'Đời sống ái ân' kỳ quặc ở loài rắn ( bác Hồ khi xong, còn cho kẹo, không bao giờ giết bạn tình )

Thứ Năm, 19 Tháng Tư 20184:00 SA(Xem: 6980)
'Đời sống ái ân' kỳ quặc ở loài rắn ( bác Hồ khi xong, còn cho kẹo, không bao giờ giết bạn tình )
bbc.com
Sandrine Ceurstemont BBC Earth

Sven Zacek/naturepl.com Bản quyền hình ảnh Sven Zacek/naturepl.com
Image caption Rắn cỏ (Natrix natrix)

Khi Jesús Rivas theo dõi một con trăn khổng lồ anaconda vừa đánh chén no nê xong, ông đã rất bất ngờ.

Cơ thể phồng to của con anaconda khiến ta nghĩ rằng nó vừa ăn no, cho nên Rivas chờ cho nó ói ra: rắn thường ói sau bữa ăn nếu quá no hoặc khi bị stress, bởi như thế sẽ khiến nó nhẹ thân hơn, dễ chạy trốn hơn.

'Chết vì yêu'

Nhưng thay vì thấy một con mồi thường gặp như một con chuột lang nước capybara, thì một cái đuôi rắn lại xuất hiện ở miệng con trăn khổng lồ.


"Đó là một con anaconda," Rivas, nhà nghiên cứu bò sát từ Đại học Cao nguyên Tân Mexico ở Las Vegas, nói. "Có cả bán dương vật, cho nên đó là một con đực."

Con anaconda cái đã ăn thịt một trong những bạn tình mới nhất của nó, hiện tượng được gọi là ăn thịt đồng loại trong khi giao phối.

Phát hiện sửng sốt này là một phần trong những bằng chứng cho thấy chúng ta đã hiểu sai về cách thức loài rắn giao phối.

Franco Banfi/naturepl.com Bản quyền hình ảnh Franco Banfi/naturepl.com
Image caption Trăn anaconda xanh (Eunectes murinus)

Ở anaconda, việc ăn thịt đồng loại khi giao phối chỉ diễn ra một chiều: con cái ăn thịt con đực.

Trước đây, các nhà khoa học cho rằng rắn cái có vai trò thụ động trong quá trình tìm bạn tình và giao phối, nhưng nay, có những bằng chứng rõ ràng rằng chúng nắm vai trò chủ động.


"Trước đây có sự diễn giải rằng các con cái không có vai trò gì trong quá trình tìm bạn tình," Rivas nói. Ông nghĩ rằng giả định đó nảy sinh từ cách nhìn thành kiến của các nhà nghiên cứu trước đây, những người chủ yếu là nam giới.

Trên thực tế, rắn cái rất khỏe về mặt thể lực, cho nên không ngạc nhiên gì khi chúng mạnh hơn hẳn - thậm chí có thể nuốt chửng bạn tình.

Ở nhiều loài động vật, con đực thường to lớn hơn con cái, nhưng với hầu hết các loài rắn thì ngược lại, con cái thường to hơn con đực.

Ở anaconda, các con cái trung bình dài hơn các con đực 4,7 lần. Đây là tỷ lệ khác biệt lớn nhất giữa giống cái và giống đực trong tất cả các loài động vật có xương sống. "Tôi rất ngạc nhiên," Rivas nói. "Sự khác biệt thật là ghê gớm."

Lý do khiến con đực thường lớn hơn con cái ở các loài là bởi điều đó giúp chúng chiếm được bạn tình.

Ở thằn lằn, chim và động vật có vú, các con đực to lớn hơn sẽ dễ thành công hơn trong việc bảo vệ lãnh địa của mình và đuổi các con đực khác dám đến cạnh tranh.

Tony Phelps/naturepl.com Bản quyền hình ảnh Tony Phelps/naturepl.com
Image caption Một con rắn vằn châu Á đực (Vipera berus) bảo vệ con cái

Tuy nhiên, hầu hết các con rắn đực lại không có cách hành xử đặc trưng đó.

Chúng không chiếm lãnh thổ. Trong quá trình giao phối, chúng chỉ đơn giản là đẩy đối thủ cạnh tranh đi và tìm cách lén di chuyển phần đuôi để chạm được vào bộ phận sinh dục của con cái. Điều này có thể giúp lý giải vì sao rắn đực sẽ không có thêm lợi thế gì nếu có kích thước to hơn.


Thay vào đó, quá trình tiến hóa có thể đã khiến cho bọn rắn cái lớn hơn. Rắn mẹ to hơn sẽ sinh ra đàn rắn con to khỏe hơn, do đó khả năng sinh tồn sẽ cao hơn.

Một nghiên cứu được thực hiện hồi 2016 cũng cho thấy kích thước của cơ thể mẹ có ảnh hưởng tới hệ miễn dịch của các con con.

Bọn rắn đực có vẻ như cũng bị hấp dẫn bởi những lợi ích sinh sản: chúng thích bạn tình là các con rắn cái to lớn.

Điều ta chưa rõ là việc lựa chọn bạn tình của rắn đực. Thị lực của rắn kém, cho nên rắn đực khó có thể từ xa phát hiện ra rắn cái bằng cách nhìn. Vậy nó 'thấy' con cái bằng cách nào?

Quyền kiểm soát

Có một khả năng được nêu ra là trên thực tế, việc giao phối thường do các con cái chứ không phải con đực chủ động. Sau khi qua giai đoạn ngủ đông và lột da, rắn cái tiết ra chất pheromones để hấp dẫn các con đực tìm đến.

"Người ta cho rằng chất pheromones được tiết ra khi lớp da rắn nứt rách," Rivas nói. "Bọn đực phát điên lên vì chất này."

Hóa ra các chất pheromones này có chứa thông tin về hình thức, diện mạo của con cái.

Franco Banfi/naturepl.com Bản quyền hình ảnh Franco Banfi/naturepl.com
Image caption Một con anaconda xanh (Eunectes murinus)

Michael LeMaster từ Đại học Western Oregon, Monmouth, phát hiện ra rằng mùi mà các con rắn sọc đỏ cái nhả ra có thể cho biết về kích cỡ thực sự của chúng. Trong mùa sinh sản, các con cái dài hơn thì có tỷ lệ một số hóa chất nhất định cao hơn trên da.


"Chúng tôi đã ngạc nhiên một cách dễ chịu khi phát hiện rằng những khác biệt về kích thước ảnh hưởng tới mức độ tiết ra chất pheromone hấp dẫn về mặt tình dục ở rắn cái," LeMaster nói.

Dù các con đực cũng giao phối với những con rắn cái nhỏ, nhưng thời gian chúng bỏ ra cho việc đó ít hơn, và chúng thường 'chạy theo' những con cái to hơn đi ngang qua, nếu có.

Tuy nhiên, các chất pheromones không phải là lý do duy nhất để giải thích được mọi thứ. Trong hầu hết các trường hợp, chất này không được phát tán trong không gian, khiến chỉ có bọn rắn đực ở gần mới phát hiện ra con cái.

Một khía cạnh khác trong hoạt động giao phối của rắn mà ta hiểu sai, là cách thức giao phối.

Tình trạng đa phu - hình thức giao phối giữa một con cái với nhiều con đực - từ lâu đã được ghi nhận ở các loài rắn. Nhưng sự việc không đơn giản như vậy.

Thường thì có nhiều con rắn đực cảm thấy bị cùng một con cái 'hớp hồn'.

Chẳng hạn như trong nghiên cứu hồi 2016, Mark O'Shea từ Đại học Wolverhampton, Anh, cùng các đồng nghiệp nói về việc có nhiều con đực cùng giao phối với ở loài rắn bay thiên đường (paradise flying snakes).

Tim Laman/naturepl.com Bản quyền hình ảnh Tim Laman/naturepl.com
Image caption Rắn bay thiên đường (Chrysopelea paradisi)

Ở khu vực Borneo của Malaysia, người ta đã chụp được hình một con rắn bay thiên đường cái nằm trong ổ cuộn tròn như bện tóc với bốn con rắn đực. Những con rắn đi theo thành nhóm phía sau con cái, đi thành hàng và chui vào các bụi cây, trong suốt 30 phút. Nhóm nghiên cứu nghi rằng những con rắn đực đã hoàn tất việc giao phối trong hành trình này.


Rắn roi bụng sọc (keel-bellied whipsnakes), một loài gần gũi với rắn bay thiên đường, cũng được quan sát thấy trong mối sinh hoạt chung tương tự. Những con rắn này hoạt động vào ban ngày, cho nên việc hình thành một nhóm đi cùng nhau có thể giúp ích cho chúng cùng lúc hai việc: theo đuổi con cái và tránh bị ăn thịt.

Trên mặt đất, 'những cuộc truy hoan' của rắn còn 'quy mô' hơn nhiều.

Một con anaconda xanh cái nằm im trong bùn hoặc ở nơi nước nông trong lúc những con đực tìm cách di chuyển xung quanh. Thường thì sẽ có tới hàng chục bạn tình tiềm năng xuất hiện; chúng tự cuộn mình xung quanh con cái trong một nghi lễ kéo dài có khi tới cả tháng.

