Những chuyến bay cuối cùng của Air America tại Việt Nam – TVQ chuyển

Chủ Nhật, 24 Tháng Tư 20226:00 SA(Xem: 3974)
Những chuyến bay cuối cùng của Air America tại Việt Nam – TVQ chuyển

Trần Lý

                             (Xin gửi đến Quý vị vài tài liệu cũ vừa tìm lại được )

Bức hình lịch sử :  Chiếc trực thăng Bell 205 số N47004 của Air America đang bốc người di tản trên nóc Cao ốc Pittman ngày 29 tháng 4 năm 1975.

      Trong những ngày cuối tháng Tư 1975, Công ty Air America vẫn hoạt động như một công ty thầu chuyên chở cho Tòa Đại sứ Mỹ tại Việt Nam..

Công ty duy trì hai nhiệm vụ (theo như thỏa thuận đã nhận thầu) :

  • Tiếp tục cung cấp các chuyến bay vận chuyển đến các phi trường của VNCH, càng ngày càng bị giới hạn về lãnh thổ.
  • Sửa soạn (trong bí mật) việc di tản nhân viên Tòa Đại sứ Mỹ ra khỏi Sai Gon khi cần vì chỉ Air America có các loại trực thăng Bell 204B và UH-1H đang hoạt động tại VN (không kể các loại trực thăng của KQVNCH ngoài thẩm quyền kiểm soát của Hoa Kỳ)
  • Những chuyến bay ‘thường lệ’ (tháng 4-1975) :

Ba phi cơ thường trực tại Cần Thơ (vị trí V-17) chuyên chở hành khách của USAID (số hiệu A-40A) hay của Tòa Đại sứ (A-40B).

   Ngày 6 tháng Tư : 2 phi cơ vận tải nhỏ Porters  và 1 Bell 204B

   Từ 11 tháng 4 : chỉ còn 1 Porter và 1 Bell tại Can Tho

   Từ 28-29 tháng 4 :  số phi cơ chuyển còn 3 chiếc UH-1H đậu tại Cần Thơ . Mỗi ngày có thể có 2-3 chuyến bay tử Sài Gòn dùng C-47 hay Caribou, có khi dùng phi cơ Volpar ghé qua Biên Hòa và Côn Sơn..

    Air America  cũng bay ra An Thới (Phú Quốc) (8 tháng 4 : bay An Thới-Kiên Giang-Cần Thơ..) dùng C-46 và Caribou.. Ngày 28 tháng 4, Chiếc C-47 (số 147) chở người ‘di tản’ đi Phú Quốc, qua lại giữa SaiGon và Dương Đông..

  Đến 29 tháng 4 : Ba chuyến bay dự trù : 2 bằng C-46 (Số 67984 và 67985) cùng một bằng C-47 (“559″) .. không thực hiện được.

     Đường bay Saigon-Vũng Tàu : Air America có nhiều chuyến bay theo phi trình này mỗi ngày ;

  • 8 tháng 4 :  2 UH-1H bay nhiều chuyến cho USAID ; C-46 (số 67985) bay ngày hai chuyến..
  • 9 tháng 4 : Bell 204 và Volpar cũng bay ra Vũng Tàu nhưng riêng Volpar (N9577Z) bay ra Nha Trang (lý do không rõ?)
  • 10 tháng 4  : Volpar bay  giữa Saigon-Vũng Tàu nhiều chuyến..

           Air America cụng bay nhiều chuyến bất thường như :

  • Phan Thiết : Caribou bay nhiều chuyến trong các ngày 11 và 12..Bell bay riêng cho USAID..
  • Phan Rang : Volpar bay liên tục trong ngày 12-4 ghé qua Biên Hòa.
  • Saigon-Biên Hòa-Tây ninh bằng trực thăng của Air America..và cả các điểm như Gò Công, Trúc Giang, Mộc Hóa : các phi vụ ‘chuyển vận’ riêng vật liệu và nhân viên ‘dân sự’ cần rời Việt Nam (?)
  • Bản ghi phi trình và danh sách phi công của Air America có ghi một số nhân viên người Việt : (hình chụp đính kèm)

              Bàng ghi rõ tên phi công (Việt) chỉ định cùng phi cơ sẽ bay

  • Vài phi vụ ‘bất thường ‘

   Ngày 16 tháng 4 năm 1975 : một nhân viên ‘bán quân sự’  của CIA, bí danh ‘Lew James” bị quân BV bắt khi họ tấn chiếm Phan Rang. Lúc đầu Sai Gon cho rằng anh ta đã chết (?) hoặc đang lẩn trốn, chỉ  biết chắc là bị mất liên lạc..Air America nhận nhiệm vụ tìm và cứu : trong suốt 2 ngày 17-18, các phi cơ và trực thăng của Air America đã bay dọc duyên hải Phan Rang, theo Quốc lộ 1, ngay trên đầu các binh sĩ CSBV : chiếc Volpar đã bị  trúng nhiều đạn AK-47 vào hai cánh, phải đáp khẩn cấp tại một bãi biển cách Phan Rang vài miles, phi hành đoàn và nhân viên CIA đi tìm , sau đó được trực thăng, cũng của Air America cứu thoát..về Vũng Tàu..

    Phi vụ Di tản “bí mật’ : Phi vụ này không nhằm di tản nhân viên của Tòa Đại sứ Mỹ tại Sagon nhưng ‘di tản người Việt làm cho một Đài Tin tức do Tòa Đại sứ tổ chức’ . Air America đạ chuyển vận khoảng 600 người trong bí mật và cuộc di tản này được xem là một thành công của Tòa ĐS (Vụ Di tản “Đài Mẹ Việt Nam”

     Một phi vụ khác cũng thuộc loại bí mật : bay từ Saigon đi Thái Lan di tản 143 nhân viên do CIA huấn luyện và Gia đình (đa số phụ nữ và trẻ em )..

     Trong những ngày cuối tháng Tư : Air America (AA) đã giúp chuyển vận khoảng 1000 kiều dân Philippines, muốn rời khỏi VN cùng gia đình.. dự trù sử dụng  một LST (Dương vận hạm) của Phi. Từ 23 tháng 4 , Chiếc UH-1H (20115) đã chuyển người Phi từ Saigon ra Vũng Tàu và sau đó đáp xuống LST, nhưng gia đình và thân nhân người Việt của họ không được phép rời VN. Nên sau đó nhóm người Phi này lại được đưa khỏi LST và trở vào Vũng Tàu cùng chờ với thân nhân ! Ngày 26-4, sự việc được giải quyết khi Bộ trưởng Ngoại Giao Phi Sabalones cho phép mọi người ‘liên hệ với công dân Phi’ , dù không giấy tờ, được lên chiếc LST. Trực thăng AA đã làm con thoi vận chuyển được 600 người lên chiếc LST, khoảng 400 người được chuyển bằng sà lan trong đêm. LST này sau đó đi Subic Bay..

     Ngày 28 tháng 4 tại Cần Thơ : AA  dùng 3 chiếc UH-1H ( các số 20104, 20105 và 20110) và 1 Bell 204B (số N8514F), chuyển vận người Việt  di tản từ nhiều địa điểm khác nhau tại Vùng 4 ra một Tàu HQ Hoa Kỳ, chiếc Vancouver LPD II thà neo ngoài Cửa biển, 10 hải lý xa bờ , ngoài khơi  vùng Cần Thơ. Vancouver được Thương thuyền Pioneer Contender yểm trợ. Các trực thăng bay bốc người tại những điểm không tính trước : người di tản được đưa lên xe và chở ra ngoài thành phố, trực thăng bay trên đầu và khi tìm được điểm thích hợp sẽ đáp xuống (đường lộ vắng hay ruộng khô ) để đón người di tản..

  Phi công RW Hitchman (UH-1H “20105″) ghi lại : “ Chuyến bốc đầu tiên tại 20 miles Tây-Bắc Cần Thơ, nhận 18 người di tản..sau đó tiếp tục thêm nhiều chuyến cho đến chiều tối, tổng số người di tản lên đến khoảng trên 200 người..”

  Câu chuyện kế hoạch di tản Trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu

Tài liệu ‘mật’ của Air America có ghi lại một đoạn giải thích việc thất bại trong kế hoạch di tản..

      [ Burke : Evacuation comments and observations – UTD/LaShomb/B8F4]

 .. “.. Chiều 27 tháng Tư, Đại diện AA Marius Burke họp với Jim Collins (bí số CIA 259) tại ‘Trụ sở Trương Quốc Dung” gần Phi trường Tân Sơn Nhất, và sau đó gặp Nhân viên Tòa Đại Sứ Jacobsen để bàn việc di tản Trường Thiếu Sinh Quân. Jacobsen từ chối (!) nhưng Collins đã dùng một ‘đường’ khác và liên lạc với Đô Đốc Benton để.. thực hiện kế hoạch.. dự trù sẽ thực hiện chiểu 28 tháng 4. Collins đã dùng trực thăng của AA bay ra Vũng Tàu lúc 5 giờ chiều..Theo kế hoạch , các em Thiếu Sinh Quân cùng toàn thể quân nhân và gia đình Trường sẽ được chuyển ra một chiến hạm Mỹ ngoài khơi Vũng Tàu Trường TSQ được liên lạc và sắp xếp chương trình di tản sẽ được tiến hành vào 6 giờ 30 sáng ngày 29. Chiếu tàu của Military Sealift Command dự trù chờ sẵn..

    Đại diện AA Burke bay ra hạm đội, đáp xuống chiến hạm USS Denver, chờ liên lạc..”Mọi chuyện xảy ra sau đó không còn kiểm soát được (?) Burke bay vào Trường TSQ, nhưng các cấp Chỉ huy Trường .. chờ ‘lệnh’ của Collins (!).. AA liên lạc với USS Blue Ridge nhưng không có lệnh chính thức (?), AA tiếp tục tìm cách liên lạc với Collins. (Trường TSQ cũng chờ..). Burke bay về DAO nhưng mọi chuyện lúc này mất kiểm soát.. AA tại Saigon đang lo di tản nhân viên của ..chính AA. Burke bất ngờ nhận một tin gọi của một người Việt trên FM.60.00 , gọi đến đón Collins (!), Burke cho là Collins đã bị bắt và .. radio bị tịch thu ?.. AA vẫn đến điểm hẹn của radio (10 giờ sáng) nhưng bị .. súng nhỏ bắn lên dữ dội..Burke trở lại Vũng Tàu, liên lạc với Trường TSQ để chuyển được gia đình Collins và 15 em TSQ trong chuyến bay trở ra Hạm đội để tiếp thêm nhiên liệu..Kế hoạch di tản Trường TSQ bất thành (Collins bị mất tích ?)

  • AA và kế hoạch di tản :

AA giữ một vai trò quan trọng trong kế hoạch di tản (bí mật) của DAO ngay từ đầu tháng Tư 1975.. Chỉ AA mới có các trực thăng (còn lại tại VN) để thực hiện di tản.

  Các cấp chỉ huy AA đã được phân nhiệm  vào ngày 7 tháng 4 : Phi công kinh nghiệm Nikki A Filippi là người đại diện cho AA trong Nhóm Kế Hoạch Đặc Biệt tại Trung tâm Kiểm soát Di tản của DAO (Evacuation Control Center=ECC). AA Marius Burke phụ trách các chương trình di tản nhân viên AA, sắp xếp việc cư trú cho gia đình các nhân viên của AA vào sống trong các nơi tạm trú riêng cạnh Trụ sở AA tại Tân Sơn Nhất trong khi chờ được đưa ra khỏi VN. Boyd Mesecher, Giám đốc kỹ thuật lo phối hợp các kế hoạch di tản, gồm cả việc sắp xếp cho các nhân viên ‘quốc gia thứ 3’= Third Country National (TCN)  liên hệ đến Hoa Kỳ gồm cả các nhân viên Trung Hoa Dân quốc của Air Asia (trong AA tại VN). Filippi đã tìm hiểu 37 cao ốc và  lập danh sách 13 nơi trực thăng có thể đáp trên nóc.. Ngày 16, các bãi đáp trên nóc các cao ốc này đã được thiết lập : 3 cao ốc tại Chợ Lớn được chọn cho nhân viên vùng này; 3 cao ốc tại Trương Minh Giảng và Trương Minh Ký dành cho TCN..

     Kế hoạch di tản của AA  gặp nhiều khó khăn từ phía Chính phủ VNCH  và cả Đại sứ Martin, muốn tránh gây hoảng loạn cho người Việt..Các binh sĩ TQLC Mỹ dự trù điều khiển di tản của trực thăng Quân đội Mỹ, ngày 25 tháng Tư đã phải dùng trực thăng của AA, trong quần áo dân sự, để bay từ Chiến hạm USS Hancock vào trụ sở DAO..

     AA cũng sửa soạn các trực thăng, đưa các trực thăng khả dụng đang từ Udorn (Thái) về VN.. các máy bay vận tải như C-46, C-47 được đưa về Taiwan.Một trung tâm tiếp liệu xăng và bộ phận rời được thiết lập tại Côn Sơn..

                        (Xin đọc tiếp : AA ngày.. 29 tháng 4, 1975)

                                                                                                      Trần Lý Tháng 4-2022

                         Air America  Volpar N36749  tại Sai Gon

                        Air America C-47 “607″  tại Nha Trang

                  Air America Bell 204B (N8514F) .. phi công dân sự !

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn