Sự thực về tục bó chân gót sen của phụ nữ Trung Quốc

Chủ Nhật, 25 Tháng Mười Hai 202211:00 SA(Xem: 1666)
Sự thực về tục bó chân gót sen của phụ nữ Trung Quốc

Bó chân gót sen năm tấc là tập tục đau đớn cực độ ám ảnh hàng triệu phụ nữ Trung Quốc suốt nhiều thế kỷ.

Ba sự việc đặc biệt kỳ lạ thời Trung Quốc cổ đại lần lượt là ca kỹ, thái giám và bó chân. Trong số đó, ca kỹ và thái giám cũng xuất hiện ở các quốc gia khác, tuy nhiên tục bó chân ở phụ nữ là một tục lệ độc đáo nhất, chỉ có ở Trung Quốc ngày xưa.

Tục bó chân của phụ nữ Trung Hoa cổ đại bắt nguồn từ thời Bắc Tống, thịnh hành vào thời Nam Tống và phát triển mạnh mẽ nhất ở thời nhà Minh. Hầu như họ đã bắt đầu bó chân từ năm lên 4 - 5 tuổi. Đến lúc trưởng thành, khi phần xương chân đã được định hình, họ mới có thể tháo băng vải. Tuy nhiên, cũng có nhiều người quấn băng vải đến lúc qua đời.

Những người phụ nữ bị bó chân phải chịu rất nhiều đau đớn.Những người phụ nữ bị bó chân phải chịu rất nhiều đau đớn.

Ở Trung Quốc có câu "một đôi chân nhỏ, một bể nước mắt" với hàm ý tục bó chân gây ra rất nhiều đau đớn cho phụ nữ. Người xưa thường chọn ngày 24/8 âm lịch để tiến hành bó chân cho các bé gái 4 - 5 tuổi. Đầu tiên, họ sẽ uốn cong các ngón chân quặp vào trong lòng bàn chân, trừ ngón cái. Sau đó quấn chặt lại bằng dải vải cotton trắng. Khi bàn chân phát triển, tấm vải sẽ thắt chặt đến khi xương chân bị gãy và không phát triển thêm.

Bàn chân được ngâm trong hỗn hợp của các loại thảo mộc và máu động vật để làm mềm chúng và móng chân được cắt càng ngắn càng tốt. Các ngón chân trên mỗi bàn chân co về phía sau rồi ép xuống dưới và ép chặt vào lòng bàn chân cho đến khi các ngón chân cùng vòm bàn chân bị gãy. Sau đó sẽ được quấn băng kín quanh bàn chân, ép các ngón chân bên dưới.

Không giống như hầu hết các phương pháp khác chỉ phải chịu đựng trong thời gian thực hiện thủ thuật, việc bó chân dẫn đến sự đau đớn suốt đời cho các bé gái. Ước tính khoảng 2 đến 4 tỷ phụ nữ Trung Quốc trong hơn 1.000 năm đã phải chịu nỗi đau đớn của tục bó chân này.

Xương bàn chân của họ sẽ vẫn bị gãy trong nhiều năm và dễ bị gãy lại nhiều lần. Móng chân thường cắt sâu dẫn đến nhiễm trùng. Phụ nữ bị bó chân nhiều khả năng bị ngã và gãy hông cũng như các xương khác. Nhiều phụ nữ bị bó chân đã bị tàn tật lâu dài, chịu nỗi đau đớn suốt cuộc đời.

Bàn chân gót sen nhỏ xinh tạo ra bằng cách bẻ gập ngón chân vào lòng bàn chân và buộc chặt bằng vải từng được cho là điều kiện bắt buộc để phụ nữ thời xưa có được cuộc hôn nhân và đời sống tốt đẹp hơn, theo CNN. "Theo quan niệm truyền thống, tục bó chân tồn tại nhằm làm hài lòng đàn ông. Bàn chân nhỏ được cho là cuốn hút hơn", Laurel Bossen, đồng tác giả cuốn sách "Bound feet, Young hands", cho biết.

Nhưng nghiên cứu của Bossen chỉ ra tập tục bó chân bị hiểu sai nghiêm trọng. Những cô gái bó chân không được hưởng cuộc sống nhàn nhã mà phục vụ một mục đích kinh tế quan trọng, đặc biệt ở vùng thôn quê, nơi nhiều bé gái mới 7 tuổi đã phải dệt vải, xe sợi và làm các công việc tay chân khác.

Tục bó chân có thể tồn tại lâu đời do có lý do kinh tế rõ ràng. Đây là một cách để đảm bảo những thiếu nữ ngồi yên một chỗ và chịu làm công việc sản xuất hàng hóa nhàm chán, bình lặng như sợi dệt, vải vóc, thảm, giày và lưới đánh cá, nguồn thu thập chính của nhiều gia đình.

Bàn chân gót sen của một phụ nữ Trung Quốc sau lớp giày.Bàn chân gót sen của một phụ nữ Trung Quốc sau lớp giày. (Ảnh: Imaginechina).

Tập tục bó chân chỉ mai một khi vải sản xuất hàng loạt và nhập khẩu từ nước ngoài thay thế đồ thủ công. “Bạn cần liên hệ tay với chân. Những phụ nữ bó chân làm nhiều đồ thủ công giá trị ở nhà. Hình ảnh họ được khắc họa như kiểu mẫu đem lại khoái cảm chỉ là một cách bóp méo lịch sử”, Bossen nói.

Bossen, giáo sư danh dự khoa nhân chủng học ở Đại học McGill tại Montreal, và cộng sự Hill Gates ở Đại học Central Michigan, phỏng vấn gần 1.800 phụ nữ lớn tuổi ở một số vùng nông thôn Trung Quốc, thế hệ bó chân cuối cùng, để xác định thời điểm và nguyên nhân tập tục này bắt đầu mai một.

Họ phát hiện tục bó chân kéo dài lâu nhất ở những khu vực nơi dệt vải tại nhà vẫn còn giá trị kinh tế và bắt đầu suy giảm khi vải rẻ hơn sản xuất ở nhà máy trở nên sẵn có tại các khu vực đó.

Các thiếu nữ bắt đầu học xe chỉ dệt vải từ khi mới 6 - 7 tuổi, ở cùng độ tuổi họ bị bó chân. "Mẹ tôi bó chân tôi khi tôi khoảng 10 tuổi. Ở tuổi lên 10, tôi bắt đầu dệt vải. Mỗi lần mẹ bó chân, tôi đau tới nỗi phát khóc", một phụ nữ sinh năm 1933 chia sẻ với nhóm nghiên cứu.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Hai, 29 Tháng Giêng 201811:58 SA
Được xếp hạng 124 trên 133 thành phố trong Chỉ số Giá cả Sinh hoạt (Cost of Living Index) của cơ quan chuyên phân tích kinh tế (Economist Inteliggence Unit), D
Thứ Hai, 29 Tháng Giêng 20188:00 SA
Chỉ có một mình, bà Nam Phương đã phải tính toán kỹ lưỡng vì mục tiêu duy nhất là sự an nguy của các con và cuối cùng bà đã chọn sang Pháp sống.
Thứ Hai, 29 Tháng Giêng 20186:00 SA
Trong nền nghệ thuật văn hóa Đông Sơn nổi tiếng ở nước ta, cách ngày nay trên dưới 2000 năm, đã xuất trình hàng loạt bộ sưu tập, phản ánh muôn mặt của đời sống kinh tế, văn hóa
Thứ Hai, 29 Tháng Giêng 20185:00 SA
Năm 2016, Nhà xuất bản Văn hóa – Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh cho ra mắt bạn đọc quyển sách nhan đề Giở lại một nghi án lịch sử “Giả Vương nhập cận”
Chủ Nhật, 28 Tháng Giêng 20181:30 SA
Cứ mỗi độ đến Tết, dịp Xuân về lòng tôi lại có những bùi ngùi khó tả khi nghĩ về hai sự kiện thảm sát xảy ra trên dải đất miền Trung.
Thứ Bảy, 27 Tháng Giêng 201810:00 SA
Việt sử lược chép: “Kỉ Tị [1209] Sảm lại về Hải Ấp, ở nhà công quán thôn Lưu Gia, lấy con gái thứ hai của Nguyên tổ làm nguyên phi
Thứ Bảy, 27 Tháng Giêng 20184:00 SA
Các phỏng đoán hiện nay nhìn chung đều cho rằng vị thế của Mỹ sẽ ngày càng suy giảm còn Trung Quốc tiếp tục nổi lên trở thành siêu cường số
Thứ Bảy, 27 Tháng Giêng 20183:30 SA
«Làm đầy tớ thằng khôn hơn làm thầy thằng dại», trước đến nay, ai mà chẳng nghĩ vậy. Có biết đâu khi lâm sự thì đến «đầy tớ» cắp tráp theo hầu vẫn gặp nhiều tình huống gay cấn
Thứ Bảy, 27 Tháng Giêng 20183:00 SA
Nguyễn Trãi sinh năm 1380, năm 1400 đậu Thái học sinh. Tương truyền, ông giữ chức Ngự sử đài chính chưởng dưới đời Hồ (1400 – 1407). Tuy nhiên, k
Thứ Sáu, 26 Tháng Giêng 20188:00 CH
Một trong những vấn đề còn gây tranh cãi về lịch sử Liên Xô xoay quanh tài liệu thường được gọi là "Di chúc" của Vladimir Ilyich Lenin (1870-1924).