Cuộc chiến Mùa Đông 1939-40: Phần Lan chống lại Liên Xô ra sao

Thứ Bảy, 16 Tháng Tư 20224:38 CH(Xem: 1884)
Cuộc chiến Mùa Đông 1939-40: Phần Lan chống lại Liên Xô ra sao
bbc.com

Cuộc chiến Mùa Đông 1939-40: Phần Lan chống lại Liên Xô ra sao?

Ngày 13/04/2022, nữ thủ tướng Phần Lan Sanna Marin nói quốc gia Bắc Âu này sẽ quyết định về việc có gia nhập Nato "chỉ trong vài tuần tới", trước sự thay đổi về an ninh vùng, sau cuộc xâm lăng của Nga tại Ukraine.

Finland's Baron Gustaf Mannerheim

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Nam tước Gustaf Mannerheim là anh hùng dân tộc Phần Lan, người dẫn dắt quân đội kiên cường chống lại quân Liên Xô đông gấp bội

Câu chuyện khiến các báo quốc tế nhắc lại lần chiến tranh giữa Phần Lan, quốc gia nhỏ bé (5,54 triệu dân), làm chủ lãnh thổ rộng lớn (338.455 km2), với Liên Xô năm 1939.

Ký ức về cuộc chiến mà Stalin gây ra, làm chết hàng vạn người Phần Lan, ngay trước ngày Thế Chiến II ở châu Âu bùng nổ, là yếu tố quan trọng khiến Phần Lan hiện nay muốn cùng Thụy Điển gia nhập Liên minh quân sự Nato.

Hai nước Bắc Âu trông đợi được bảo vệ, căn cứ vào Điều 5 Hiến chương Bắc Đại Tây Dương của tổ chức này một khi họ bị Nga tấn công.

Bối cảnh dẫn tới Cuộc chiến Mùa Đông

Cuộc chiến Mùa Đông (The Winter War 1939-1940), còn được gọi là Chiến tranh Nga-Phần Lan, xảy ra trong môi trường xung khắc ý thức hệ, địa chính trị và sự sụp đổ niềm tin hai bên.

Phần Lan, nước từng chỉ là một đại công quốc thuộc Đế chế Nga hơn 100 năm, và mới giành được độc lập năm 1917, luôn nghi ngờ Moscow muốn chiếm thêm lãnh thổ của họ.

Về phía Liên Xô khi đó, vì hệ thống cộng sản kiểu Bolshevik bị các nước châu Âu phản đối nên mọi quốc gia láng giềng: Ba Lan, Romania, Phần Lan, Đức (vùng Đông Phổ) đều tìm kiếm các liên minh phòng thủ, khiến Moscow có cảm giác bị bao vây.

Chụp lại video,

Ukraine: 'Thụy Điển và Phần Lan muốn gia nhập Nato vì Điều khoản số 5'

Phần Lan, có 1300 km đường biên với Liên Xô, có thể trở thành điểm đặt căn cứ của bất cứ quốc gia thù địch nào với Liên Xô, để tấn công từ phía Tây Bắc.

Cố đô St Petersburg (đổi tên thành Leningrad), nằm trên Vịnh Phần Lan và cách biên giới Phần Lan không xa.

Phần Lan trong thập niên 1920s đã tìm kiếm an ninh phòng thủ bằng cách ký kết với Ba Lan, Estonia và Latvia nhưng Nghị viện Phần Lan cuối cùng đã không phê chuẩn hiệp ước liên minh quân sự này.

Helsinki tìm đến Moscow để có một giải pháp: ký hiệp ước bất tương xâm năm 1932.

Năm 1939, sau khi Liên Xô xé hiệp ước tương tự đã ký với CH Ba Lan để cùng phát-xít Đức tấn công chia đôi Ba Lan, Phần Lan càng lo sợ và cố gắng củng cố nền quốc phòng.

Phần Lan tuyên bố trung lập khi Thế Chiến II nổ ra ở châu Âu nhưng Liên Xô đòi thêm nhượng bộ.

Ngay sau khi chiếm được miền Đông Ba Lan, Stalin lấy lý do bảo vệ Leningrad và biên giới Tây Bắc cho quân lấn vào Eo đất Karelia (Karelian Isthmus) của Phần Lan, đẩy phía Phần Lan lùi về phía Tây.

Sau khi Liên Xô chiếm một số đảo trên Vịnh Phần Lan, Helsinki cầu cứu Anh, Pháp và Thụy Điển nhưng không kịp.

Ngày 30/11 năm 1939, Liên Xô tạo ra một vụ "khiêu khích" giả để lấy cớ tung quân tổng lực xâm lăng Phần Lan.

Phần LanNguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Một đội xạ thủ trượt tuyết của Phần Lan trong cuộc chiến tranh 1939-40

Liên Xô thiệt hại nặng nhưng chiếm được đất

Nguyên soái Gustaf Mannerheim chỉ huy quân đội Phần Lan chống trả hàng trăm nghìn quân Liên Xô.

Người Phần Lan dùng hệ thống chiến hào, lô-cốt, bãi chướng ngại vật, và dựa vào địa hình núi, đảo trong mùa băng tuyết để đẩy lui nhiều đợt xung kích của quân cộng sản.

Các đơn vị xạ thủ trượt tuyết mặc đồ trắng của Phần Lan đã nổi tiếng với chiến thuật đánh lén rồi rút lui.

Chiến thuật du kích tỏ ra có hiệu quả ban đầu. Chỉ một anh nông dân Simo Häyhä trở thành xạ thủ bắn tỉa, giết được 500 tên địch.

Quân Liên Xô bị thương vong nặng, với con số lên tới 300 nghìn bị loại khỏi vòng chiến đấu, trong đó chừng 120 nghìn bị giết, số còn lại bị thương, mất tích.

Tuy thế, sau các đợt tấn công ban đầu thất bại vì tổ chức và điều hành tồi tệ, quân Liên Xô đã nhanh chóng cải thiện các tuyến chỉ huy, giao thông liên lạc và đưa thêm quân sang.

Từ tháng 2/1940, trọng pháo Liên Xô bắn phá nặng nề các điểm phòng thủ của Phần Lan và nã vào cả vùng dân cư. Quân Nga tiến sát vào Viipuri sau khi làm chủ Eo đất Karelia.

A modern tram in HelsinkiNguồn hình ảnh, Alex Hallberg

Chụp lại hình ảnh,

Helsinki ngày nay

Trước sức tấn công mạnh hơn của Liên Xô, các cứ điểm của Phần Lan bị vỡ, quân đội thiếu vũ khí, phải đồng ý ký hòa ước vào tháng 3.

Trong vòng ba tháng chiến sự, Phần Lan bị thương vong 65 nghìn, gồm số tử trận chừng 6.500,

Tuy thế, một cuộc chiến kéo dài nữa có thể xóa sổ nhà nước Phần Lan và quyết định nhượng tới 11% lãnh thổ cho Liên Xô là để dân tộc Phần Lan còn được tồn tại độc lập.

Hiệp ước Moscow (12/03/1940) buộc Phần Lan nhượng phần Tây Karelia cho Liên Xô và để Liên Xô xây căn cứ hải quân trên bán đảo Hanko.

Một hệ quả trực tiếp của Cuộc chiến Mùa Đông là Chiến tranh Nối tiếp (War of Continuation).

Khi Đế chế Đức phát-xít tấn công Liên Xô tháng 6/1941, Phần Lan cho Đức chuyển quân qua lãnh thổ để đánh vào Liên Xô từ phía Bắc.

Một số đơn vị Phần Lan hợp sức cùng quân Đức đánh Liên Xô và xung đột chỉ chấm dứt ngày 19/09/1944.

Finnish troops during the Winter WarNguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Từ tháng 2/1940, quân Phần Lan bắt đầu thua và phải ký hòa ước bất bình đẳng, nhượng lãnh thổ cho Liên Xô vào tháng 3

Phần Lan bị Liên Xô buộc phải chấp nhận lại các thỏa ước của Hiệp ước Moscow, và trục xuất các lính Đức trú ẩn trên lãnh thổ của họ.

Nhưng phải đến tháng 2/1947, hiệp ước hòa bình ký tại Paris mới chính thức chấm dứt xung đột Liên Xô-Phần Lan.

Hệ quả lâu dài của các cuộc chiến là dân Phần Lan ở Karelia bị buộc phải rời bỏ quê hương, về Phần Lan sinh sống.

Liên Xô lập ra Cộng hòa Karelia, gồm phần phía Đông đã thuộc Nga từ thế kỷ 14 và phần Tây chiếm được từ 1940 đưa thêm dân Nga, Belarus...tới sinh sống, cho đến ngày nay
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn