Gần đây, một ông thầy cúng nói một cách khẳng định rằng Đức Phật qua đời vì bệnh ung thư 'cuống bao tử' [1]. Thật vậy không? Bài này được viết từ 10 năm trước, nhưng nhân dịp này, xin có vài dòng cập nhựt để chia sẻ cùng các bạn về cái chết của Đức Phật.
Theo những gì được lưu truyền, Đức Phật tạ thế ở tuổi 80, trong thời gian 486-483 trước Công Nguyên [2]. Nơi Ngài tạ thế (nhập Niết Bàn) là Kushinagar, thuộc tiểu bang Uttar Pradesh, Ấn Độ. Kushinagar có thể xem là một trong những 'thánh địa' của Phật giáo, nơi mà Phật tử khắp thế giới ghé thăm hàng năm.
Theo truyền thuyết, tang lễ của Ngài diễn ra một cách trang trọng như là nghi lễ dành cho các vua chúa. Thi thể Đức Phật được hỏa táng, và hài cốt được các đệ tử 'san sẻ' nhau và chôn cất ở các đền đài.
Thời điểm qua đời
Nhưng thông tin về thời điểm Ngài qua đời thì chưa được nhứt quán. Các tín đồ Phật Giáo Nguyên Thủy (Theravada) giả định rằng Đức Phật qua đời vào tuần trăng tròn mùa Phật Đản, tức khoảng tháng Năm hay tháng Sáu theo Dương Lịch (hay Lịch Mặt Trời). Nói cách khác, ngày qua đời của Ngài trùng với ngày Ngài sanh ra và ngày Ngài Giác Ngộ.
Tuy nhiên, giả định trên không nhứt quán với những thông tin trong Kinh Đại Bát Niết Bàn (Sutta Mahaparinibbana). Theo Kinh Đại Bát Niết Bàn, Ngài qua đời sau khi nhập thất sau mùa mưa, tức là trong khoảng thời gian từ Tháng 11 đến Tháng Một. Quãng thời gian này không phải là mùa nấm được trồng. Cần mở ngoặc để nói thêm rằng một số học giả đặt giả thuyết Ngài qua đời vì nấm độc trong bữa ăn sau cùng.
Bối cảnh Đức Phật qua đời
Nhưng nguyên nhân của cái chết của Đức Phật là gì? Đây là câu hỏi lớn, mà cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời dứt khóat, chủ yếu là do thiếu tài liệu đáng tin cậy. Chính vì thiếu tài liệu, nên nhiều người có những suy luận và giả thuyết. Người có suy xét thì phát biểu dè dặt giả thuyết đáng chú ý, còn người hời hợt hoặc không đủ trình độ thì nói cứ như là sự thật vậy. Một trong những người thuộc nhóm sau là ông Thích Nhật Từ.
Chúng ta thử xem qua Kinh Đại Bát Niết Bàn (ĐBNB) viết những gì. Theo Kinh ĐBNB, Đức Phật và Ananda (người tùy tùng và cũng là học trò) được Cunda Kammaraputta, con trai của một người thợ rèn, mời bữa cơm tối. Bữa ăn bao gồm gạo, bánh ngọt, và 'Sukaramaddava'. Nhưng Đức Phật yêu cầu Cunda chỉ phục vụ 'Sukaramaddava' cho Ngài mà thôi, còn gạo và bánh thì hãy cho những người trong tăng đoàn - bhikkus.
Món 'Sukaramaddava' là gì? Một số học giả nghĩ rằng đó là món ăn được chế biến từ nấm. Nhưng các học giả khác nghĩ rằng đó là món 'thịt heo mềm', nhưng không rõ được chế biến ra sao hay có những thành phần nào trong món ăn.
Kinh ĐBNB cho biết Ngài bị bịnh ngay trong lúc ăn, với triệu chứng đau bao tử một cách dữ dội và xuất huyết trực tràng. Ngài đề nghị Cunda nên chôn món ăn đó đi.
Ngài và Ananda tiếp tục hành trình đến Kushinagar (sau này trở một địa điểm hành hương quan trọng của các các Phật Tử). Điều đáng nói là trên đường đi, Đức Phật bảo Ananda đừng trách Cunda vì đó không phải là ý định của ông lão làm cho Ngài đau bụng. Khi hai người đến Kushinagar, Đức Phật rất khát nước và nhờ Ananda tìm nước uống. Nhưng Ananda thấy nước bẩn nên không cho Ngài uống nước. Đức Phật nhờ Ananda chuẩn bị một chỗ nằm giữa hai cây. Đức Phật nằm xuống với một chân đặt lên chân kia và đầu tựa vào tay phải. Ngài qua đời một cách thanh thản trong tư thế đó.
Phân tích
Đa số các học giả sau này khi thẩm định nguyên nhân tử vong của Đức Phật dựa vào những thông tin trong Kinh ĐBNB. Họ chú ý đến những chi tiết quan trọng như:
• đau bụng rất nhanh sau khi ăn món 'thịt heo mềm';
• xuất huyết đường ruột; và
• khát nước.
Các Phật tử theo Phật giáo Nguyên thủy đồng ý với chi tiết rằng bữa ăn tối cuối cùng có thịt heo. Nhưng các Phật tử theo Phật giáo Đại thừa thì nghĩ rằng Ngài chỉ ăn chay, chứ không có thịt. Nhưng Kinh ĐBNB viết rằng Cunda đã dâng món 'thịt heo mềm' cho Đức Phật.
Có phải Ngài qua đời do ngộ độc thực phẩm? Trong một bài tiểu luận nhan đề "The Death of Buddha: A Medical Enquiry" (Cái Chết Của Đức Phật: Một Điều Tra Y khoa") đăng trên Journal of Medical Biography (2005) [3], tác giả Thomas Chen và đồng nghiệp đã nghiên cứu nhiều nguồn và nghĩ rằng Ngài đã bị ngộ độc thực phẩm và bị chứng 'pig-bel'. Cần nói thêm rằng pig-bel là tên gọi của hội chứng Clostridial Necrotizing Enteritis, tức viêm ruột hoại tử do do độc tố từ nhiễm trùng Clostridium perfringens gây ra.
Tuy nhiên, giải thích của Chen và đồng nghiệp không phù hợp với triệu chứng như mô tả trong Kinh ĐBNB. Ngộ độc thực phẩm do nhiễm trùng cần thời gian ủ bệnh mới biểu hiện triệu chứng, chứ không xảy ra lập tức. Ngộ độc thực phẩm cũng không nhứt quán với xuất huyết đường ruột.
Nếu không phải ngộ độc thực phẩm thì có phải do nhiễm độc từ hóa chất? Nhiễm độc từ các chất hóa học có thể biểu hiện nhanh. Nhưng nhiễm độc hóa chất thì có thể gây xuất huyết bao tử hay mửa ra máu, cũng không nhứt quán với những gì mô tả trong Kinh ĐBNB. Cũng khó tin là lão thợ rèn lại đầu độc Ngài.
Loét bao tử có phải là nguyên nhân? Rất có thể là không, vì loét bao tử tuy có thể gây ra triệu chứng nhanh, nhưng ít khi nào xuất huyết đường ruột, mà là phân đen.
Một búi trĩ lớn có thể gây chảy máu đường ruột, nhưng không có khả năng gây đau bụng dữ dội như mô tả trong Kinh ĐBNB. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến Đức Phật gặp khó khăn lớn trong việc đi lại đến nhà của chủ nhà, và hiếm khi chảy máu trĩ được kích hoạt bởi một bữa ăn.
Dựa vào phân tích trên, Thượng tọa Bác sĩ Mettanando Bhikkhu kết luận rằng Đức Phật qua đời vì một căn bệnh liên quan đến tuổi già. Tuy nhiên, câu chuyện trên cho thấy Đức Phật qua đời do một bệnh tiềm ẩn nghiêm trọng và cấp tính, chứ không phải ngộ độc thực phẩm.
Vậy đó là bệnh gì? Trong bài báo nghiên cứu "The Cause of the Buddha's Death" (Nguyên Nhân Tử Vong của Đức Phật) [4], hai tác giả Thượng tọa Bác sĩ Mettanando Bhikkhu và Nhà Nam Á học, Tiến sĩ Oskar von Hinüber kết luận rằng Ngài đã bị thiếu máu mạc treo (mesenteric infarction) do nghẹt động mạch.
Thiếu máu mạc treo là tình trạng thiếu máu trong các cơ phận mạc treo như ruột, bao tử và gan. Tình trạng này có thể xảy ra một cách đột ngột và nguy cơ tử vong cao (50 đến 100 %) nếu không được điều trị kịp thời. Biểu hiện của chứng thiếu máu mạc treo là đau bụng đột ngột và dữ dội, đôi khi kèm theo ói mửa. Bệnh nhân mãn tính của thiếu máu mạc treo thường bị đau bụng dữ dội sau khi ăn và có thể kéo dài từ 1-2 giờ sau bữa ăn [5].
Xem xét các thông tin trên, chúng ta dễ dàng nhận ra rằng tuy nguyên nhân tử vong của Đức Phật chưa rõ ràng, những gì mô tả trong Kinh Đại Bát Niết Bàn nhứt quán với chứng thiếu máu mạc treo, hơn là ngộ độc từ món ăn do 'thịt heo mềm' do người thợ rèn dâng cúng. Bữa ăn có thể là hơi nhiều và làm cho chứng thiếu máu mạc treo khởi phát, dẫn đến sự qua đời của Ngài. Còn khẳng định rằng Ngài bị ung thư bao tử có lẽ chỉ là một sáng chế đùa cợt hơn là một phát biểu nghiêm túc.
NGUYỄN VĂN TUẤN 18.07.2024
[1] Trong một bài thuyết giảng gần đây, ông Thích Nhật Từ giảng rằng Đức Phật qua đời do bị ung thư "cuống bao tử", và bệnh này đã làm cho Ngài đau đớn dữ dội. Để cho câu chuyện mang tính thời sự (sự việc Thích Minh Tuệ), ông Thích Nhật Từ nói thêm rằng Đức Phật qua đời là vì sống khổ hạnh suốt 6 năm trời và tu sai phương pháp. Bữa ăn cuối cùng của Ngài do một ông lão nghèo dâng cúng, và vì do nghèo và không có kiến thức "an toàn thực phẩm" nên ông lão chọn thứ nấm độc để chế biến món ăn, và làm cho Ngài đau đớn trước khi qua đời.
[2] Buddha's death
[3] Chen TS, Chen PSY. The death of Buddha: a medical enquiry. J Med Biography 2005;13:100-3.
[4] Bhikkhu M, von Hinüber O. The Causeof the Buddha’s Death. J Pali Text Soc 2000.
Thời gian gần đây mạng xã hội đăng tải mấy Đại đức Phật giáo sắp qua đời vì ung thư bao tử do bội thực ?
Khi chuyển đến bịnh viện, các bác sĩ phát hiện thêm bịnh sida, dương mai, mồng gà, lậu mũ !!!
Nam Mô A Di Đà lạt
Nam Mô A Di Đà nẵng
Các Nữ tu chúng con cầu mong các Đại đức sớm bình phục để trật cái dùi mõ ra gõ tiếp
Thiện dài Thiện dài
Sướng sướng Sướng sướng. .