6 vương quốc cổ đại hùng mạnh bị lịch sử lãng quên

Thứ Tư, 14 Tháng Mười Hai 20229:00 SA(Xem: 1539)
6 vương quốc cổ đại hùng mạnh bị lịch sử lãng quên

Theo dòng thời gian, nhiều quốc gia sụp đổ rồi trôi vào quên lãng dù từng có quá khứ huy hoàng, phồn vinh bậc nhất.

Nhắc đến tên các quốc gia cổ đại – những nhà nước đầu tiên trong lịch sử loài người, phần lớn công chúng đều quen thuộc với những cái tên nổi bật nhất: Ai Cập với các Pharaoh đứng đầu, Hy Lạp cổ đại với các vị anh hùng nổi tiếng, đế chế La Mã với nhiều tướng lĩnh chỉ huy kiệt xuất…

Tuy nhiên, lịch sử thế giới còn chứng kiến rất nhiều nền văn minh rực rỡ, các quốc gia hùng mạnh khác trỗi dậy rồi lụi tàn. Dù không được nhiều người biết đến, các vương quốc bị lãng quên vẫn ghi dấu ấn đậm nét trong lịch sử về độ giàu có, thịnh vượng, phát triển vượt bậc trên nhiều lĩnh vực dưới sự chỉ huy của những người cai trị tài ba.

Vương quốc Gandhara

Quốc gia cổ đại bị lãng quên Gandhara nằm ở vị trí các dãy núi giữa Pakistan và Afghanistan ngày nay. Cái tên Gandhara có nghĩa là “Vùng đất của những mặt hồ” vì ​​xét về mặt địa lý, quốc gia này trải dài trên một vùng đất có lượng nước dồi dào, nằm giữa hai con sông Kabul và Indus. Tài liệu lịch sử khác lại cho hay tên quốc gia này mang ý nghĩa “Vùng đất của hương thơm”.

Vương quốc Grandhara nằm giữa khu vực 2 nước Pakistan và Afghanistan ngày nay.Vương quốc Grandhara nằm giữa khu vực 2 nước Pakistan và Afghanistan ngày nay.

Một tượng phật còn nguyên vẹn từ thời Grandhara được trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia Nhật.Một tượng phật còn nguyên vẹn từ thời Grandhara được trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia Nhật.

Gandhara được biết đến là nơi giao thoa giữa 2 nền văn hóa Đông – Tây. Một mặt, đạo Phật là tôn giáo phổ biến nhất tại quốc gia này, mặt khác, các cuộc chinh phạt của Alexander Đại Đế đã khiến văn hóa phương Tây dần dần du nhập vào đời sống xã hội. Sự pha trộn giữa 2 nền văn hóa này ít nhiều ảnh hưởng lên các công trình kiến trúc, các tác phẩm điêu khắc của Gandhara.

Quốc gia Gandhara ra đời vào khoảng 1.500 trước Công Nguyên và tồn tại đến năm 530 sau Công Nguyên. Vương quốc cổ đại nổi tiếng này nhiều lần được nhắc đến trong các sử thi Ấn Độ.

Vương quốc Khotan

Khotan, hay còn có tên khác là Hotian hay Heritan, là trung tâm sôi động trên con đường tơ lụa lịch sử nối liền châu Âu và châu Á trong nhiều thế kỷ trong quá khứ. Các di tích và hiện vật về quốc gia này được tìm thấy ở địa phận tỉnh Tân Cương, Trung Quốc ngày nay.

Khotan là vương quốc hùng mạnh, tự quản lý giao thương và du lịch ở khu vực này của châu Á trong ít nhất một thiên niên kỷ, trước khi sụp đổ vào năm 1006 trước sự xâm lược của triều đại Thổ Nhĩ Kỳ.

Bản đồ vương quốc Khotan cổ đại Bản đồ vương quốc Khotan cổ đại – quốc gia hùng mạnh nằm trên vị trí chiến lược của Con đường Tơ lụa nổi tiếng.

Không còn tài liệu nào ghi lại lý do khu vực Khotan trở thành trung tâm buôn bán tơ lụa nổi tiếng trong lịch sử, song theo truyền thuyết, con đường tơ lụa dần hình thành sau khi một người phụ nữ mang bí quyết về vải vóc từ Trung Quốc sang. Người đứng đầu đất nước Khotan đã làm đám cưới với một cô dâu Trung Quốc và thuyết phục người vợ mang dâu tằm – nguyên liệu dệt nên những tấm vải mềm mại, đắt tiền từ quê nhà sang.

Đến thế kỷ thứ 6 sau Công nguyên, Khotan trở thành biểu tượng của trung tâm sản xuất tơ lụa thịnh vượng của châu Á cổ đại. Các tàn dư của vương quốc Khotan được tìm thấy trong các ngôi đền Phật giáo ở vùng Sa mạc Taklamakan ngày nay, gợi lên những ký ức về những tháng ngày huy hoàng trong quá khứ.

Vương quốc Colchis

Độ giàu có của vương quốc Colchis từng được nhắc đến trong các câu chuyện nhuốm màu kỳ ảo trong thần thoại Hy Lạp. Thực tế, vượt lên trên các câu chuyện truyền miệng, Colchis từng là một quốc gia cổ đại cực kỳ giàu có nằm ở phía Đông biển Đen. Nước Geogria ngày nay được xây dựng trên chính nền móng của vương quốc Colchis cổ đại.

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, người dân vương quốc này được hưởng nhiều trái ngọt từ công việc trồng trọt. Giao thương trên biển và đúc kim loại cũng là hai ngành nghề phổ biến, tạo điều kiện giúp người dân làm ra nhiều của cải.

​​​​​​​Bản đồ xứ Colchis và Iberia do học giả người Đức Christoph Cellarius ấn hành vào năm 1706.​​​​​​​Bản đồ xứ Colchis và Iberia do học giả người Đức Christoph Cellarius ấn hành vào năm 1706.

Sự thịnh vượng của Colchis đã khiến vương quốc này trở thành mục tiêu thâu tóm của nhiều quốc gia khác. Người Hy Lạp, người La Mã và người Ba Tư đều từng đem quân xâm lược vùng đất này. Mặc dù nhiều thế lực tấn công Colchis, người dân của quốc gia này vẫn luôn chiến đấu đến cùng dù lực lượng mỏng và yếu ớt.

Vương quốc Aksum

Vương quốc Aksum từng xuất hiện nhiều trong các huyền thoại và truyền thuyết trong Kinh Thánh. Một số tài liệu đề cập đây là nơi Nữ hoàng Sheba nổi tiếng từng sống, trong khi nhiều người lại cho rằng vùng đất Aksum là nhà của Prester John, nhân vật nổi tiếng của thời Trung cổ Châu Âu.

Vương quốc Aksum cổ đại có diện tích rộng lớn, trải dài qua sông Nile và Biển Đỏ, đến các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng ngày nay thuộc về Ethiopia và Eritrea. Vào thời kỳ hưng thịnh nhất, quốc gia này còn chiếm một phần bán đảo Ả Rập láng giềng.

​​​​​​​Vương quốc cổ đại Aksum có phần lãnh thổ trải dài từ sông Nile qua biển Đỏ.​​​​​​​Vương quốc cổ đại Aksum có phần lãnh thổ trải dài từ sông Nile qua biển Đỏ.

​​​​​​​Minh họa vào thế kỷ thứ 14 diễn tả cảnh vua Aksum từ chối yêu cầu của một phái đoàn người Hồi giáo.​​​​​​​Minh họa vào thế kỷ thứ 14 diễn tả cảnh vua Aksum từ chối yêu cầu của một phái đoàn người Hồi giáo.

Aksum là một vương quốc có thương mại hùng mạnh từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 8 sau Công nguyên. Bên cạnh hai quốc gia cổ đại nổi tiếng khác là La Mã và Trung Quốc, Aksum được biết đến là một trong số các vương quốc vĩ đại nhất trên thế giới khi đó.

Thời kỳ suy tàn của quốc gia giàu có này bắt đầu từ khi những người cai trị Aksum phục tùng đế chế La Mã và chấp nhận Kitô giáo trở thành tôn giáo chính của họ. Các tôn giáo khác dần hiện diện trong xã hội Aksum, dẫn đến mâu thuẫn giữa nhiều bộ phận người dân và các nhà cầm quyền của vương quốc bắt đầu lung lay quyền lực.

Vương quốc Chimor

Quốc gia của người Chimú, được biết đến với cái tên Chimor, là đế chế hùng mạnh thứ hai trong nền văn minh cổ đại Andes. Quốc gia này trải qua thời kỳ giàu có và thịnh vượng trong vài thế kỷ trước khi đế chế Incas trỗi dậy. Theo các dữ liệu lịch sử, Chimor nằm ở khu vực phía bắc Peru ngày nay.

Theo truyền thuyết, nền văn minh cổ đại Chimú bắt đầu khi Taycanamo, vị vua của biển cả - người ra đời từ một quả trứng vàng, lên nắm quyền.

​​​​​​​Các hiện vật khảo cổ học thuộc về thời kỳ văn minh của người Chimú.​​​​​​​Các hiện vật khảo cổ học thuộc về thời kỳ văn minh của người Chimú.

​​​​​​​Các nét điêu khắc cầu kỳ miêu tả cánh đánh bắt cá trên bức tường tại thành phố Chan Chan​​​​​​​Các nét điêu khắc cầu kỳ miêu tả cánh đánh bắt cá trên bức tường tại thành phố Chan Chan – thủ phủ vương quốc Chimor.

Thủ phủ của vương quốc này – Chan Chan, là thành phố lớn nhất khu vực cao nguyên Nam Mỹ vào thời điểm đó với mạng lưới giao thương dày đặc và phát triển thuộc hàng bậc nhất.

Trong giai đoạn hưng thịnh của thành phố, Chan Chan thu hút hàng ngàn nghệ sĩ và thợ thủ công tìm đến, đánh dấu một thời kỳ văn hóa và nghệ thuật phát triển rực rỡ. Kiến trúc lộng lẫy của Chan Chan có thể cuốn hút bất cứ du khách nào đặt chân đến thành phố.

Nền văn minh Chimú suy tàn vào cuối thế kỷ 15 khi người Inca bắt đầu thời kỳ thống trị, các nhóm bạo loạn nổ ra ở khắp mọi nơi và cung điện ở Chan Chan bị xâm chiếm, cướp bóc.

Vương quốc Kandy

Vương quốc Kandy phát triển vững mạnh từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19 tại Sri Lanka. Trong khi các nước láng giềng khác đều đầu hàng, chấp nhận làm thuộc địa của các quốc gia xâm lược khác, người dân quốc gia Kandy vẫn kiên quyết bảo vệ lãnh thổ đến cùng.

Địa hình điển hình của vương quốc Kandy với núi cao trập trùng và rừng rậm phủ kín.​​​​​​​Địa hình điển hình của vương quốc Kandy với núi cao trập trùng và rừng rậm phủ kín.

Trong một thế kỷ rưỡi, người Kandy đã kiên cường đấu tranh với người Bồ Đào Nha – lực lượng đã tấn công, phá hủy nhiều thành phố của họ, nhưng vẫn không trấn áp thành công người Kandy. Về phía người Kandy, họ cũng phải đối mặt với bệnh sốt rét bùng phát.

Đến đầu thế kỷ 19, người Anh tận dụng tình trạng hỗn loạn trong nước ở Kandy, đẩy vương quốc rơi vào tình trạng sụp đổ. Thỏa thuận ký kết giữa hai bên vào năm 1815 buộc vị vua nắm quyền Kandy khi đó phải rời khỏi ngai vàng.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn