Lịch sử phát triển của Turtle: Tàu ngầm quân sự đầu tiên trên thế giới

Thứ Hai, 27 Tháng Năm 20247:00 SA(Xem: 788)
Lịch sử phát triển của Turtle: Tàu ngầm quân sự đầu tiên trên thế giới
Frozen Cat

Turtle là tàu ngầm đầu tiên được sử dụng trong chiến đấu, do David Bushnell chế tạo trong Cuộc chiến giành độc lập của Hoa Kỳ. Turtle rất sáng tạo và có thể "tàng hình" nhưng nó phải đối mặt với những thách thức khi hoạt động. Dù không có nhiệm vụ nào thành công nhưng bước đi tiên phong của Turtle đã đặt nền móng cho tiến bộ của công nghệ chiến tranh tàu ngầm trong tương lai.

Lý do ra đời


Tàu ngầm Bushnell xuất hiện vào giai đoạn cao điểm của Chiến tranh Cách mạng Mỹ. Cuộc chiến bắt đầu năm 1775, khi đó người Mỹ phải đối mặt với lực lượng hải quân Anh hùng mạnh và có công nghệ tiên tiến nhất thế giới. Anh có lợi thế là kiểm soát các vùng biển, giúp họ vận chuyển quân đội, phong tỏa các cảng và dễ dàng phá vỡ đường tiếp tế của quân Mỹ.

Lúc này người Mỹ đang thiếu một lực lượng hải quân tương đương và cần những giải pháp sáng tạo để đối phó với sự kiềm tỏa trên biển này. Ý tưởng dùng tàu lặn để tấn công vào tàu Anh rất hấp dẫn vì nó có thể hóa giải lợi thế đó mà không cần tới một hạm đội lớn.

mo-hinh-tau-ngam-turtle-tai-bao-tang-hai-quan-my.jpg
Bản sao của Turtle được trưng bày tại Bảo tàng Lực lượng Tàu ngầm Hải quân Hoa Kỳ, bang Connecticut.

David Bushnell, một sinh viên mới tốt nghiệp trường Yale, tin rằng đổi mới công nghệ sẽ đem lại lợi thế quyết định trong cuộc chiến giành độc lập. Ông đã chế ra một tàu lặn nhỏ có thể tiếp cận tàu Anh mà không bị phát hiện, gắn thiết bị nổ vào thân tàu rồi rút lui đến một khoảng cách an toàn trước khi nó phát nổ. Một cuộc tấn công thành công có thể sẽ gây thiệt hại nặng cho tàu Anh và làm gián đoạn hoạt động của họ.

Thiết kế


Khi xét đến hạn chế công nghệ của thế kỷ 18 thì Turtle chính là một thành tựu kỹ thuật. Vì là tàu lặn đem theo chất nổ, nên nó phải vừa nhỏ gọn vừa cần đảm bảo chức năng, chịu được áp suất khi định hướng dưới nước và có hệ thống giúp người ngồi trong điều khiển tàu.

Vì có hình dạng như một con rùa nằm thẳng đứng nên tàu được gọi là Turtle, một hình dạng đem tới sự ổn định cho nó dưới nước. Tàu có chiều dài khoảng 2,29 mét, chiều cao 1,83 mét, chiều rộng 0,91 mét và chở được một người. Sự nhỏ gọn này rất cần thiết vì cho phép nó tiếp cận tàu Anh mà không bị phát hiện.

mo-hinh-tau-ngam-tai-bao-tang-hai-quan.jpg
Một bản sao khác của Turtle được trưng bày tại Bảo tàng Hải quân.

Thân tàu Turtle được làm từ gỗ sồi dày có độ bền cao. Những tấm ván gỗ được ghép lại bằng các vòng sắt để gia cố cấu trúc và đảm bảo chịu được áp lực nước. Còn đường rãnh giữa các tấm ván được bịt kín bằng hỗn hợp nhựa cây và hắc ín.

Cách vận hành Turtle


Tàu ngầm được vận hành bằng tay, người lái sử dụng các chân vịt được quay bằng tay để di chuyển theo cả chiều ngang lẫn chiều dọc. Một chân vịt nằm ngang đặt ở phía sau tàu giúp chuyển động về phía trước, trong khi một chân vịt thẳng đứng nằm phía trên, cho phép nổi lên và lặn xuống. Người lái sẽ điều khiển các chân vịt này bằng cách quay một tay quay kết nối với hệ thống bánh răng. Thiết kế này giúp Turtle di chuyển yên tĩnh dưới nước và đem lại yếu tố bất ngờ.

Để tàu lặn xuống, người lái bơm nước vào thùng nằm dưới đáy để tăng trọng lượng tàu và giúp nó chìm xuống. Để nổi lên, người lái dùng tay thao tác trên máy bơm xả nước khỏi thùng để giảm trọng lượng tàu. Khi khẩn cấp, khối chì nằm dưới cùng cũng có thể được tháo rời để trồi lên nhanh chóng. Turtle có các cửa sổ nhỏ được gắn kính dày để nhìn ra bên ngoài. Những cửa sổ này được đặt ở vị trí cao để có được tầm nhìn bao quát và hạn chế nước xâm nhập.

so-do-cac-bo-phan-cua-tau-ngam-turtle.jpg

Tàu chở theo một thùng thuốc súng được gắn bên ngoài bằng cơ cấu ốc vít, nhưng phải dễ tháo rời từ bên trong. Người lái sẽ điều khiển Turtle phía dưới tàu chiến đối phương, sử dụng vít để gắn thùng vào thân tàu chiến, sau đó rút lui về một khoảng cách an toàn trước khi cho nổ. Thiết bị nổ còn trang bị cả cầu chì hẹn giờ. Tuy nhiên, cơ cấu ốc vít đòi hỏi nỗ lực thể chất đáng kể và thao tác phải chính xác.

ben-trong-mo-hinh-tau-ngam-turtle-tai-bao-tang.jpg

Đối đầu tàu HMS Eagle


Nhiệm vụ nổi tiếng nhất của Turtle diễn ra vào ngày 6/9/1776, nhằm giáng một đòn mạnh vào Hải quân Anh đang đóng tại Cảng New York, đánh dấu lần đầu tiên tàu ngầm được sử dụng trong chiến tranh. Mục tiêu là tàu chiến HMS Eagle, được thả neo giữa một hạm đội tàu Anh nên rất khó tấn công theo cách thông thường, nhưng sự độc đáo và nhỏ gọn của Turtle hứa hẹn một cách làm mới để vô hiệu hóa Eagle.

Trung sĩ Ezra Lee thuộc Lục quân được chọn lái Turtle. Bushnell đã huấn luyện cách vận hành tàu cho Lee từ việc lái, kiểm soát độ nổi đến cách sử dụng thùng thuốc nổ. Đêm 6/9, Lee xuất phát từ trên đảo Manhattan và lái Turtle về phía hạm đội Anh, ông dựa vào bóng tối để tránh bị phát hiện. Hành trình này buộc Lee phải liên tục quay các chân vịt để đẩy tàu về phía trước, chưa kể việc giữ một hướng đi ổn định cũng gặp khó khăn do dòng chảy mạnh.

tranh-ve-turtle-dang-di-chuyen-ve-tau-hms-eagle.jpeg

Khi đến gần HMS Eagle, Lee lái Turle xuống bên dưới và dự định gắn thùng chất nổ vào mặt dưới Eagle bằng cách áp dụng cơ cấu vít để khoan vào thân tàu. Tuy nhiên, thân tàu Eagle có một lớp mạ đồng bảo vệ và khiến Lee gặp khó khăn khi ốc vít không thể nào xuyên qua, dù đã cố làm nhiều lần. Sự gắng sức về thể chất trong bóng tối dưới nưới cộng với việc thiếu oxy trong khoang tàu khiến tình hình trở nên nguy ngập. Cuối cùng Lee quyết định từ bỏ khi trời gần sáng, ông tháo thùng thuốc nổ để nó trôi đi vô hại rồi quay lại phòng tuyến.

tranh-ve-turtle-dang-cai-chat-no-vao-tau-hms-eagle.jpg

Sau này, khi Pháo đài Lee (New Jersey) bị tấn công vào tháng 10/1776, quân Mỹ buộc phải rút lui và bỏ lại Turtle. Nó có thể đã được nhấn chìm để không rơi vào tay quân Anh hoặc bị phá hủy khi quân Anh đánh đắm con thuyền đang chở Turtle. Đến nay số phận của con tàu vẫn là điều bí ẩn.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
VIDEO HNPD
Video HNPD 

"Vietnam ! Việtnam !", tài liệu được giải mã. (phụ đề Việt ngữ)

          (muốn phóng hình lớn, click vào ô vuông bên phải phía dưới khung hình)



n đài VOA (Bấm để xem thêm)
Giao Kèo
Web tham khảo