Lịch sử kinh hoàng của phương pháp trích máu chữa bệnh

Thứ Tư, 30 Tháng Mười Một 20223:00 SA(Xem: 1336)
Lịch sử kinh hoàng của phương pháp trích máu chữa bệnh

Phương pháp trích máu chữa bệnh đã xuất hiện từ rất lâu và trong suốt lịch sử, cách thực hành khủng khiếp và thường lộn xộn này rất được các y sĩ trên khắp thế giới, từ đảo quốc Fiji đến Tây Âu ưa chuộng. Tuy nhiên, theo thời gian từ cổ đại đến hiện đại, ta dần khó có thể phân biệt được liệu người bị sử dụng phương pháp này rốt cuộc là bệnh nhân hay nạn nhân.

Phương pháp chữa trị bằng trích máu.Phương pháp chữa trị bằng trích máu. (Ảnh: Ancient Origins)

Có rất nhiều phương pháp để lấy máu. Trong đó trích máu từ tĩnh mạch là thủ thuật phổ biến nhất, theo đó bác sĩ sẽ dùng các công cụ như lưỡi trích (có nhiều lưỡi dao có kích thước khác nhau) để cắt tĩnh mạch trụ tại khủy tay để lấy máu.

Các phương pháp nguyên thủy hơn bao gồm phương pháp rạch da. Thủ thuật này yêu cầu bác sĩ cắt và khắc axit trên da để tạo sẹo vĩnh viễn, bên cạnh đó còn phải giác hơi, lấy máu ra từ một vết rạch nhỏ bằng cách sử dụng một giác hút. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp loài đỉa cũng thường được sử dụng vì mỗi con có thể hút từ 5 đến 10ml máu, gấp khoảng 10 lần trọng lượng của chúng. Tuy nhiên, như lịch sử cho thấy, những kỹ thuật này thường gây chết người hơn là cứu mạng.

Cảnh trích máu từ thế kỷ 13 của Iran.Cảnh trích máu từ thế kỷ 13 của Iran. (Ảnh: Ancient Origins)

Lịch sử ban đầu của truyền máu

Người Ai Cập được cho là những người đầu tiên thực hành phương pháp nói trên. Đến năm 500 TCN, nó cũng được thành lập ở Hy Lạp cổ đại, vì cha đẻ của y học Hippocrates đã khuyến nghị lấy máu như một phương pháp điều trị, đặc biệt là ở khuỷu tay và đầu gối.

Vào năm 400 TCN, người kế vị của ông là Herodotus cũng đã tiếp tục đề xuất việc trích máu đối với nhiều loại bệnh như phục hồi sự thèm ăn, chữa bệnh và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Vào năm 100 TCN, tác giả y học người La Mã Celsus cũng ủng hộ mạnh mẽ phương pháp giác hơi và khuyến nghị liệu pháp rạch một vết thương nông trên da tại một số vùng trên cơ thể để lấy máu.

Được biết vào thế kỷ thứ 3 TCN, nhà giải phẫu người Hy Lạp Eristratus (người điều trị cho các vị vua của Syria) lần đầu tiên đưa ra giả thuyết rằng bệnh tật phát sinh do lượng máu trong cơ thể quá dồi dào. Ý tưởng này sau đó được một đệ tử của Hippocrates là Galen phát triển vào thế kỷ thứ 2 SCN. Galen cho rằng vết cắt sau tai có thể làm giảm đau đầu và chóng mặt, đồng thời một vết rạch tương tự trên thái dương cũng có thể giúp chữa các bệnh về mắt.

Các trường hợp trích máu nổi tiếng

Một bác sĩ dùng đỉa để trích máu bệnh nhân. Một bác sĩ dùng đỉa để trích máu bệnh nhân. (Ảnh: Ancient Origins).

Bất chấp sự phổ biến rộng rãi của nó trong nhiều thiên niên kỷ, thực tế vẫn có nhiều trường hợp trích máu gây tử vong nổi tiếng. Trong đó, nhà cai trị người Pháp Napoléon là một trong số ít người sống sót sau phương pháp trích máu từ tĩnh mạch. Trải nghiệm này khiến Napoléon vô cùng ám ảnh, đến nổi ông đã tuyên bố rằng “y học là khoa học của những kẻ giết người”. Những người sống sót nổi bật khác bao gồm hoàng hậu nước Pháp Marie Antoinette. Vào năm 1778, bà đã lấy máu để hỗ trợ quá trình sinh con gái đầu lòng.

Một người khác là Vua George IV của Anh, ông đã mất đến 4436 ml máu sau thủ thuật vào năm 1820, nhưng thần kỳ sống sót trong 10 năm tiếp theo. So với hầu hết các trường hợp khác, Napoléon, Marie Antoinette và George IV cực kỳ may mắn, vì việc trích máu thường để dẫn đến nhiều tai nạn và tử vong.

Một trong những ca tử vong nổi tiếng đầu tiên xảy ra vào năm 1492, khi Giáo hoàng Innocent VIII và ba cậu bé đã truyền máu cho ông đều chết vì mất máu. Tại Anh, Charles II được điều trị bằng phương pháp rút máu tĩnh mạch sau một cơn đột quỵ vào năm 1685 và qua đời sau khi mất tới 709ml máu. Cháu gái của Charles, Nữ hoàng Anne, sau đó cũng gặp phải kết cục kinh hoàng tương tự. Ngay cả nhà soạn nhạc huyền thoại Mozart cũng không thể thoát chết, ông qua đời vào năm 1791 tại Vienna sau khi trích máu để chữa bệnh suy thận.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn