nhận viện trợ từ Nga cộng và Trung cộng: tiền bạc,

thực phẩm, súng đạn, máy bay, tàu thuỷ, xe tăng, quân trang quân dụng để gây ra cuộc

chiến tranh huynh đệ tương tàn hầu thực hiện cho được chủ nghĩa cộng sản trên đất nước

Việt Nam. CSVN đã vâng theo lệnh của Trung cộng, đem chính sách cải cách ruộng đất,

đấu tố địa chủ dã man tàn bạo của Tàu, áp dụng tại miền Bắc Việt Nam từ những năm

1952 đến 1958, đã làm cho hàng trăm ngàn người chết, hàng chục ngàn gia đình tan

nát…đã dem lại cho dân tộc Việt Nam một nỗi kinh hoàng, một bài học về hận thù chia

rẽ trong xã hội cộng sản mà trước đây chưa bao giờ xảy ra. Năm 1958, vì nhu cầu chiến

tranh thôn tính miền Nam VN, Thủ Tướng CS Hà Nội là Phạm Văn Đồng đã ký công

hàm xác nhận Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Trung cộng (Lúc đó Hoàng Sa, Trường Sa

thuộc về phía nam vĩ tuyến 17 và là dơn vị hành chánh của Việt Nam Cộng Hoà)…Sau

1975, để trả nợ cho Trung Cộng, CSVN đã dâng đất, dâng biển cho Trung cộng, dành cho

Trung cộng đủ mọi quyền lợi về kinh tế, khai thác hầm mỏ, đấu thầu xây dựng…tại VN.

Đó là chưa kể hàng lậu, hang giả… từ biên giới phía Bắc và từ ngoải biển tuôn vào để

phá nên kinh tế của quốc dân VN. Trung cộng đã thông qua đảng CSVN để thực hiện kế

hoạch xâm lăng VN một cách tinh vi…Hiện nay đã có hàng triệu người Tàu hiện diện ở

VN mà CSVN không kiểm soát nổi (hoặc không dám đụng chạm đến họ). Người Tàu vào

VN không cần chiếu khán, họ muốn đi đâu thì đi, muốn làm gì thì làm. Người Tàu lấy vợ

VN không cần giấy giá thú, sinh con không cần khai sinh…miễn sao để lại dòng máu

Hán tộc trên đất VN để trong tương lai sẽ trở thành đạo quân xâm lăng đất nước VN mà

không cần khai chiến. Người Tàu qua VN thuê đất rừng để trồng trọt và di dân Tàu qua ở

đó rồi dần dần tổ chức thành làng mạc của họ. Đã có nhiều khu vực bất khả xâm phạm,

  • những khu phố dành riêng cho người Tàu mà chính quyền CSVN không được quyền

kiểm soát. Các vị trí chiến lược như cao nguyên miền Trung hay vùng biên giới miền Bắc

(giáp giới Trung cộng) hiện nay đã tràn ngập người Tàu với cơ giới, nhà cửa, nhân công

(có võ trang để tự vệ)…Như vậy, một khi có chiến tranh xảy ra giữa hai nước thì Việt

Nam lấy gì để bảo vệ lãnh thổ và nhân dân của mình. Ngay từ trong nhà đã có sự hiện

diện của kẻ thù rồi. Vì thế, cái hoạ xâm lăng từ phương Bắc (tức từ Trung Cộng) đã thật

sự xảy ra từ lâu rồi. Linh Mục Nguyễn Văn Lý vì đã dám nói lên sự thực đó mà bị bắt lại

và bị giam giữ, từ 1975 đến 2017, nhiều lần tù tổng cộng 27 năm. Nhiều sinh viên, trí

thức trong nước đã lên tiếng cảnh cáo hoạ xâm lăng từ Trung Cộng mà bị nhà cầm quyền

VN ra lệnh cho công an đàn áp dã man, và ra lệnh cho Toà án xét xử bất công đối với

những công dân yêu nước nầy. Tội ác tiếp tay với giặc Tàu của CSVN thật không còn

giấy mực nào ghi lại cho hết.

GS Nguyễn Lý-Tưởng
( Võ Hồng Phi chuyển )
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn