Ba Lan từng bỏ lỡ cơ hội thâu tóm nước Nga như thế nào?

Thứ Sáu, 08 Tháng Tư 20226:00 SA(Xem: 1599)
Ba Lan từng bỏ lỡ cơ hội thâu tóm nước Nga như thế nào?

Trong nhiều thế kỷ, Đông Âu là chiến địa giữa 2 dân tộc Slav: Nga và Ba Lan. Thường thì phe Nga giành chiến thắng và có lúc Ba Lan đã bị xóa khỏi bản đồ.

Tuy nhiên, có một dịp trong lịch sử khi người Ba Lan đứng trước cơ hội thực sự để hạ gục đối thủ kiêm láng giềng của mình. Đó là khi bước sang thế kỷ 17, nước Nga đang chìm trong bất ổn chính trị sau cái chết của Ivan Bạo chúa. Lực lượng của Khối thịnh vượng chung Ba La-Litva đã đánh chiếm điện Kremlin và người thừa kế ngai vàng của Ba Lan đã được bầu làm Sa hoàng Nga.

Ba-Lan-tung-suyt-chinh-phuc-duoc-nuoc-Nga-1-1565318404-width670height419

Nước Nga vào thời kỳloạn lạc sau khi con trai út của Ivan Bạo chúa qua đời. Tranh: V. Ivanov.

Vào cuối thế kỷ 16, triều đại Rurikid (cai trị thể chế Nga trong hơn 7 thập kỷ) suy yếu. Con trai út của Ivan Bạo chúa, hoàng tử Dmitry, chết một cách bí ẩn vào năm 1591. Cái chết của Fyodor I (người con trai ốm yếu của Ivan Bạo chúa) đã đẩy nước này vào tình trạng tranh giành ngai vàng liên miên giữa các dòng họ quý tộc, với khá nhiều kẻ mạo danh tham gia vào.

Khối thịnh vượng chung Ba Lan-Litva, với tư cách là đối thủ phương Tây chủ yếu của Sa quốc Nga (nước Nga khi ấy) đã quan tâm theo dõi từng diễn biến ở nước láng giềng của mình, chờ đợi thời cơ thích hợp để ra tay.

Đòn đầu tiên

Quân đội Ba Lan-Litva lần đầu tiên xâm lấn Nga vào năm 1604. Đội quân này do một vị Dmitry I giả mạo chỉ huy. Viên chỉ huy này giả vờ là người kế thừa ngai vàng, rằng hoàng tử Dmitry đã thoát chết trong vụ mưu sát một cách kỳ diệu. Tuy nhiên trên thực tế đây là thầy tu Gregory Otrepiev.

Đối với người Ba Lan, ý tưởng đưa lên ngai vàng nước Nga một sa hoàng do chính tay họ lựa chọn là điều vô cùng hấp dẫn.

Kế hoạch này khá trôi chảy. Sa hoàng thật Boris Godunov đột tử và Dmitry I mạo danh đã leo lên chiếc ngai vàng bỏ trống.

Trái với hy vọng của người Ba Lan, kẻ mạo danh không trở thành bù nhìn của họ và đã không thực hiện lời hứa trước khi xâm lược là sẽ nhượng một phần lãnh thổ phía tây của Nga cho họ, bắt đầu xây nhà thờ Công giáo ở Nga và mở cửa đất nước cho các thầy tu dòng Tên.

Tuy nhiên Dmitry I giả danh gặp phải vấn đề riêng trong giới quý tộc địa phương, đó là bệnh thèm khát quyền lực. Vào ngày 27/5/1606, kẻ mạo danh đã bị sát hại.

Đòn thứ 2

Năm 1609, Sigismund III (một vị vua Ba Lan) nghe được tin đồn rằng một số quý tộc ở Moscow, bất mãn với các chính sách của Sa hoàng mới được bầu là Vasily IV, đã không phản đối việc đưa con trai của ông này, Hoàng tử Vladislav, lên ngai vàng nước Nga.

Sa hoàng Vasily IV đã tự tạo cơ hội cho Sigismund xâm lược. Đối mặt với kẻ mạo danh Dmitry II, vị sa hoàng này quay sang người Thụy Điển để cầu cứu viện trợ quân sự. Người Thụy Điển vốn là kẻ thù của Khối thịnh vượng chung Ba Lan-Litva. Tuy nhiên hành động này của Sa hoàng đã vi phạm nghiêm trọng thỏa thuận Ba Lan-Nga. Quân đội hoàng gia Ba Lan vin vào đó nhanh chóng xâm lược nhà nước Nga.

Một phái đoàn quý tộc đã được phái tới trại của vua Ba Lan, người đã bao vây Smolensk (Nga). Phái đoàn đề xuất đưa con trai vua Ba Lan lên phụ trách nhà nước Nga “nếu như nhà vua chỉ đồng ý giữ lại niềm tin Hy Lạp (tức Chính thống giáo) và không can thiệp vào các quyền cổ xưa và quyền tự do của người dân công quốc Muscovy”.

Vào ngày 4/7/1610, trong trận đánh Klushino, quân đội Ba Lan-Litva dưới sự chỉ huy của thủ lĩnh Cossack là Stanislav Zolkiewski đã đánh bại liên quân Nga-Thụy Điển. Hậu quả, Sa hoàng Vasily IV bị lật đổ. Chỉ 2 tháng sau đó, người dân Nga thề trung thành với “Sa hoàng và Đại Hoàng tử Vladislav Sigismundovich” (con trai của Sigismund III).

Nhưng bản thân vị tân Sa hoàng vắng mặt tại lễ tuyên thệ.

Sa quốc không có sa hoàng

Việc phong chức cho Vladislav không hề kéo theo việc nhượng ngay tức khắc nhà nước Nga cho Khối thịnh vượng chung Ba Lan-Litva. Trái lại, theo thỏa thuận Ba Lan-Nga, tín ngưỡng Công giáo, quý tộc Ba Lan đều không có quyền xác lập trên lãnh thổ Nga hay xâm lấn vào phong tục và các quyền của dân địa phương. Thay vì trở thành một quốc gia, hai nước này đạt được thỏa thuận về một nền “hòa bình vĩnh hằng”, cam kết cùng hành động chống lại kẻ thù chung và thực hiện tự do thương mại giữa đôi bên.

Tuy nhiên điều này vẫn không ngăn được người Ba Lan dấn sâu vào công việc quản lý của nước Nga.

Sigismund đã không gửi con trai mình (người được phong làm Sa hoàng) tới Moscow. Đích thân Sigismund ký các sắc lệnh và mệnh lệnh, trên thực tế ông ta tự tay nắm lấy quyền hành ở Nga.

Cuối cùng quân đội Ba Lan-Litva tiến thẳng vào Moscow và chiếm điện Kremlin, vi phạm điều khoản trong thỏa thuận chung. Giờ đây chính quyền Moscow không còn tự đưa ra bất cứ quyết định nào nữa về các vấn đề của nhà nước Nga mà không tham vấn Zolkiewski.

Ba Lan-Litva chiếm đóng Moscow

Những người lính Ba Lan-Litva đồn trú chẳng chịu làm điều gì để lấy lòng dân địa phương cả. Một vị quý tộc tên Blinsky trong tình trạng say rượu đã gây hư hại nặng cho biểu tượng Đức Mẹ đồng trinh ở Cổng Sretensky. Để làm dịu cơn phẫn nộ của người địa phương, chỉ huy điện Kremlin Alexander Gonsevsky đã ra lệnh cắt đôi tay của kẻ phạm tội và đóng đinh chúng bên dưới hình ảnh Đức Mẹ đồng trinh, còn phần còn lại của thân xác Blinsky sẽ bị đem thiêu sống ở một quảng trường gần đó.

Ba-Lan-tung-suyt-chinh-phuc-duoc-nuoc-Nga-2-1565318533-width601height376

Người Ba Lan giao nộp lại thành Kremlin (Moscow) cho Nga. Tranh: Ernst Lissner.

Nhưng cơn phẫn uất của người Moscow giờ đã tích tụ lại và không thể cản ngăn được. Vào ngày 1/4/1611, một cuộc đụng độ giữa người Moscow và một nhóm người Ba Lan và Litva đã biến thành một cuộc tắm máu. Gonosevsky đã không thể ngăn được điều này.

Konrad Bussov – một lính đánh thuê người Đức, khi đó phục vụ trong lực lượng đồn trú ở Moscow, nhớ lại quy mô cướp bóc do các binh lính Ba Lan và Litva thực hiện: “Họ lấy nào nhung, nào tơ lụa, gấm, rồi vàng bạc, nữ trang và ngọc trai. Bên trong các nhà thờ, họ lấy đi các chiếc áo choàng mạ bạc, vòng cổ... từ các hầm mộ... Khi tới họ mặc đồ vấy máu, lúc trở về điện Kremlin họ mặc trên mình những bộ đồ sang trọng”.

Giải phóng

Phong trào giải phóng của Nga bắt đầu. Mùa xuân năm 1611, hầu hết Moscow đã được giải phóng và lực lượng Ba Lan-Litva đồn trú trong điện Kremlin bị bao vây và rơi vào cảnh cùng quẫn.

Một nhân chứng kể lại những điều kinh hoàng: “Những kẻ chiếm đóng nhưng bị bao vây đã phải ăn ngựa, chó, mèo, chuột, thắt lưng, thậm chí các những xác chết đã mục rữa. Nhưng việc ăn thức ăn mục rữa chỉ tổ làm tăng tỷ lệ tử vong. Kẻ sống quay sang tấn công và ăn thịt những người còn sống”.

Hy vọng của lực lượng đồn trú tan biến khi đội quân của Jan Chodkiewicz bị đánh bại gần Moscow.

Cố gắng cuối cùng

Việc Mikhail Fedorovich Romanov lên ngôi vua vào ngày 21/7/1613 đồng nghĩa với việc nước Nga chính thức có 2 sa hoàng được bầu hợp pháp.

Một loạt các cuộc thương lượng kéo dài đã diễn ra nhưng chẳng dẫn tới đâu. Cuối cùng lời đề nghị trung gian hòa giải đã được gửi tới Đại sứ Đế quốc La Mã Thần thánh - Erasmus Gandelius. Vị này đáp lại rằng: “Một đất nước có 2 quốc chủ; trong lòng quý vị là lửa và nước, làm sao lại có thể dung hòa được 2 nhân tố này?”

Vào cuối năm 1616, Sa hoàng Vladislav (giờ đã trưởng thành) đã tiến hành nỗ lực cuối cùng để giành lại hoàn toàn ngôi vua và lật đổ “kẻ tiếm quyền Romanov”. Mặc dù khi đó quân đội Ba Lan-Litva lại một lần nữa cố gắng tiếp cận tường thành Kremlin, họ không còn có thể đánh chiếm thành này để hỗ trợ cho Vladislav. Ngoài ra, người dân Nga không còn coi Vladislav là Sa hoàng của mình nữa mà là kẻ nước ngoài xâm lược.

Vladislav, vua của Khối thịnh vượng chung, chỉ từ bỏ tuyên bố mình là chủ nhân ngai vàng Nga vào năm 1634. Người Ba Lan đã bỏ lỡ cơ hội đánh bại kẻ thù phương đông của mình. Hơn một thế kỷ sau đó, nhà nước Ba Lan suy yếu và bị chia cắt trước một nước Nga trỗi dậy mạnh mẽ.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn