Bí ẩn vùng đất khắc nghiệt: Nhiệt độ chạm ngưỡng 60 độ C, mệnh danh "địa ngục trần gian"

Thứ Sáu, 15 Tháng Tư 20225:00 CH(Xem: 2053)
Bí ẩn vùng đất khắc nghiệt: Nhiệt độ chạm ngưỡng 60 độ C, mệnh danh "địa ngục trần gian"

Nhiều người đã biết rằng Oymyakon là nơi lạnh nhất trên thế giới. Nhiệt độ ở đây có thể hạ xuống -71 ℃. Ngược lại với Oymyakon, Dallol là nơi nóng nhất thế giới và được mệnh danh là "địa ngục trần gian".

Dallol nằm ở Ethiopia, châu Phi, ẩn mình trong sa mạc Danakil. Điều kiện sống ở đây thậm chí còn tồi tệ hơn sa mạc Sahara. Tại đây có một phần tư núi lửa của châu Phi và nó nằm gần Thung lũng Great Rift, do đó, động đất và núi lửa phun trào cũng là "chuyện thường".

Theo ATI, nhiệt độ trung bình ở đây khoảng 35°C, và người dân địa phương nói rằng nhiệt độ cao nhất có thể đạt tới 60°C. Ở đây sẽ không có cảm giác đổ mồ hôi, vì chúng chưa kịp "thành hình" đã bị không khí nóng và hanh xung quanh thổi khô.

Điều kiện địa chất độc đáo góp phần tạo nên cảnh quan dường như trên Sao Hỏa. Các vụ phun trào giải phóng hợp chất hóa học như clorua sắt và hydroxit sắt từ trong lòng đất. Theo thời gian, chúng sẽ cứng và chuyển màu trắng xanh. Sau đó chúng tiếp tục bị oxy hóa và trở thành màu nâu giống như gỉ kim loại.

Bí ẩn vùng đất khắc nghiệt: Nhiệt độ chạm ngưỡng 60 độ C, mệnh danh "địa ngục trần gian" - Ảnh 1.

Cảnh quan kỳ thú tại Dallol. Ảnh: ATI

Dù điều kiện môi trường tại "địa ngục" Dallol khắc nghiệt nhưng vẫn có một bộ tộc sinh sống ở đây có tên Afar. Họ được cho là đã sinh tồn tại đây từ thế kỷ 18 và đã học được cách thích nghi với môi trường khắc nghiệt tại đây.

Theo trang Aboluowang, người Afar sống ở làng Kus, xung quanh là cây cối thưa thớt, dân làng sống trong những ngôi nhà được xây dựng vô cùng đơn sơ. Các "bô lão" là người có tiếng nói cuối cùng về mọi vấn đề trong làng, mỗi gia đình phải nộp một phần tiền để tự trang trải và chi tiêu trong làng.

Những người Afar chủ yếu chăm sóc gia súc tại nhà, dân làng phần lớn nuôi dê và lừa. Chất đạm trong những bữa ăn của họ đến từ sữa và thịt dê. Do vẫn còn thói quen uống trực tiếp sữa dê tươi nên những người ở đây rất dễ mắc bệnh.

Lý do là bởi sữa chưa được khử trùng xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn gây bệnh có thể lấy đi tính mạng bất cứ lúc nào. Nếu một con vật bị bệnh, người dân địa phương sẽ cắt một bên tai của nó. Họ tin rằng điều này sẽ giúp con vật không bị chết. Con người cũng tự điều trị theo cách tương tự. Nếu bị mưng mủ, họ thường sử dụng cách dùng dao cắt vào vết thương.

Có thể thấy, cuộc sống của những người Afar tại đây còn rất lạc hậu so với thế giới bên ngoài. Phần lớn họ làm việc và kiếm tiền nhờ những đồng muối ở Dallol. Công nhân muối làm việc 12 giờ mỗi ngày.

Thêm vào đó, khí hậu khắc nghiệt của Dallol cũng đã khiến nó trở thành một trong những khu vực khó tiếp cận nhất trên Trái đất. Ở đây không có đường bộ như những khu vực khác và lạc đà là hình thức vận chuyển duy nhất hiện có.

Bí ẩn vùng đất khắc nghiệt: Nhiệt độ chạm ngưỡng 60 độ C, mệnh danh "địa ngục trần gian" - Ảnh 2.

Một tàn tích bị bỏ hoang cũ nát trong môi trường khắc nghiệt ở Dallol. Ảnh: ATI

Bất chấp những trở ngại này, vẫn có nhiều công ty khai thác tìm đến đây trong suốt thế kỷ 20. Vào đầu những năm 1900, một thị trấn mọc lên trong miệng núi lửa. Các hoạt động khai thác của Ý và Mỹ được đẩy mạnh cho đến những năm 1960.

Mặc dù ngày nay những thị trấn này đều bị bỏ hoang, nhưng các thương gia muối vẫn đến Dallol để thu thập khoáng sản và vận chuyển nó trên lưng lạc đà đến Berhale hoặc Mekele để đưa đến đến vùng cao nguyên Ethiopia và Sudan. Các cánh đồng muối ở Dallol là nơi cung cấp gần 100% lượng muối của Ethiopia.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn