Tại sao có câu nói “Mọi con đường đều dẫn đến thành Rome”

Thứ Sáu, 17 Tháng Năm 202411:00 SA(Xem: 922)
Tại sao có câu nói “Mọi con đường đều dẫn đến thành Rome”

Nguồn gốc của câu nói này có liên quan đến những con đường đã tồn tại cách đây cả nghìn năm.

Khi đặt chân đến quảng trường Sultanahmet tại Istanbul ngày nay, khách du lịch sẽ được biết đây là tàn tích của trường đua Hippodrome of Constantinople. Nơi này từng tổ chức vô số cuộc đua ngựa và nhiều hoạt động ngoài trời khác.

Tại quảng trường có một cột đá bé nhỏ mà nhiều người bỏ qua. Ít ai biết rằng đó chính là toàn bộ dấu tích còn sót lại của một nơi được coi là trung tâm của thế giới trong hơn 1000 năm.

Ở đỉnh cao của sự kiểm soát của mình, Đế chế La Mã có một mạng lưới đường bộ trải dài từ Rock of Gibraltar đến vùng đầm lầy của Mesopotamia. Bên cạnh đó, người ta còn lưu truyền câu nói còn tồn tại đến ngày nay: "Mọi con đường đều dẫn đến Rome". Rốt cuộc câu nói này có đúng hay không?

Lịch sử ra đời của câu nói huyền thoại

Theo Conde Nast Traveler, khi tái thiết thành phố Byzantium vào thế kỷ thứ 4, Constantinus Đại đế đã đổi tên nó thành Constantinopolis. Nhưng nhiều người gọi nó là Nova Roma (Tân La Mã). Một trong những công trình kiến trúc tinh xảo nhất là khải hoàn môn đá cẩm thạch kép, hai bên là hàng dài tượng tạc các nữ thần và hoàng đế, phía trên là mái vòm vĩ đại. Bên trong khải hoàn môn có một cột mốc bằng vàng ròng mang tên Milion.

Milion là một từ lấy cảm hứng từ "mille" trong tiếng Latin, vốn có nghĩa là "nghìn" cũng như một đơn vị khoảng cách. Một mille La Mã được tính bằng 1.000 nhịp hai bước, gần bằng một dặm (khoảng 1,6 km).

Mọi khoảng cách di chuyển trong Đế quốc La Mã đều được tính từ cột mốc này. Thuở ấy, lãnh thổ Đế quốc La Mã có bề ngang khoảng 3.000 dặm (hơn 4.800 km), trải dài từ Tây Ban Nha tới Ai Cập và Ba Tư cổ.

Dấu tích còn sót lại.
Dấu tích còn sót lại. (Nguồn: Conde Nast Traveler).

Constantinus Đại đế mượn ý tưởng về một công trình đánh dấu "mốc số 0" và cho ra đời thành ngữ "Mọi con đường đều dẫn đến Rome". Nhưng theo thời gian, cột mốc đó đã biến mất.

Trong các cuộc khai quật, các chuyên gia tìm thấy vết tích của cột mốc Milion (nay thuộc Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ). Theo các học giả, đây là phần duy nhất sót lại của khải hoàn môn cố đô Constantinopolis. Những mảnh vỡ này được những nhà khảo cổ khai quật vào năm 1967 và đặt lại vào chỗ cũ.

Nhiều quốc gia hiện nay cũng học theo truyền thống của người La Mã bằng cách đánh dấu "kilomet số 0" hoặc "dặm 0", để tính khoảng cách từ cột mốc đó tới mọi điểm đến trong lãnh thổ. Km số 0 của Pháp nằm đối diện nhà thờ Đức Bà tại Paris, cột mốc của Nhật Bản ở giữa cầu Nihonbashi tại Tokyo.

Câu trả lời từ khoa học hiện đại

Năm 2015, ba nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Moovel đã nghiên cứu để chứng thực câu nói này. Họ thả một mạng lưới gồm gần 500.000 điểm trên bản đồ châu Âu. Những điểm được lấy ngẫu nhiên.

Sau đó, nhóm nghiên cứu đã sử dụng một thuật toán để tính toán tuyến đường tốt nhất đến Rome bằng cách sử dụng các tuyến đường hiện đại từ các điểm xuất phát đó. Đoạn đường được được sử dụng càng nhiều thì được vẽ trên bản đồ càng đậm.

Kết quả của họ cho thấy quả thực có một mạng lưới dẫn đến Rome, kết nối các thành phố lớn khác trên đường đi, chẳng hạn như London, Constantinople (Istanbul ngày nay) và Paris.

Tin tức về bản đồ được lan truyền rộng rãi, nhưng nó không thực sự chứng minh rằng tất cả các con đường đều dẫn đến Rome. Nếu các nhà nghiên cứu tiến hành cùng một một thí nghiệm, nhưng thay vào đó xem xét con đường nhanh nhất từ 500.000 điểm đó đến Berlin hoặc Moscow, bản đồ sẽ hiển thị một loạt các con đường rộng lớn tương tự dẫn đến các thành phố đó.

Philipp Schmitt, một trong những nhà thiết kế đằng sau tác phẩm nghệ thuật cho biết: “Dự án của chúng tôi không thực sự trả lời được câu hỏi liệu tất cả các con đường đều dẫn đến Rome".

 Bản đồ do Moovel Lab tạo ra nhằm xem xét những cách tốt nhất để đến Rome
Bản đồ do Moovel Lab tạo ra nhằm xem xét những cách tốt nhất để đến Rome bằng cách sử dụng các tuyến đường hiện đại. (Nguồn: Benedikt Groß, Raphael Reimann và Philipp Schmitt).

Tuy nhiên, nghiên cứu của nhóm vẫn có giá trị nhất định. Kết quả cho thấy sức bền của những con đường La Mã: Nhiều cơ sở hạ tầng đường bộ của châu Âu vẫn được thiết kế để liên kết các thành phố lớn với thủ đô của Ý, có khả năng là di sản của đế chế. Các nhà nghiên cứu khác cũng đã tìm ra trường hợp này.

César Parcero-Oubiña là một nhà khảo cổ học cảnh quan tại Viện Khoa học Di sản ở Madrid, Tây Ban Nha. Ônng cho biết: "Chúng tôi đã sử dụng mô hình máy tính để xem xét các tuyến đường hợp lý nhất kết nối hai điểm và sau đó so sánh với các con đường La Mã để xem chúng có giống nhau không".

Kết quả chỉ ra, nhiều đường cao tốc nhiều làn xe của Châu Âu là sự kế thừa của đường La Mã. Tuy nhiên, điều này đã thay đổi trong những năm gần đây, Parcero-Oubiña nói với Live Science.

 Con đường cổ xưa dẫn đến Rome.
Con đường cổ xưa dẫn đến Rome. (Nguồn: Live Science).

"Các con đường chính kết nối những địa điểm quan trọng và do đó, bằng cách này hay cách khác, chúng đều kết thúc hoặc bắt đầu ở Rome", Parcero-Oubiña nói. Những con đường chính này được thiết kế cho sự chuyển động của bánh xe và động vật - nói cách khác, chúng phức tạp hơn nhiều so với những con đường mòn lầy lội.

Câu nói này hé lộ bí mật về hệ thống đường xá khủng cũng như lãnh thổ rộng lớn của đế chế La Mã. Nhiều con đường của đế chế La Mã tồn tại đến ngày nay. Chúng được xem là thành tựu vĩ đại của nền văn minh này.

Bên cạnh đó, người hiện đại còn dùng câu "Mọi con đường đều dẫn đến thành Rome" với một ý nghĩa khác. Cụ thể, câu nói này còn có nghĩa là một việc làm có thể có nhiều cách để đi đến thành công, mọi việc còn tùy thuộc vào con đường bạn chọn để đi. Khi quyết định một vấn đề chúng ta hoàn toàn có thể suy nghĩ rộng ra nhiều hướng, nhiều phương pháp để giải quyết vấn đề đó.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
VIDEO HNPD
Video HNPD 

"Vietnam ! Việtnam !", tài liệu được giải mã. (phụ đề Việt ngữ)

          (muốn phóng hình lớn, click vào ô vuông bên phải phía dưới khung hình)



n đài VOA (Bấm để xem thêm)
Giao Kèo
Web tham khảo