Thị trấn đặc biệt 80% người dân sống dưới lòng đất, nhà hang động tiện nghi đến mức dân du lịch phải xếp hàng tham quan
Nhằm trốn cái nóng phía trên mặt đất, người dân Australia đã đào đất, xây dựng hẳn một thị trấn phía dưới lòng đất.
Coober Pedy là một thị trấn nhỏ ở vùng hẻo lánh của miền Nam nước Úc, cách thủ đô Canberra hơn 1.000 dặm.. Vào những năm đầu thế kỷ 20, mỏ opal khổng lồ được phát hiện trong khu vực. Dẫu khí hậu vô cùng khắc nghiệt, người dân vẫn kéo đến đây để khai thác mỏ, biến Coober Pedy thành "thủ đô opal của thế giới". Đến ngày nay, việc khai thác khoáng sản hiếm này đã bị cấm. Thế nhưng cư dân vẫn chọn ở lại thị trấn khắc nghiệt này và có một nguồn thu thú vị nữa, đó là từ du lịch.
Nhiệt độ trung bình hằng năm ở Coober Pedy vô cùng cao. Nước ở đây cũng khá khan hiếm và lượng mưa cực kỳ thấp. Người dân nơi đây phải đi lấy nước ở nguồn cách khoảng 15km mỗi ngày. Vì quá nóng, mọi người di cư đến thị trấn từ 100 năm trước đã lựa chọn một giải pháp đặc biệt, đó là đào hầm, xây nhà dưới lòng đất.
Việc chui xuống lòng đất ở thực sự đã giúp cư dân của Coober Pedy tránh nóng. Dù bên ngoài nhiệt độ có khắc nghiệt như thế nào, lên đến 50 độ C thì ở bên dưới, nhiệt độ trong lòng đất chỉ khoảng 24 độ C mà thôi. Việc tìm được nơi trú ngụ mát mẻ hơn đã giúp các người thợ mỏ trụ lại được ở Coober Pedy. Ngày nay, có khoảng 80% dân số thị trấn sống trong các căn nhà dưới lòng đất.
Nhìn hình ảnh này, bạn có nghĩ đó là hang của loài cầy mangut hay một loài nào đó sống dưới lòng đất? Không. Đó là hình ảnh phía trên của thị trấn Coober Pedy, Australia. (Ảnh: Getty Images/Lonely Planet Images).
Coober Pedy là một trong những khu vực khắc nghiệt nhất thế giới, với nhiệt độ ban ngày có thể lên đến 50 độ C nhưng ban đêm có thể giảm xuống dưới 0 độ C. Để chống đỡ với sức nóng như chảo lửa ở phía trên, người dân nơi đây đã đào hầm, xây dựng nhà cửa dưới mặt đất. (Ảnh: Getty Images/Lonely Planet Images).
Ngoài nhà ở, thị trấn này có cả bảo tàng, nhà thờ, phòng trưng bày nghệ thuật, khu vui chơi, quầy bar. Thậm chí, họ có hẳn một khách sạn cho thuê, phục vụ những du khách muốn trải nghiệm cuộc sống dưới lòng đất. (Ảnh: Getty Images/Lonely Planet Images).
Các căn phòng được bài trí khá tiện nghi, không khác gì trên mặt đất với giường ngủ sạch sẽ, tủ quần áo, tivi, bếp nấu. Việc cung cấp nước cho thị trấn đến từ một nguồn dẫn ngầm dài 24km về phía bắc của thị trấn. (Ảnh: Getty Images/Look).
Coober Pedy vốn là một khu khai thác mỏ. Theo nhiều nghiên cứu, khoảng 150 triệu năm trước, Coober Pedy nằm dưới đại dương, khi nước mặt đất bị đẩy lên cao, nước biển rút làm các khoáng chất silica cát chảy vào khe nứt đá. Trải qua hàng chục triệu năm, chúng chuyển thành các loại đá quý nhiều màu. (Ảnh: Getty Images).
Năm 1915, các thợ mỏ bắt đầu làm nhà sống dưới lòng đất trong để thoát khỏi cái nóng của mùa hè và đêm sa mạc lạnh của mùa đông. Lâu dần họ định cư, sinh con đẻ cái và tạo lập hẳn một thị trấn dưới lòng đất. Nhà ở trước đây trên mặt đất bị bỏ hoang. (Ảnh: Getty Images).
Một nhà thờ nhỏ dưới lòng đất, đáp ứng được nhu cầu tôn giáo của người dân thị trấn. (Ảnh: Getty Images/ AWL Images RM).
Cảnh quan trên bề mặt chẳng khác nào mặt trăng, nhưng ở dưới thì lại sầm uất và náo nhiệt với khoảng 3.500 người sinh sống. (Ảnh: Getty Images/Lonely Planet Images).
Phía trên măt đất cũng có trạm xăng hay vài cửa hàng nhỏ phục vụ du khách. (Ảnh: Reuters).
Cổng vào phòng trưng bày nghệ thuật dưới đất, nơi du khách có thể mua các mặt hàng lưu niệm và đá quý. (Ảnh: APP/Getty Images).
Hàng năm, một lễ hội nhỏ cũng được tổ chức vào cuối mùa hè, người dân thị trấn đến với nhau để ca hát, nhảy múa, diễu hành và tham gia các hoạt động trên mặt đất. (Ảnh: AFP/Getty Images).
Thị trấn này cũng từng được sử dụng làm bối cảnh cho các bộ phim như Quái vật hành tinh lạ, Hành tinh đỏ. (Ảnh: Getty Images).