Francois Savigny/naturepl.com Bản quyền hình ảnh Francois Savigny/naturepl.com
Image caption Một ổ trăn anaconda (Eunectes murinus)

Rivas hào hứng nhớ lại lúc ông quan sát một con trăn đực anaconda xanh liên tục theo đuổi con cái lớn hơn và sau đó giao phối với nó, bất chấp những cơ hội có được các bạn tình khác gần đó. "Ở rắn, ta có thể tìm thấy cái gần nhất với tình yêu thực sự," ông nói.


Cuộc giao hoan của rắn sọc (garter snake) thậm chí còn ở mức cực đoan hơn.

Tại vùng liên hồ Manitoba của Canada, một con rắn cái có thể được tới 100 con đực theo đuổi, và những gã si tình sẽ bò chồng chất lên nhau để tạo thành một 'trái bóng tình'. Nhiều nhóm rắn như thế thường tụ tập về cùng một chỗ trong các khe nứt trên mặt đất, khiến cả vùng có tới hàng ngàn con rắn.

Tuy nhiên, rắn sọc chỉ làm vậy ở một số địa điểm nhất định. "Trong phần lục địa của nước Mỹ, không có nơi nào xảy ra hiện tượng kéo về tìm kiếm bạn tình thành từng đám đông khổng lồ như vậy," Rivas nói.

Hiện chưa rõ lý do gì tạo ra hiện tượng trên, nhưng các điều kiện về môi trường như khí hậu có thể là tác nhân: cách hành xử của các loài rắn khác cũng thay đổi đáng kể ở các khu vực địa lý khác nhau. Rivas và nhóm của ông hiện đang nghiên cứu về tập tính tìm bạn tình của loài rắn sọc sống ở vùng New Mexico.

Trong tất cả những cuộc truy hoan của bọn rắn này, hiện ta vẫn chưa có cách để xác định xem con rắn đực nào thực sự thành công trong việc thụ tinh để để lại hậu duệ. Nhưng có một điều rõ ràng: các cuộc truy hoan gây đau đớn cho bọn rắn đực, cho nên bọn rắn cái phải lựa chọn.

"Con cái rốt cuộc sẽ 'quyết định" khi nào thì [mở] bộ phận sinh dục của nó ra để rắn đực có thể giao phối được," LeMaster nói, dựa trên những nghiên cứu của ông về loài rắn sọc đỏ. Các con cái cũng dùng những cơn co thắt bộ phận sinh dục để kiểm soát thời gian giao phối, và nó có thể làm gián đoạn 'cuộc vui' nếu con đực tỏ ra không đáp ứng nhu cầu.

Huw Cordey/naturepl.com Bản quyền hình ảnh Huw Cordey/naturepl.com
Image caption Rắn sọc mùa giao phối (Thamnophis sirtalis parietalis)

Hiện vẫn chưa rõ con cái chọn một con đực trong số rất nhiều ứng viên dựa trên yếu tố nào. "Con đực khỏe nhất hoặc kiên nhẫn theo đuổi nhất có thể là con cuối cùng được phép giao phối với con cái, qua đó sẽ cho ra những con con khỏe mạnh hơn," O'Shea nói.


Thế nhưng cũng có nhiều yếu tố nữa tác động đến lựa chọn của con cái. Theo Rivas, các con cái có thể dùng cảm nhận khi tiếp xúc, đụng chạm trực tiếp, để phân biệt và lựa chọn giữa các con đực.

Nếu có thể tiến hành quan sát một nhóm rắn trong mùa sinh sản từ bên trong, chẳng hạn như đặt camera, chúng ta có thể sẽ cho câu trả lời rõ hơn cho vấn đề này.

Các con cái không nhất thiết chỉ chọn một con đực. Thay vào đó, chúng thường giao phối với nhiều bạn tình khác nhau. Thế nhưng, khác với kết quả nghiên cứu trước đây, các con đực thường gắn bó chỉ với một bạn tình duy nhất.

"Các con đực đầu tư rất nhiều năng lượng cho việc tìm con cái, và điều này phù hợp với tập tính quần hôn," Rivas nói. Ông cho rằng việc tập tính giao phối sinh sản đa phu - mỗi con cái giao phối với nhiều con đực - nhiều khả năng là cách thức giao phối đã tồn tại từ xa xưa ở loài rắn.

Hiện vẫn chưa rõ tại sao rắn lại tiến hóa theo cách thức giao phối này. Một thuyết được nêu ra là tình trạng tạp hôn cho phép các con cái trữ thêm tinh dịch, giúp nó có thêm dinh dưỡng.

Tuy nhiên, Rivas cho rằng việc một con cái giao phối với nhiều con đực có lẽ để nhằm sinh sản được rắn con khỏe mạnh nhất qua việc để các tinh trùng cạnh tranh nhau, và các tinh trùng mang gene yếu kém sẽ bị loại bỏ trong cuộc đua.

