Thụy Điển phát hiện mỏ đất hiếm lớn nhất châu Âu, có thể giảm phụ thuộc vào TQ

Thứ Hai, 16 Tháng Giêng 20232:00 CH(Xem: 1330)
Thụy Điển phát hiện mỏ đất hiếm lớn nhất châu Âu, có thể giảm phụ thuộc vào TQ
https_d1e00ek4ebabms.cloudfront.net_production_e4e9016b_02ad_4063_8ed1_11c27e522a07
Quang cảnh mỏ sắt của công ty khai thác mỏ của nhà nước Thụy Điển LKAB ở Kiruna, thành phố cực bắc của Thụy Điển, ngày 12/1/2023. Công ty cho biết họ đã phát hiện ra mỏ đất hiếm lớn nhất được biết đến ở châu Âu tại phía bắc Thụy Điển. (Ảnh: Getty Images)

Công ty khai khoáng LKAB của Thụy Điển cho biết họ đã phát hiện ra mỏ oxit đất hiếm lớn nhất châu Âu tại miền bắc Thụy Điển. Phát hiện này dự kiến ​​sẽ làm giảm sự phụ thuộc nguồn tài nguyên quan trọng này của lục địa châu Âu vào Trung Quốc.

Khoáng sản đất hiếm đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển năng lượng sạch và sản xuất xe điện và điện tử tiêu dùng. Theo dữ liệu của Cơ quan Địa chất Mỹ, thị trường đất hiếm do Trung Quốc chủ đạo chiếm 60% sản lượng toàn cầu.

Trong một tuyên bố hôm 12/1, công ty LKAB cho biết hơn 1 triệu tấn oxit đất hiếm đã được tìm thấy ở vùng Kiruna, cực bắc của Thụy Điển.

Reuters đưa tin, ông Jan Moström, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành tập đoàn LKAB cho biết đây là “tin tuyệt vời” đối với LKAB, khu vực và người dân Thụy Điển.

“Chúng tôi gặp vấn đề về nguồn cung. Nếu không có mỏ, sẽ không có xe điện”, ông Jan Moström nói.

LKAB cho biết nhu cầu về đất hiếm dự kiến ​​sẽ tăng do điện khí hóa. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng “thâm hụt nguồn cung” toàn cầu trong bối cảnh tình hình địa chính trị ngày càng căng thẳng.

shutterstock_1691148520
Công ty khai khoáng LKAB của Thụy Điển cho biết họ đã phát hiện ra mỏ oxit đất hiếm lớn nhất châu Âu tại miền bắc Thụy Điển. (Nguồn: Tommy Alven/ Shutterstock)

Theo đánh giá của Ủy ban châu Âu, nhu cầu về các nguyên tố đất hiếm trong xe điện và tua-bin gió dự kiến ​​sẽ tăng hơn 5 lần vào năm 2030.

Hiện tại, ở châu Âu ngoài Nga, không có khai thác các nguyên tố đất hiếm mà là phụ thuộc vào nhập khẩu. Theo Ủy ban châu Âu, EU nhập 98% khoáng sản từ Trung Quốc. LKAB cho biết trong một tuyên bố rằng sự phụ thuộc vào Trung Quốc đối với khoáng sản đất hiếm làm gia tăng tính dễ bị tổn thương của ngành công nghiệp châu Âu.

Việc khai thác đất hiếm trên Bán đảo Kola, ở cực tây bắc của phần châu Âu thuộc Nga, đã có từ thời Liên Xô và không còn nằm trong chương trình nghị sự quan trọng của EU nữa.

Tờ Barents Observer (của Na Uy) đưa tin, công ty điện hạt nhân nhà nước Rosatom của Nga có thể sẽ tiếp quản mỏ Lovozero trên bán đảo này. Ngoài ra trong những năm qua, công ty nhà nước này đã tăng cường kiểm soát các tài sản chiến lược quan trọng của ngành công nghiệp khoáng sản và kim loại ở khu vực phía bắc của Nga.

Bà Ebba Busch, Bộ trưởng Bộ Năng lượng, Thương mại và Công nghiệp của Thụy Điển, cho biết trong cùng một tuyên bố: “Điện khí hóa, khả năng tự cung tự cấp của EU, độc lập khỏi Nga và Trung Quốc sẽ bắt đầu từ các mỏ. Chúng ta cần củng cố chuỗi giá trị công nghiệp của châu Âu, tạo ra cơ hội thực sự để điện khí hóa xã hội của chúng ta.”

LKAB nói thêm rằng con đường khai thác những tài nguyên khoáng sản này vẫn còn dài. Công ty này có kế hoạch đệ trình đơn cấp phép khai thác vào cuối năm nay.

LKAB cho biết: “Nếu chúng tôi xem xét các quy trình cấp phép khác trong ngành của chúng tôi đang hoạt động như thế nào, thì chúng tôi sẽ mất ít nhất 10 – 15 năm thì mới có thể thực sự có thể bắt đầu khai thác và cung cấp nguyên liệu thô cho thị trường.”

Mỹ từ lâu đã phụ thuộc vào Trung Quốc về khoáng sản, đang tìm cách củng cố chuỗi cung ứng nội địa để trở thành người chủ đạo toàn cầu. Vào năm 2021, chính quyền Biden đang nhắm mục tiêu vào đất hiếm và các ưu tiên khác trong chuỗi cung ứng trong nước, để giảm bớt tính dễ bị tổn thương của ngành liên quan trước những căng thẳng địa chính trị.

Theo Lý Ngôn, Epoch Times

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Sáu, 19 Tháng Giêng 20183:30 CH
Th/úy Nguyễn đông Mai là một sĩ quan hiện dịch, xuất thân từ trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, trước khi xảy ra trận chiến anh đã có nghị định và sắp đến ngày đeo lon Trung Úy;
Thứ Sáu, 19 Tháng Giêng 20187:15 SA
Ngày 19/1/1974 đánh dấu sự kiện Trung Quốc dùng vũ lực kiểm soát toàn bộ quần đảo Hoàng Sa từ tay chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.
Thứ Sáu, 19 Tháng Giêng 20187:14 SA
Sau khi mạo nhận ngày 11/1/1974 chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam Cộng Hòa,
Thứ Sáu, 19 Tháng Giêng 20185:00 SA
20h ngày 17-1-1974, chiến hạm Nhật Tảo quay mũi trực chỉ Hoàng Sa. Lúc này một máy chính của tàu không sử dụng được, rađa trục trặc
Thứ Sáu, 19 Tháng Giêng 20184:15 SA
Ngày 19-1 44 năm trước đã diễn ra tấn kịch bi hùng trên biển của những người anh em máu mủ phía Nam ngoan cường chống lại quân Tàu Cộng
Thứ Năm, 18 Tháng Giêng 20187:02 SA
Lời giới thiệu: Nhân dịp Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn, Hoa Kỳ, vừa tổ chức Lễ Giỗ lần thứ 7 cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu v
Thứ Năm, 18 Tháng Giêng 20187:00 SA
Công chúa Huyền Trân là con gái yêu của Thượng hoàng Trần Nhân Tông và là em gái vua Trần Anh Tông. Huyền Trân chào đời trong khung cảnh đất nước mới tn
Thứ Năm, 18 Tháng Giêng 20182:30 SA
Vào cuối thế kỷ XIX, khi người Pháp khám phá ra cao nguyên Lang Bian, một trong những điểm gây ấn tượng nhất chính là địa hình của vùng đất ngày nay mang tên Đà Lạt. Bác sĩ Etienne Tardif
Thứ Năm, 18 Tháng Giêng 20182:00 SA
Nơi yên nghỉ của Mao Trạch Đông và Tần Thuỷ Hoàng đế với đội quân đất nung, luôn là điểm đến hấp dẫn du khách.
Thứ Tư, 17 Tháng Giêng 20189:00 CH
Bức ảnh “cha làm thịt con” trong kho lưu trữ hồ sơ công an địa phương huyện Lễ Lăng, tỉnh Hồ Nam, được lưu truyền trên mạng Internet là một bằng chứng rõ nét cho thảm kịch