(Ảnh: Tanveer Badal)

Nguồn hình ảnh, Credit Tanveer Badal

Chụp lại hình ảnh,

(Ảnh: Tanveer Badal)

Sự hoang dã của Cuba, miền đông hoang dã

Nước biển màu ngọc lam. Cát trắng ngần. Cây cối um tùm kéo dài lên phía núi. Khi Christopher Columbus cho các thuyền vào vịnh hình lưỡi liềm phía đông Cuba cuối năm 1492 hẳn là cảnh tượng tương tự thế này đã chào đón ông. “Quang cảnh quá đẹp này làm tôi ngạc nhiên đến mức không mô tả nổi thành lời,” Columbus viết cho cấp trên của mình ở triều đình Tây Ban Nha. “Cảnh đẹp mê hồn này vượt xa mọi cảnh đẹp nơi khác.” Tua nhanh hơn 520 năm cho tới ngày nay, thì ngạc nhiên thay, sức quyến rũ của nó không giảm đi cũng như bờ biển không thay đổi nhiều so với lời mô tả của Columbus. Ở nơi bị bỏ quên này của đảo, hiện nay ta không thấy những khu nghỉ dưỡng lớn hoặc hoạt động du lịch nào.

(Ảnh: Tanveer Badal)

Nguồn hình ảnh, Credit Tanveer Badal

Chụp lại hình ảnh,

(Ảnh: Tanveer Badal)

Thành phố Baracoa ven biển sặc sỡ

Thủ phủ của đầu phía đông của Cuba là thành phố nhỏ xíu Baracoa nhưng nó có những điểm mạnh để thành nổi tiếng. Nó không chỉ là nơi mà có thể Christopher Columbus lần đầu tiên đã đổ bộ xuống đảo mà còn là thủ đô đầu tiên của Cuba và nơi định cư Tây Ban Nha lâu đời nhất.

Tuy nhiên vì biệt lập nên Baracoa không được lui tới. Con đường La Farola vòng vèo và lên lên xuông xuống từ Guantanamo (120 km về phía Tây) là con đường duy nhất tới đây, và nó chỉ mới được hoàn thành năm 1965. Hiện nay một đội bay yếu ớt gồm máy bay nhỏ ở Havana bay tới đây hai lần mỗi tuần; ngoài ra để tới đây chỉ còn cách đi thuyền. Tuy nhiên việc thiếu cơ sở hạ tầng không hẳn là điều xấu vì nó tạo điều kiện cho dân ở đây phát triển truyền thống, khẩu vị và phong thái riêng biệt của họ.

(Ảnh: Tanveer Badal)

Nguồn hình ảnh, Credit Tanveer Badal

Chụp lại hình ảnh,

(Ảnh: Tanveer Badal)

Biển của Baracoa, Malecón sóng vỗ

Một phía của Malecòn (đường ven biển) là Đại Tây Dương vô tận. Phía bên kia là núi El Yunque dâng cao đằng sau các tòa nhà từ thế kỷ 18-20 lộn xộn và tàn tạ. Ban ngày thì tĩnh mịch vì người dân đi tản bộ hoặc ngồi trên tường đá cạnh biển; về tối, các nhóm tụ tập dưới ánh sáng lờ mờ của đèn đường để chơi ngẫu hứng những khúc nhạc hay hoặc chơi bóng.

(Ảnh: Tanveer Badal)

Nguồn hình ảnh, Credit Tanveer Badal

Chụp lại hình ảnh,

(Ảnh: Tanveer Badal)

Khẩu vị lạ của miền đông Cuba

Câu khôi hài thường nói ở Cuba là thức ăn ở đảo Miami thì ngon hơn vì mọi món chỉ quanh đi quẩn lại là gạo với đỗ và đỗ với gạo. Ở Baracoa thì không như vậy, người dân cải biến cách nấu ăn của địa phương với sự nhất trí của dân bản xứ Taíno, người Pháp và người Haiti. Đối với món ăn chính có lechita là món trộn gồm nước dừa, cà chua, tỏi và gia vị đổ lên hải sản hoặc cá sông tetí (cá ngon của Baracoa có từ tháng 8 đến tháng 12), nó thường được rán thành omelette hoặc ăn khô như thức ăn nhanh. Về đồ ngọt, vùng quanh Baracoa là tâm điểm sản xuất cacao Cuba và đâu đâu cũng thấy sô-cô-la. Bạn nên tìm chorrote, là sô-cô-la nóng đặc đôi khi có ở các quán nước hoặc do campesino (dân quê) làm tại nhà, có thể làm thành những miếng vuông chặt chẽ bán gần như ở mọi nơi.

(Ảnh: Tanveer Badal)

Nguồn hình ảnh, Credit Tanveer Badal

Chụp lại hình ảnh,

(Ảnh: Tanveer Badal)

Món nổi bật của Baracoa

Bạn sẽ thấy cucurucho mà không đâu có. Mặc dù nó trông giống như cốc kem hình nón, thứ đồ ngọt này (được bọc bằng lá cọ và có có tay cầm) không tan chảy và gồm dừa nạo, đường, mật ong, hạt, ổi và đu đủ. Bạn chỉ cần dùng ngón tay bốc bột sền sệt này và ăn. Người dân nói dân quê ở đây làm là ngon nhất và họ bán ở ven đường.

Nguồn hình ảnh, Credit Tanveer Badal

Chụp lại hình ảnh,

(Ảnh: Tanveer Badal)

Núi đỉnh phẳng ở phía xa

Ngay phía ngoài của thành phố Baracoa là núi bằng đầu El Yunque (hoặc Anvil) mà ta phải mất cả một ngày mệt nhọc mới leo tới đỉnh, cao 575m. Từ đỉnh cảnh nhìn trải rộng từ vịnh Baracoa đến vườn quốc gia Alejandro de Humboldt (tên nhà khoa học Đức), đến tận các con sông Toa, Yumurí, Miel và Duabarives là một số trong những sông rộng nhất vùng Caribbean. Những người may mắn có thể trông thấy chim ruồi đặc hữu ở đây, là chim nhỏ nhất thế giới.

Nguồn hình ảnh, Credit Tanveer Badal

Chụp lại hình ảnh,

(Ảnh: Tanveer Badal)

Thiên đường ngút ngàn cây xanh

Bắt đầu từ dãy núi Sagua-Baracoa, rừng vườn quốc gia trải dài tận sát đại dương. Theo Unesco, nó là “một trong những hệ sinh thái nhiệt đới đa dạng sinh học nhất trên một đảo của trái đất”, và nó là nơi sinh sống của rất nhiều chủng loại đặc hữu gồm hơn 1000 cây hoa, cây đước và cọ, cacao và chuối.

Nguồn hình ảnh, Credit Tanveer Badal

Chụp lại hình ảnh,

(Ảnh: Tanveer Badal)

Một trong những loài ếch bé nhất thế giới

Hãy nhìn kỹ. Bám vào cái lá đó là một động vật lưỡng cư nhỏ nhất thế giới và là một trong những ngôi sao của vườn quốc gia. Loài ếch có nguy cơ tuyệt chủng Monte Iberia này là loài nhỏ nhất Bắc bán cầu (nhỏ thứ 3 trên thế giới) dài 10 mm. Hiện chúng đang được theo dõi và các nhà khoa học tin rằng rất có thể còn phát hiện được thêm các loài khác nữa ở đầu phía đông của Cuba.

Nguồn hình ảnh, Credit Tanveer Badal

Chụp lại hình ảnh,

(Ảnh: Tanveer Badal)

Vẻ đẹp hé lộ từ rừng rậm

Vịnh Taco bình yên, chằng chịt các cây đước, cọ, dương xỉ, các cây họ dứa và dứa, cây cacao, là cửa ngõ vào vườn quốc gia. Cư dân nổi tiếng nhất ở đây là loài lợn biển Tây Ấn Độ, chúng thường tới vịnh vào các tháng hè.

Nguồn hình ảnh, Credit Tanveer Badal

Chụp lại hình ảnh,

(Ảnh: Tanveer Badal)

Các bãi tắm biển nguyên sơ vắng người

Ngay ở phía Bắc Baracoa, bãi biển hiền hòa Maguana là một trong những dải cát tuyệt vời của khu vực, ta có thể dễ dàng từ thành phố tới đây bằng taxi hoặc xe đạp. Rải rác có các nhà mái lá phục vụ các mẻ hải sản bắt trong ngày và nước quả ép. Chỉ có vài khách sạn (thí dụ Villa Maguana) với vài du khách đi thăm thú mạn này. Không như những bãi tắm đông đúc cực kỳ ưa thích được các khu điều dưỡng sang trọng mua vội ở phía bắc Cuba, bờ biển ở đây, như là một thiên đường riêng tư, là hơn hẳn.

Nguồn hình ảnh, Credit Tanveer Badal

Chụp lại hình ảnh,

(Ảnh: Tanveer Badal)

Dòng sông mật ong

Ngay ở phía đông bãi tắm chính của Baracoa có dòng sông với cái tên đẹp và dịu hiền Rio Miel, tức “dòng sông mật ong”. Theo chuyện kể dân gian, hễ ai tắm ở đây sẽ quay trở về với Baracoa, nhưng nếu vẫn chưa ai tắm như hiện nay thì không ai muốn trở về. Chỉ là vấn đề thời gian để rồi bí mật của đầu phía đông đẹp đẽ của Cuba sẽ bộc lộ ra. Để chờ đến lúc đó, những du khách đủ tò mò để tới đây chắc chắn sẽ đem lòng yêu nó cũng như Christopher Columbus đã từng yêu.