Rắn cái có thể lưu tinh trùng trong bộ phận sinh sản của nó tới hàng tháng, thậm chí hàng năm, và dường như cuộc cạnh tranh vẫn tiếp tục giữa các tinh trùng đã nằm trong đó với những loạt tinh trùng 'trẻ, khỏe' được 'kết nạp' sau.

Vậy bọn rắn đực làm thế nào để giành được thế thượng phong?

Nỗ lực cạnh tranh

Các con rắn sọc đỏ cái tiết ra chất pheromone đặc biệt khiến bọn rắn đực khỏi mất thời gian theo đuổi chúng. Nhưng một số con đực lại chủ động, năng nổ hơn trong việc lấy lòng bạn tình.

Chẳng hạn như các con rắn sọc đỏ đực sẽ tiết ra một chất keo gelatine bít kín bộ phận sinh dục của con cái lại sau khi giao phối.

Thứ 'keo trinh tiết' này được cho là chiến thuật nhằm không cho con cái giao phối với những con đực khác sau đó.

Huw Cordey/naturepl.com Bản quyền hình ảnh Huw Cordey/naturepl.com
Image caption Rắn sọc đỏ (Thamnophis sirtalis parietalis)

Khi những con rắn sọc đỏ đực giao phối với các con cái to lớn, chúng thường duy trì hoạt động lâu hơn. Tuy nhiên, thay vì phóng ra nhiều tinh trùng hơn thì các con đực thường lại phóng ra khối 'keo trinh tiết' lớn hơn, khiến các con đực khác ít cơ hội 'ái ân' hơn.

'Keo trinh tiết' không phải là hiệu quả 100%. Chẳng hạn như chúng thường trôi ra ngoài. Nhưng chúng đóng một vai trò khác nữa. Đó là 'keo trinh tiết' ở rắn sọc đỏ thường có lẫn tinh trùng, có thể là được phóng ra dần dần. Nói cách khác thì những khối 'keo trinh tiết' này có thể thực sự là một cách để các con đực vụng trộm phóng tinh từ từ.

Một con rắn đực cũng có thể chiếm lợi thế bằng cách trở thành bạn tình cuối cùng của con rắn cái.

Tinh trùng từ lần giao phối gần nhất nhiều khả năng sẽ ở trên và vào thụ tinh được trước. Điều đó giúp lý giải vì sao mỗi lần giao hợp ở anaconda đều kéo dài đến vậy. "Sẽ hợp lý khi các con đực cứ lởn vởn xung quanh để tìm cách trở thành những 'chiến binh' cuối cùng vào 'lâm trận',' Rivas nói.

Tuy nhiên, quay lại với vấn đề mà chúng ta đã bàn tới ở ngay phần đầu tiên, các con anaconda đực có lẽ không muốn phải chờ đợi quá lâu sau khi giao phối, bởi làm vậy dễ khiến chúng bị ăn thịt.

Các con anaconda cái không phải lúc nào cũng ăn thịt bạn tình, và hiện vẫn chưa rõ vì sao chúng lại làm vậy.

"Sẽ rất thú vị nếu tìm hiểu được lý do các con đực bị ăn thịt," Rivas nói. Ăn thịt bạn tình trong cuộc hoan lạc có lẽ sẽ giúp cung cấp cho anaconda cái thêm nhiều dinh dưỡng, thứ mà nó sẽ cần đến bởi bọn rắn cái sẽ nhịn ăn trong suốt bảy tháng khi có thai.

Trong vấn đề sinh sản của rắn vẫn còn rất nhiều bí ẩn mà chúng ta cần đi tìm lời đáp. Một phần là bởi rắn là giống rất kín đáo, chỉ có ít loài rắn ta quan sát được trong tự nhiên.

Tuy nhiên, từ những gì ta đã biết thì tập tính giao phối ở rắn khá giống với nhện.

Ở cả hai nhóm động vật này, các con cái thường lớn hơn con đực, và có sự cạnh tranh rất phức tạp giữa các con đực để giành quyền thụ tinh cho con cái, trong lúc con cái thì tìm cách khống chế tình hình, cho phép con đực nào được giao phối với mình, và đôi khi ăn thịt luôn bạn tình.

Vì sao hai nhóm động vật có mối liên hệ rất xa xôi - tổ tiên chung của chúng đã tồn tại cách đây hàng triệu năm, khi mà đời sống động vật vẫn còn giới hạn ở biển - tiến hóa theo cách thức giống nhau như vậy? Đó vẫn là điều chúng ta vẫn còn phải phỏng đoán tìm lời đáp.

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Earth.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn