Trong xã hội phong kiến Trung Hoa, phạm nhân bị xử tội lưu đày, tại sao không ai thừa cơ bỏ trốn?

Chủ Nhật, 19 Tháng Hai 20233:00 SA(Xem: 1640)
Trong xã hội phong kiến Trung Hoa, phạm nhân bị xử tội lưu đày, tại sao không ai thừa cơ bỏ trốn?

Thực ra, các đời Hoàng đế và quan lại Trung Hoa xưa đều đã có tính toán rất kỹ, khiến phạm nhân không dám manh động.

Trong xã hội phong kiến Trung Hoa xưa, ngoài các hình thức xử phạt với các phạm nhân như bỏ tù, xử tử, thả trôi sông… còn có một hình thức xử phạt tương đối phổ biến, đó là cho đi lưu đày.

Không biết liệu có bạn đọc nào thắc mắc, tại sao những phạm nhân bị xử lưu đày lại không bỏ trốn, như thế chẳng phải là tốt hơn bị đói chết nơi rừng núi hay những nơi xa xôi hẻo lánh hay sao?

Vốn dĩ ban đầu, người viết cũng từng nghĩ như thế, cho đến khi đọc được cuốn sách viết về các hình phạt thời cổ đại, người viết mới nhận ra rằng, điều mà mình nghĩ đến thì các Hoàng đế cùng quan lại xưa kia cũng đã sớm nghĩ đến rồi.

Trước thời Tống, các phạm nhân thường bị lưu đày đến vùng biên cương, nhưng bởi vì các phạm nhân vùng Tây Bắc thường xuyên bỏ chạy sang nước khác, cho nên về sau triều đình không lưu đày phạm nhân đến Tây Bắc nữa, mà đày về khu vực Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam ngày nay. Bị đày đến đây, xung quanh đều là biển, phạm nhân chạy đi đường nào?

Khu vực Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam trước đây không thể sánh với hiện tại, không chỉ là biển mà xung quanh đều là rừng sâu hoang sơ, nếu phạm nhân muốn chạy vào trong rừng, thì chính là tự tìm đường chết. Cho dù có là sinh vật đứng đầu chuỗi thức ăn thì ở nơi rừng sâu hoang dã này đi chăng nữa, cũng sẽ gục ngã mà thôi.

Bạn không tin? Hãy cầm vài chiếc bánh bao rồi lên đường, xem liệu bạn có thể đi bộ từ Quảng Châu đến Côn Minh hay không nhé?

Hơn nữa, thời cổ đại cũng chưa có thùng rác, không có nơi nào có thể kiếm được đồ ăn thừa. Tiết kiệm chính là truyền thống của người Trung Quốc, cứ coi như đó là một người có kỹ năng sinh tồn siêu đỉnh đi nữa, cũng sẽ chẳng dễ dàng gì khi băng qua rừng rậm hoang dã.

Phạm nhân trên đường áp giải lưu đày phải đeo gôngPhạm nhân trên đường áp giải lưu đày phải đeo gông. (Ảnh minh họa).

Vấn đề chưa dừng lại ở đó. Phạm nhân bị lưu đày thời nhà Tống đều bị xăm ấn lên trên mặt, lấy Lâm Sung là ví dụ, khi bị tố cáo, bị bắt lại thì tội càng thêm nặng.

Lấy ví dụ về một loại hình phạt thời nhà Đường.

Với những phạm nhân bỏ trốn trên đường lưu đày, trốn một ngày đánh 40 roi, trốn ba ngày tội sẽ nặng thêm một bậc, chạy trốn 19 ngày thì đánh 100 gậy.

Dùng gậy đánh hoàn toàn khác so với đánh bằng roi, 100 gậy này hoàn toàn có thể đánh chết người. Nếu không chết, thì dù có trốn thoát được 59 ngày thì vẫn còn con đường lưu đày dài 3000 dặm (tức là 1.500.000m) đang đợi phạm nhân đó ở phía trước.

Đến thời nhà Thanh, khu vực Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam bắt đầu phát triển, địa điểm lưu đày phạm nhân đổi thành tháp Ninh Cổ ở phía Bắc, được mệnh danh là "mảnh đất địa ngục" nhà Thanh.

Muốn trốn cũng đừng hòng bởi vì muốn trốn được, phạm nhân phải giải quyết 6 vấn đề sau:

Cho dù trong nhà chỉ có một mình, có trốn thoát được đi chăng nữa, nhưng cũng chẳng có cách nào về quê cũ thậm chí là chẳng thể về lại đất nước, chỉ có thể phiêu bạt nơi thâm sơn cùng cốc hoặc đến tá túc các bộ lạc ngoại quốc, chỉ như vậy mới có hy vọng sống sót.

Mà nếu như vậy thì nào có khác đi đày đâu cơ chứ? Chẳng thà chấp nhận hình phạt, đợi ngày triều đình ân xá hoặc người nhà "chạy án" mà thoát tội còn tốt hơn.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Ba, 02 Tháng Giêng 20188:00 SA
Đối với một người không phải là Ki-tô hữu, thậm chí với một tín hữu Ki-tô giáo mong muốn tối giản giáo lý và việc thờ phụng, thì giáo hội Công giáo và Chính thống giáo
Thứ Ba, 02 Tháng Giêng 20186:14 SA
Vào ngày này năm 1905, trong Chiến tranh Nga – Nhật, Cảng Arthur (Lữ Thuận), căn cứ hải quân Nga ở Trung Quốc, đã rơi vào tay lực lượng hải quân Nhậ
Thứ Hai, 01 Tháng Giêng 20185:35 SA
Trong thời kỳ Nội chiến Mỹ, Abraham Lincoln đã ban hành Tuyên ngôn Giải phóng nô lệ, kêu gọi quân đội Liên bang miền Bắc giải phóng tất cả nô lệ ở các bang
Chủ Nhật, 31 Tháng Mười Hai 20175:00 CH
Peter Lang-Stanton bắt đầu thực hiện một bộ phim tài liệu qua radio nói lên sự thật về vai trò của cha anh trong một nhiệm vụ bí mật được coi như lớn nhất lịch sử nước Mỹ,
Chủ Nhật, 31 Tháng Mười Hai 201711:59 SA
Khó mà tin được rằng Lê Trừng, tức Hồ Nguyên Trừng, người Việt Nam thành công nhất dưới thời nhà Minh, lại phải ôm một niềm đau. Thành công của Hồ Nguyên Trừng
Chủ Nhật, 31 Tháng Mười Hai 20175:22 SA
Vào ngày này năm 1999, theo các điều khoản trong Hiệp ước Torrijos-Carter, Mỹ đã chính thức trao quyền kiểm soát Kênh đào Panama lại cho Panama
Thứ Bảy, 30 Tháng Mười Hai 201711:00 SA
Một tuần đã qua mà không thấy phía Nhật có phản ứng gì về Tuyên ngôn Potsdam, Tổng thống Truman vô cùng đau đầu. Ông muốn Nhật đầu hàng nhưng lại do dự
Thứ Bảy, 30 Tháng Mười Hai 20179:00 SA
Chính phủ New Zealand vừa công nhận sông Whanganui là một thực thể sống và có tư cách pháp nhân như con người, có quyền kiện bất kỳ ai làm ảnh hưởng đến nó.
Thứ Bảy, 30 Tháng Mười Hai 20178:00 SA
Quả thật, từ đầu tháng 7 năm 1945, Chính phủ Nhật đã nhờ Liên Xô làm trung gian điều đình để hoà giải với Mỹ, dựa trên cơ sở Hiệp ước Bất tương xâm Nhật-Xô (ký 13/4/1941)