Tại sao Cộng Sản Bắc Việt mất hơn 3 tỷ đô la viện trợ theo thỏa ước Ba Lê 1973

Thứ Sáu, 27 Tháng Tư 20186:01 SA(Xem: 6318)
Tại sao Cộng Sản Bắc Việt mất hơn 3 tỷ đô la viện trợ theo thỏa ước Ba Lê 1973
Đinh Hoa Lư

Lời dẫn của dịch giả

Khác với chủ trương hoà bình của VNCH, Hà Nội chủ trương vừa đánh vừa đàm vừa đàm vừa đánh. Hiệp định Ba Lê vừa ký xong thì phía Hà Nội vi phạm liên tiếp và cũng không rút quân ra khỏi Cambodia và Lào . Mục đích là lợi dụng Hoà Đàm để chiếm trọn VNCH mà Tháng Tư Đen 1975 là minh chứng hùng hồn cho dã tâm của họ.
Chính Lê đức Thọ và Kissinger được giải Hoà Bình Nobel nhưng Lê Đức Thọ không dám nhận do sao?
Ai cũng hiểu nếu nhận Nobel Hoà Bình thì làm sao duy trì cuộc chiến cho đến 1975
Oái ăm thay các thế lực phản chiến và khuynh tả tại Hoa Kỳ và Âu Châu vẫn cho rằng Henry Kissinger là Đạo Diễn Chiến tranh khi ông ra lệnh bỏ bom Cambodia sau 1973
Đọc hồi ký Kissinger chúng ta sẽ hiểu thêm tại sao Hà Nội quá tham lam vừa muốn có tiền của Mỹ theo điều khoản 21 Hoà Ước Ba Lê vừa tăng cường cuộc chiến khi Mỹ phải ký để rút quân về nước?
Trong Điều 21 của Thoả Ước Ba Lê có đề rằng:
Hoa Kỳ dự kiến Thoả Ước này sẽ là đem lại hoà giải với Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà cùng tất cả dân tộc khác tại Đông Dương. Nhằm theo đuổi truyền thống cố hữu, Hoa Kỳ sẽ đóng góp trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh trong thời hậu chiến trong việc tái thiết Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà cùng toàn thể Đông Dương.
Mỹ hoàn tất được rút quân thì vụ Watergate ập đến? Phải chăng vụ Watergate làm gián đoạn viện trợ này?
Hoàn toàn không phải vậy. Chình CSVN là người bội tín đã lợi dụng Hoà Đàm Ba Lê là bước đệm làm đà tiến để đánh cướp trọn vẹn VNCH, xé bỏ hoàn toàn Thoả Ước này.
Trong hồi ký Những Năm Tháng Biến Động của nguyên ngoại trưởng Henry Kissinger, ông đã dành vài trang để nhắc lại lời hứa của Hoa Kỳ giúp tái thiết miền Bắc VN sau khi hoà bình trở lại.
Nhưng sự thoả thuận này bị CSVN xé bỏ, và sự đòi hỏi vênh váo ngang ngược của CSVN cho số tiền tái thiết này là “Bồi Thường Chiến Tranh” để gián tiếp vừa ăn tiền Mỹ vừa gán cho Mỹ là “Kẻ Thua Trận”?
Hà Nội có thể không cần hơn 3 tỷ đô la viện trợ kinh tế của Mỹ  y như Hoà Đàm Ba Lê đã viết nhưng họ có một con mồi to lớn gấp ngàn lần 3 tỷ kia là VNCH
Sự thật của tháng Tư Đen 1975 đã nói lên tất cả dã tâm của CSVN và lịch sử không thể nào trở lại để các thế lực phản chiến sửa sai nên họ đành im lìm từ tháng Tư 1975 trở lại đây.
Phần dịch thuật sau đây sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm ý nghĩa của ông Kissinger viết lại trong Hồi Ký Years of Upheaval. 

tai-sao-cong-san-bac-viet
         ECONOMIC AID by Henry Kissinger

YEARS OF UPHEAVAL

Dịch thuật: Đinh Hoa Lư

Hồi ký Henry Kissinger trong Những Năm Tháng Biến Động
 (Years of Upheaval)

tai-sao-cong-san-bac-viet1
          Kissinger thời gian về hưu sau 2000

Ước mong chính yếu của Phạm Văn Đồng trong Thoả Ước Ba Lê chính là Viện Trợ Kinh Tế do Hoa Kỳ hứa hẹn. Đã mong như vậy nhưng ông ta làm ra vẻ đây là điều Hà Nội ‘thi ân‘ cho Mỹ khi nhận khoản viện trợ này? Họ không cần biết rằng sự giúp đỡ của Hoa Kỳ là một quyền, nó lệ thuộc vào sự tuân thủ của Hà Nội có tuân theo các điều khoản của Hiệp Định này hay không? Và sự can thiệp của Bắc Việt là những khoản chính trị khó lòng chấp nhận.
Làm sao chúng ta (Hoa Kỳ)lại để một vấn đề tự nguyện giúp đỡ ‘biến’ thành một “quyền” của Bắc Việt rồi họ tiếp tục biến hai xã hội tiếp tục đi dần vào sự không hiểu và vô cảm lẫn nhau trong nghệ thuật ‘lèo lái’ của họ? Về phía chúng ta sự viện trợ kinh tế lại là kết quả từ những mâu thuẫn  về giá trị lý tưởng cùng suy giải về vận dụng vật chất để hoàn thành những quyết định chính trị. Dù sao chưa từng có một cường quốc nào trên thế giới lại vật vã với quyền lực như Hoa Kỳ.
Chúng ta từng coi chiến tranh như là những điều “bất thường”, từng tước đi khuynh hướng hoà bình, giàu có và tự do. Do đó không có một xã hội nào như chúng ta lại  lấy việc xây dựng một quốc gia chiến bại  làm NHIỆM VỤ cho mình. Thế mà sau Thế Chiến thứ HAI chính nước Mỹ lại lấy điều này làm nhiệm vụ trung tâm một nguyên tắc trong chính sách ngoại giao của mình. Và tại Việt Nam nguyên tắc này nay lại được đem ra để khuyến dụ kẻ thù bất khả chiến bại chấp nhận các lời hứa trong thoả hiệp. Mặt khác điều tích cực trong niềm tin tưởng của chúng ta thật khó lòng đạt được mục tiêu với một đối phương chúng ta chưa chiến thắng, những kẻ luôn luôn hoài bão sự chiến thắng cuối cùng trong kinh tế, những kẻ khi nào cũng mang tham vọng chiếm thế thượng phong bất chấp mất mát vật chất ra sao?
Qua nhiều năm chúng ta vẫn kẹt cứng chính sách đối với Đông Dương. Dưới thời tổng thống Lyndon B Johnson, vào tháng Tư 1965 chính ông cũng từng hứa tái thiết, cho Hà Nội một khoản tiền giúp tái cấu trúc kinh tế. Chúng ta không hiểu vào thời đó Hà Nội có thấy qua ý hương giúp đỡ đó chúng ta có ý hạ giảm cuộc chiến hay chăng? (Nếu thế thì tình thế đã khác rồi) hoặc giả đây là bằng chứng bất lực của tư bản nắm bắt được cơ hội giúp cho phía cách mạng. Bất cứ đề nghị nào rồi cuối cùng cũng chẳng được chấp nhận?

tai-sao-cong-san-bac-viet2
                     Kissinger & TT Lyndon B. Johnson

Vào thời Tổng thống Nixon, quan niệm về động cơ của phía Hà Nội có phần khác hơn. Hà Nội nghĩ rằng mục đích viện trợ nhân đạo này phía Mỹ muốn vỗ yên sự bất đồng nội bộ bởi vậy họ cũng không cần đợi lâu để theo bước những người đi trước. Vào ngày 18.9.1969 trong bài diễn văn trước Đại Hội Đồng LHQ, TT Nixon đề nghị lại một viện trợ kinh tế cho Bắc VN và một phần cho Đông Dương và kết cục cũng chẳng hơn gì vào thời TT Johnson. Trong cuộc thương thảo bí mật giữa tôi (Kissinger) và Lê Đức Thọ trong một đề nghị viện trợ khác lại chẳng có gì khích lệ. Lê Đức Thọ cho hay việc đó chẳng mang lại lợi ích gì. TT Nixon nhắc lại công khai đề nghị này vào 25 tháng Giêng 1972. Trong cuộc họp báo vào ngày kế tiếp đó tôi cố gắng giải thích tiếp Mỹ sẽ có kế hoạch nhiều tỷ đô la giúp tái thiết Đông Dương trong đó miền Bắc VN. Trong Báo Cáo Chính Sách Ngoại Giao của Tổng Thống ngày 9.2.1972 có những chi tiết khá rõ ràng:
-Chúng ta (Mỹ) đã chuẩn bị xong khoản chi khổng lồ gồm 7 tỷ rưỡi đô la trong thoả thuận tổng thể nhằm tái thiết trong đó Bắc VN có thể được chia tới 2.5 tỷ đô la.

Trong bài diễn văn “Hoà Bình Trong Tầm Tay” tai hội nghị báo chí vào ngày 26.10.1972 tôi từng lập lại vấn đề này.
Rồi chính tôi cũng từng lập lại đề nghị này vào các cuộc họp báo vào các ngày 24.1.1973 và TT Nixon cũng lập lại vào ngày  31.1.1973.

tai-sao-cong-san-bac-viet3 Tiếp liền sau đó thế lợi của Hà Nội trong dự thảo lại càng được thúc đẩy nhanh hơn. Cũng không thể thừa nhận lợi ích kinh tế có thể làm người ta kết thúc chiến tranh nhưng một khi đã quyết định kết thúc chiến tranh dù không háo hức nhưng Hà Nội không loại trừ chuyện này. Cụ thể Hà Nội dù không nói ra nhưng Hà Nội sẽ đòi hỏi khoản viện trợ này trong danh nghĩa là BỒI THƯỜNG CHIẾN TRANH hơn là viện trợ. Chúng ta thấy ý tưởng của Hà Nội trong đòi hỏi khoản viện trợ này là mức khiêm tốn khi Lê Đức Thọ chỉ đơn giản yêu cầu lấy ‘toàn bộ’ gói viện trợ 7.5 tỷ đô la mà chúng ta từng nói là dành cho toàn bộ Đông Dương. Chúng ta từng chuẩn bị tinh thần chấp nhận những điều chưa có trong điều khoản  trước đây. Chúng ta sẵn sàng mở rộng viện trợ do hai nội các tổng thống từng hứa hẹn chuyện này và nhất là chuyện viện trợ có khả năng khuyến khích Hà Nội chịu tuân thủ Thoả Ước Ba Lê. Nhưng chúng ta cần nhắc cho Hà Nội biết rằng Viện trợ là một Nguyên Tắc Truyền Thống Mỹ Quốc nó là một hành động TỰ NGUYỆN chứ không hề là một BỔN PHẬN nào hết? Qua nhiều tuần lễ ‘kỳ kèo trả giá’chúng ta đã hạ con số đòi hỏi của Hà Nội xuống 3.25 tỷ đô la, đây là con số có thể hi vọng Quốc Hội chúng ta chấp thuận.
Trong tài liệu liên quan đến Thoả Ước Ba Lê và thông báo của Tổng thống (Nixon) Điều 21 có ghi như sau:

Hoa Kỳ dự kiến Thoả Ước này sẽ là đem lại hoà giải với Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà cùng tất cả dân tộc khác tại Đông Dương. Nhằm theo đuổi truyền thống cố hữu, Hoa Kỳ sẽ đóng góp trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh trong thời hậu chiến qua tái thiết Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà cùng toàn thể Đông Dương…

PART 2 

tai-sao-cong-san-bac-viet4
                   Kissinger and Le Duc Tho in Paris 1973

Lời hứa hẹn đưa ra nằm trong mong đợi rằng cuộc chiến sẽ chấm dứt và kỷ nguyên hoà giải có thể có được. Tôi (Kissinger) thường nhấn mạnh cho Lê Đức Thọ khả năng viện trợ và dự thảo đưa lên Quốc Hội (Mỹ) sẽ được chuẩn thuận VÀ Hà NỘi sẽ duy trì Thoả Ước Ba Lê. Chúng ta chủ tâm gia tăng mức độ viện trợ này cùng lúc phải công bố nhiều lần rộng rãi trong công luận. Chỉ có bí mật là đường dây liên lạc giữa TT Nixon và thủ tướng Phạm Văn Đồng vào lúc đó là tiến trình thi hành Khoản 21 ra sao. Nhằm nhấn mạnh vấn đề viện trợ này là chuyện tự nguyện, tôi và ông Lê Đức Thọ cùng đồng ý khoản ước này sẽ được công bố vào ngày 30/1/1973 tức là ba ngày sau ngày KÝ Thoả Ước nhằm đổi lại DANH SÁCH tù binh Mỹ bị giam giữ tại Lào.

tai-sao-cong-san-bac-viet5
                    Kissinger and Le Duc Tho 6/1973 Paris

Nhưng đến ngày giao ước đó, Bắc Việt đã bội tín không giao danh sách tù binh Hoa Kỳ bị giữ tại Lào khiến chúng ta bắt buộc phải cho đại diện Mỹ tại Ba Lê phải giữ lại điều khoản giao ước nói trên. Rắc rối này đưa ngay đến một vấn đề đó là danh sách Tù Binh Mỹ tại Lào (Laotian POW được bàn giao trễ lui vào ngày 1/2/1973 khi này thông điệp của TT Nixon mới giao cho ông Phạm Văn Đồng.)

tai-sao-cong-san-bac-viet6
TS Henry Kissinger đến Hà Nội vào ngày 10/2/1973 gặp Thủ Tướng Bắc Việt Phạm Văn Đồng. Người thông dịch trong hình là Nguyễn đình Phương (nguồn Bettmann/CORBIS by Manh Hai)

Trong thông điệp của TT Nixon-do ban chúng tôi soạn- có đề nghị tiến trình viện trợ kinh tế. Trong chuyến thăm Hà Nội tôi cũng đưa ra những đề cương hay nguyên tắc tổng quát về vấn đề này, nó sẽ đưa đến tiến trình thành lập Uỷ Ban Hỗn Hợp Kinh Tế. Mục đích của uỷ ban này nhằm đưa ra chương trình viện trợ rõ ràng và tỉ mỉ hơn. (Uỷ Ban Hỗn Hợp này thực sự có đề ra tại Ba Lê vào ngày 15/3/1973). Thông điệp của TT Nixon có đề ra con số viện trợ cụ thể “trong phạm vi 3.25 tỷ đô la” trong vòng 5 năm, là khoản “sơ bộ” và có thể du di sửa đổi chi tiết giữa hai nước. (Viện trợ về lương thực cũng nằm trong này) Thông điệp của TT Nixon nhấn mạnh những điều khoản nào liên quan đến nghị trình của Uỷ Ban Kinh Tế Hỗn Hợp sẽ đệ trình lên Quốc Hội như là một chương trình viện trợ ngoại giao sau khi thảo luận với quốc gia đó. Có một phần riêng nhấn mạnh về vấn đề này: “Cần hiểu rằng sự giới thiệu từ Uỷ Ban Kinh Tế Hỗn Hợp như Tổng Thống đã liên lạc với Thủ Tướng Việt Nam chỉ thực hiện với những gì Hiến Pháp (Mỹ) cho phép.”

Ông Lê Đức Thọ cũng chẳng e dè chút nào, vào tháng Giêng ông ta nói trước với tôi một khoản đặc biệt và thích hợp để trình lên với Tổng Thống chúng ta. Ông Thọ năn nỉ cho được một điều đã thiếu trong thông điệp Tổng Thống Nixon rằng chúng ta không được đặt ĐIỀU KIỆN nào khi thi hành bổn phận. Tôi chỉ ngay rằng điều gì Hà Nội quyết định phải gây được thuận lợi cho cả hai phía do tiến trình luật pháp nước Mỹ là một thực tế trong cuộc sống. Chúng ta “thoả thuận” qua nêu rõ ý muốn để có sự chuẩn thuận của  QH vào một trang riêng được gửi đồng thời giữa hai bên. Lê Đức Thọ xem chừng cũng bằng lòng. Điều này khiến Hà Nội cho công bố lá thư và bãi bỏ điều đòi hỏi-điều này chứng tỏ khá rõ ràng là họ đã tin vào chủ định của phía chúng ta.

tai-sao-cong-san-bac-viet7
         Quân Hoa Kỳ và trận chiến Mậu Thân 1968 (Manh Hai)
tai-sao-cong-san-bac-viet8
Đây là bức hình lưu trữ của Quân Hoa Kỳ trong trận tái chiếm thành nội Huế Mậu Thân 1968. Chúng ta thấy người lính da đen đang kéo một người lính da trắng đang bị thương. Tình đồng đội không phân biệt màu da khác với sự kỳ thị tại nước Mỹ thời bình.

Niềm tin của Bộ Chính Trị tại Hà Nội cả thập kỷ nay là lợi dụng sức ép quốc nội từ phía chúng ta để đẩy chúng ta từ bất lợi này sang bất lợi khác. Chuyện này làm họ càng xem thường đòi hỏi khác của chúng ta thường bàn thảo với họ. Như trong buổi họp báo vào ngày 24/1/1973 trước khi ký Thoả Ước Ba Lê, tôi từng nhấn mạnh với phía Bắc Việt rằng chúng ta chỉ nói chuyện với họ mỗi khi ” các điều khoản Hiệp Định được thực hiện đúng.”

tai-sao-cong-san-bac-viet9
Thảm sát Mậu Thân Huế. 250 thi hài nạn nhân VC trong vụ thảm sát Mậu Thân được khai quật và cải táng tập thể tại Huế vào ngày 15/10/1969.

Khi Thoả Ước được thi hành, chấm dứt chiến tranh có thể làm giảm áp lực cho Chính phủ chúng ta nhượng bộ Hà Nội; Thật ra những ai chủ trương bỏ phiếu tại QH chủ trương viện trợ kinh tế để chấm dứt chiến tranh là những kẻ ít nhiệt tâm hơn cả. Đa số công luận chúng ta đều ưa thích một chiến thắng vinh quang để đi đến thoả thuận. Ít ai lại ưa chuyện giúp đỡ kinh tế cho một nước từng hạnh hạ tù binh Hoa Kỳ bao giờ. TT Nixon đã thực hiện đúng khi ông ra lệnh cho tôi phải nhắc nhở phía đối tác tại Hà Nội rằng điều kiện viện trợ chỉ có khi Hà Nội TUÂN THỦ NGHIÊM CHỈNH THOẢ ƯỚC BA LÊ` trong đó phải rút quân ra khỏi Cambodia. Bắc Việt không thể đòi hỏi gì khác. Nếu chiến tranh không chấm dứt, chuyện “HẬU CHIẾN” cũng chẳng có và thời gian tái thiết hậu chiến nói thật ra chẳng bao giờ đến?

tai-sao-cong-san-bac-viet10

Đúng như chúng ta tiên liệu, Phạm Văn Đồng bác ngay đề nghị này. Ông ta lại có những quan điểm lạ lùng do đòi hỏi rằng Hà Nội có quyền gắn liền “điều kiện chính trị” vào thoả thuận. Viện trợ chúng ta phải “vô điều kiện”. Nói cách khác, Hà Nội họ muốn một mình tha hồ dùng viện trợ Mỹ để thực hiện tham vọng bao lâu nay là xích hoá Đông Dương bằng hành vi vi phạm trắng trợn một THOẢ ƯỚC trong đó chúng ta lại có bổn phận cung cấp những nguồn lực cho họ (thi hành sự xâm lăng trên).

PART 3 

tai-sao-cong-san-bac-viet11
    Lê đức Thọ và Henry Kissinger người mang kiếng là thông dịch viên Nguyễn đình Phương .

Điều gây cho Hà Nội tiếp tục tức tối chính là họ tiếp tục bị Quốc

Hội (QH Hoa Kỳ) đòi hỏi để được chuẩn thuận. Tới từng mang một đống hồ sơ như vậy tới Hà Nội để dạy cho miền Bắc Việt Nam biết thể nào là tiến trình của QH chúng ta. Thủ tục về ngân sách phía Mỹ sẽ viện trợ cho họ  do Hành Pháp và Lập Pháp soạn thảo bao gồm 57 trang đánh máy trong khoảng cách đơn (single spaced); trong đó Hoa Kỳ sẽ đứng ra trong chương trình viện trợ song phương và đa phương. Hồ sơ bao gồm các thảo chương liên quan đến luật định (trong đó có những hạn chế bắt buộc của QH Mỹ khi viện trợ cho Hà Nội). Một loạt các phác thảo về chương trình viện trợ cho Việt Nam cùng danh sách các nghị viên cùng các thượng nghị sĩ QH có tiếng từng chỉ trích gay gắt và càng lúc càng hoài nghi về viện trợ nước ngoại Tôi đã tận tay trao hồ sơ nói trên tới Ông Phạm Văn Đồng. Ông ta bỏ chuyện này sang một bên cố làm ra vẻ xem thường điều QH chúng ta đòi hỏi không ra gì (mặc dù có một thực tế ông ta đã có khả năng thao túng được QH chúng ta đối với Hành Pháp Hoa kỳ trong lúc cuộc chiến đang xảy ra).

Phạm Văn Đồng nghi ngờ như sau:

-Trước hết tôi muốn nói lên điều nghi ngờ rằng… Đó là điều tôi nói thẳng với quý vị. Ai cũng biết rằng phía Mỹ đã tiêu tốn một ngân sách quá lớn trong cuộc chiến VN. Đó là khoản tốn phí có thể lên đến 200 tỷ đô la, thêm vào đó QH Mỹ hoàn toàn không ưa gì cuộc chiến tranh này. Cuộc chiến đang nổ ra thì QH các ông chuẩn thuận dễ dàng (ông ta cười) thế mà giờ đây khi chúng ta giải quyết điều này thì quý vị lập pháp và QH quý vị ra làm điều khó khăn?

Ông ta (Phạm V Đồng) tiếp tục nhắc lại vấn đề ông nghi ngờ chúng ta lấy cớ trở ngại  Lập Pháp để trốn tránh điều chúng ta từng “cam kêt” với Hà Nội mà thôi.

Chúng ta cũng không cần thiết phải dùng cả rừng lập pháp của chúng ta để làm vấn đề thành nên phức tạp hơn.  Tôi có cảm giác càng lúc càng khó hiểu. Dĩ nhiên sự đời này khi người ta không còn mong muốn điều gì các khía cạnh pháp lỳ chỉ là phương tiện để kết thúc nó.

Tôi phải nói rằng: không bao giờ như thế. Tôi từng hùng hồn bảo vệ cho QH chúng ta trong chuyến đi này. Sau này chính những nhà phê bình từng chê tôi không làm hết trọng trách mà trên giao phó đã tự hào về tôi. Đúng như dự kiến cuối cùng họ đồng ý rằng Ủy Ban Hỗn Hợp Kinh Tế để phát triển mối bang giao kinh tế sau này trong chương trình viện trợ chính là điều từng đáng đệ trình lên QH.

Có vài điều chưa thuyết phục cho lắm trong mối bang giao sắp tới giữa Hà Nội và Hoa Thịnh Đốn trong đó có sự trễ nãi của Ủy Hội Quốc Tế thành lập tại Ba Lê nhằm có sự phê chuẩn quốc tế về Thỏa Ước Ba Lê. Hà Nội cũng chưa sẵn sàng thành lập mối giây liên lạc chính thức nào thậm chí các cơ quan ngoại giao cũng không có nhân viên ngoại giao cho đầy đủ. Chúng ta có đề nghị một số ý kiến về vấn đề này nhưng tất cả đều bị Hà Nội chối từ. (thật buồn cười, lại có một số ý kiến được Bắc Kinh chấp nhận vài ngày sau khi đưa ra). Với cá tính lập dị và tách biệt điển hình (self-absorption) có nghĩa là Hà Nội muốn có các đồng viện Tây Phương và một số người Mỹ và cả Sô Viết những ai thuộc phái chống đối hay làm bất lợi chúng ta nói chung.
Đó là lý do Hà Nội chủ tâm không muốn sự tham dự của ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc hay là hạn chế đến mức tối đa vai trò LHQ. Từ đây chúng ta nghiệm ra vai trò quý báu của ông Tổng Thư Ký cũng như ông đã dè dặt đánh giá về vấn đề chủ quyền quốc gia của Hà  Nội. Tại buổi tiệc tiễn đưa, Phạm Văn Đồng tuyên bố  “bằng lòng” về chuyến viếng thăm Hà  Nội của tôi (Kissinger)  cũng như kết quả của nó. Tuy rằng đọc lại các bản thảo trong chuyến đi không có bằng chứng hiển nhiên nào về sự bằng lòng này. Tâm trạng tôi lúc đó thật ảm đạm tuy nhiên lúc này tôi không từ bỏ hi vọng.

Sau mười  năm kéo dài cuộc chiến cam go cay đắng, và có lẽ không ai còn mong nó kéo dài hơn nữa. Hà Nội lẫn Hoa Thịnh Đốn cả hai đều gây cho nhau nhiều tổn thất nặng nề từ nhân mạng cho đến hội chứng tâm lý, và có thể là khó phục hồi. Nước chủ nhà đã lịch sự tiếp đón chúng ta nhưng không quá vội để mong họ chuyển đổi thái độ. Họ đang lợi dụng các điều khoản và phương pháp trong Thoả Ước Ba Lê nhằm tiến hành cuộc chiến (mới) bằng cách gia tăng áp lực phá hoại Thoả Ước, lợi dụng sự khoan dung của chúng ta, vi phạm trầm trọng các điều khoản chính của Thoả Ước trong đó đã cân bằng lực lượng các phe thành hình sau khi thoả thuận.

tai-sao-cong-san-bac-viet12

Với tình trạng đầy nghi nan như vậy, nhưng chúng ta đã dành mọi nỗ lực cho tiến trình hoà bình lập lại. Thật quả là đau khổ nếu như chúng ta phải dần dà sa vào một cuộc chiến mới. Có thể có  người hi vọng một số người theo chủ nghĩa quốc gia tại Hà Nội trông mong sự quan hệ với Hoa Thịnh Đốn để có lợi thế giữa khối Cộng Sản như  Bắc Kinh cùng Mạc Tư Khoa. Có thể khi ông Phạm Văn Đồng khăng khăng đòi viện trợ kinh tế là dấu  hiệu của nhóm lãnh đạo tại Hà Nội đang cần xây dựng xã hội hơn là đi xâm lăng nước kế cận. Nếu quả như vậy thì chúng ta sẵn sàng hợp tác. Nhưng quả thật tôi chỉ là con mồi hay đã trở thành hoài nghi trong chuyện này.
Tôi rời Hà Nội với lắm lo toan hơn là lạc quan. Xe đưa chúng tôi qua một cầu phao đến sân bay Gia Lâm từ đó có máy bay của của Sô Viết đưa chúng tôi đến sân bay Nội Bài nơi này có phi cơ của Tổng Thống chờ đợi chúng tôi. Chúng tôi vào máy bay bằng một cầu thang. Thời tiết hôm đó quá ẩm ướt tại Hà Nội cộng với một chính sách thắt lưng buộc bụng, sự hoài nghi mọi thứ tập trung vào  một thủ đô tạo nên một không khí ngột ngạt  mà tôi chưa hề thấy khi thăm viếng nước ngoài. Sự thận trọng quá mức của nhóm lãnh đạo Hà Nội quả thực đã áp lực tôi quá  nhiều so với kinh nghiệm của tôi từng đàm phán với bất cứ lãnh đạo Cộng Sản nước khác. Tôi thận trọng báo cáo với TT Nixon, rằng nên cân nhắc ước tính thật tỉnh táo với triển vọng của Thoả Ước Ba Lê.

Tôi đã thẳng thắn chỉ ngay cho họ biết (cũng như phía Trung Cộng) rằng phía họ đã lợi dụng Thỏa Ứớc Ba Lê một là làm vũ khí tấn công, nhắm vào lợi thế này, để áp lực chính phủ Sài Gòn, thứ hai là chống lại chúng ta khiến chúng ta đi đến những chọn lựa quá gian nan. Trong trường hợp này họ dùng vấn đề trao trả tù binh cho chúng ta và giữ đấy đợi cho đến khi chúng ta hoàn toàn rút quân khi đó họ mới lộ rõ bản chất thật sự của họ. Đó là Hà Nội sẽ giữ nguyên lực lượng họ tại Lào và Cambodia qua trì hoãn đàm phán và vi phạm trắng trợ Thỏa Ước Ba Lê cùng phóng ra ngay nhiều cuộc tấn công mới cùng quy mô hơn. Họ đã tính toán rằng chúng ta khi này không còn căn cứ nào ở đây để đáp trả những cuộc tấn công nói trên.

tai-sao-cong-san-bac-viet13
  Tổng Thống Mỹ Nixon đón TT VNCH Nguyễn Văn Thiệu tại đảo Midway ngày Ngày 8 tháng 6 năm 1969.

Họ cũng có một chọn lựa khác là tôn trọng Thỏa Ước cùng tìm kiếm các mục tiêu đưa đến tiến trình tốt đẹp cho hòa bình. Đương nhiên lúc này họ sẽ chào đón quan hệ đầy tính xây dựng từ chúng ta cùng lúc tìm kiếm viện trợ kinh tế tập trung vào công việc tái thiết và xây dựng chủ nghĩa xã hội tại miền bắc. Chúng ta từng tuyên bố với Đồng minh họ tại Đông Dương về mục tiêu trên qua phương tiện về chính trị cùng tâm lý. Tóm lại, khi này họ sẽ tuân thủ một lộ trình hòa bình hơn cùng để những lực lượng lịch sử hoàn thành ước nguyện phía họ, ít nhất là vài năm.

Khi không Bắc Việt tuyên bố rằng chọn lựa thứ hai của họ cách giải quyết và tính toán rất khoa học, nhưng điều đó hoàn toàn không có nghĩa lý gì cả. Tôi không thể phán đoán rõ rằng những cuộc đàm phán vừa qua mà tôi từng tham dự phải chăng gây cho Hà Nội thua thiệt to lớn, xa rời đồng minh, và kỳ vọng viện trợ là phương tiện cứu sống cho họ? Đối với họ lý tưởng nhất là gộp hai chọn lựa một lần:

VỪA VI PHẠM THỎA ƯỚC VỪA ĐEO ĐUỔI MỤC TIÊU CẢI TIẾN QUAN HỆ VỚI CHÚNG TA QUA VIỆN TRỢ KINH TẾ. 

Trong lúc nhiệm vụ thiết yếu của chúng ta là thuyết phục Hà Nội nên chọn một trong hai mà thôi. Đây là nhiệm vụ hàng đầu của tôi trong chuyến công du Hà Nội này. Tôi nhấn mạnh với họ vấn đề hàng đầu là chuyện họ đã gây nên sự đối đầu mới với chúng ta do đó họ không thể nào có viện trợ kinh tế và không thể nào nuốt trọn Đông Dương. Về mặt khác nếu họ cứ mãi lỳ lợm cùng đề cao các nghĩa vụ của họ, chúng ta sẵn sàng bình thường hóa với Bắc Kinh mà thôi và sẽ không cần can dự gì vào quyết tâm chính trị tại Đông Dương bất kể tình trạng nơi này ra sao?

Khó mà chứng minh sự thành công do nó phải nằm trong hoàn cảnh tối ưu. Đất nước chúng ta cần có sự đoàn kết cùng một chính phủ mạnh mẽ, có mục đích có kỷ luật cùng khả năng hành động quyết đoán cùng khả năng duy trì cân bằng rủi ro và ưu đãi các điều khoản trong Thỏa Ước Ba Lê. Rủi thay vụ Watergate ập đến làm chúng ta mất tất cả./.

Henry Kissinger

Translation by Đinh Hoa Lư
kỷ niệm 43 năm mất VNCH 

Source: Kissinger, Henry. Years of Upheaval. 1st ed. Boston: Little Brown,& Company 1982. From page 37to page 43.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn