Nhật Bản - quốc gia từ bỏ Tết Nguyên đán

Thứ Năm, 06 Tháng Hai 20253:00 CH(Xem: 1389)
Nhật Bản - quốc gia từ bỏ Tết Nguyên đán

Khi người dân Việt Nam hay Trung Quốc chuẩn bị trang trí nhà cửa để đón Tết Nguyên đán, lễ hội đón năm mới ở Nhật Bản đã kết thúc từ lâu.

Cuối tháng một, đầu tháng hai hàng năm, khi các quốc gia láng giềng như Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam chuẩn bị đón năm mới theo âm lịch, Nhật Bản đã làm điều này cách đó một tháng. Nói cách khác, người Nhật đón năm mới theo lịch dương, là ngày 1/1 hàng năm.

Đền Senso ji tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Kcp international

Đền Senso ji tại Tokyo, Nhật Bản vào năm mới. Ảnh: KCP International

Nhật Bản từng đón Tết Nguyên đán giống nhiều quốc gia châu Á khác cho đến năm 1873. Khi đó, Nhật Bản áp dụng lịch Gregory (dương lịch) với mong muốn đất nước hòa nhập với các nước phương Tây. Các nước như Trung Quốc, Việt Nam vẫn áp dụng hai loại lịch, gồm lịch âm và lịch dương như hiện nay.

Sắc lệnh bãi bỏ lịch âm của Nhật Bản được ban hành đột ngột đến nỗi người dân phải vội vã chuẩn bị đón năm mới. Theo nhà văn Asano Baidō (1816-1880), người dân không có thời gian để làm bánh gạo ăn trong dịp năm mới nên phải đặt bánh ngoài cửa hàng. Nhiều gia đình vội vã dựng kadomatsu (vật trang trí truyền thống làm bằng tre và thông), số khác không kịp trang trí bất kỳ thứ gì đón năm mới.

Ban đầu, nhiều người phản đối việc bỏ Tết âm lịch của chính phủ. Thậm chí, người dân vẫn tiếp tục ăn mừng Tết Nguyên đán, đặc biệt tại các vùng nông thôn. Đến những năm 1900, lịch âm đã hoàn toàn biến mất khỏi cuộc sống hàng ngày của người dân nước này.

Ngày nay, du khách vẫn tìm thấy một số nơi ở Nhật Bản tổ chức đón Tết Nguyên đán như các khu phố Tàu dọc đất nước hoặc trên đảo Ryukyu. Tại đảo Ryukyu, đón năm mới vào ngày 1/1 dương lịch đã trở nên phổ biến hơn, tuy nhiên, nhiều gia đình vẫn đón tết âm (gọi là Soguwachi) với các hoạt động trang trí nhà cửa, chuẩn bị thực phẩm ăn trong dịp năm mới. Vào những ngày này, mọi người sẽ cầu nguyện để xin sức khỏe, giàu có.

Nhật Bản - quốc gia không đón tết Nguyên Đán - 1

Bữa ăn truyền thống dịp năm mới của người Nhật. Ảnh: KCP International

Dù đã bỏ Tết Nguyên đán, người dân Nhật Bản vẫn giữ lại nhiều phong tục đón năm mới giống các nước châu Á như gọi đêm giao thừa là Ōmisoka (ngày ba mươi vĩ đại), tổ chức các hoạt động vào dịp rằm tháng Giêng (ngày 15/1 âm lịch) tại một số đền chùa.

Trong tiếng Nhật, đêm giao thừa được gọi là Ōmisoka hay ngày thứ 30 vĩ đại, chỉ ngày cuối cùng của tháng 12 âm lịch có 30 ngày. Hiện nay, đêm giao thừa được tổ chức vào ngày 31/12 giống với phần lớn quốc gia trên thế giới, người dân vẫn gọi ngày này là Ōmisoka.

Người Nhật có thói quen gửi thiệp chúc mừng năm mới (nengajō) đến bạn bè, người thân, thầy cô, đồng nghiệp và gửi qua đường bưu điện vào ngày 1/1. Bưu điện Nhật Bản vẫn in khoảng 3 tỷ thiệp năm mới mỗi năm, con số này đang giảm dần vì mọi người có xu hướng gửi thiệp điện tử.

Anh Minh (Theo Metropolis Japan, Tokyo treat)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Tư, 01 Tháng Mười Một 20177:51 CH
Nhân 54 năm cuộc đảo chính 01/11/1963 lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm, BBC Tiếng Việt nhắc lại một số lời và bình luận kể về cuộc đời của bà Trần Lệ Xuân.
Thứ Tư, 01 Tháng Mười Một 20176:11 CH
Hồng vệ binh chính là những đứa trẻ, những thanh niên trong sáng nhưng được tuyên truyền vào trong tâm hồn lòng thù hận sâu sắc đối với “những kẻ thù của cách mạng”. Và từ đó những đứa trẻ,
Thứ Tư, 01 Tháng Mười Một 20174:21 CH
vua Quang Trung cấp cho bọn giặc Tàu Ô. Ngoài ra cung từ của các tù nhân đều khai rằng lực lượng này có đến 12 viên Tổng binh và hơn 100 hiệu thuyền:
Thứ Tư, 01 Tháng Mười Một 201712:45 CH
Từ trước tới nay, chúng ta chỉ biết tới nhân vật Ngô Đình Nhu (1910-1963) với những hoạt động của ông trong lĩnh vực chính trị. Cuộc đảo chính cuối năm 1963 ở miền Nam Việt Nam
Thứ Tư, 01 Tháng Mười Một 20175:39 SA
Đúng 54 năm trước, vào ngày 1/11, Tổng thống đầu tiên của nền Cộng hòa Việt Nam là Ngô Đình Diệm đã bịTrung tướng Dương Văn Minh, đảo chánh.
Thứ Tư, 01 Tháng Mười Một 20175:23 SA
Vào ngày này năm 1765, trước sự phản đối rộng rãi ở các thuộc địa Bắc Mỹ, Nghị viện Anh vẫn cho ban hành Đạo luật Tem thuế (Stamp Act), một biện pháp đánh thuế nhằm tă
Thứ Ba, 31 Tháng Mười 201712:30 CH
1. Karl Marx (5/5/1818-14/3/1883) là một nhà khoa học lớn. Ông là nhà triết học, kinh tế học, xã hội học. Ông là nhà báo, là nhà lý luận chính trị. Ông là nhà cách mạng xã hội. Viết về ông vô vàn pho sách.
Thứ Ba, 31 Tháng Mười 20175:49 SA
Vào ngày này năm 1517, linh mục và học giả Martin Luther đã đến gần cánh cửa nhà thờ Castle ở Wittenberg, Đức
VIDEO HNPD
Video HNPD 

"Vietnam ! Việtnam !", tài liệu được giải mã. (phụ đề Việt ngữ)

          (muốn phóng hình lớn, click vào ô vuông bên phải phía dưới khung hình)



n đài VOA (Bấm để xem thêm)
Giao Kèo
Web tham khảo