Thị trấn khai thác mỏ Sewell

Thứ Tư, 09 Tháng Ba 20223:00 CH(Xem: 1670)
Thị trấn khai thác mỏ Sewell

Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận Thị trấn khai thác mỏ Sewell của Chile là Di sản văn hóa thế giới năm 2006.

Thị trấn khai thác mỏ Sewell là một thị trấn bị bỏ hoang nằm cheo leo trên những sườn dốc của dãy núi Andes

Thị trấn khai thác mỏ Sewell là một thị trấn bị bỏ hoang nằm cheo leo trên những sườn dốc của dãy núi Andes, thuộc vùng Machali của Chile. Thị trấn này nằm ở độ cao 2000 mét so với mặt nước biển.

Thị trấn Sewell được thành lập năm 1905, thời kỳ đầu nơi này chưa phát triển như một thị trấn mà thực chất chỉ là một khu khai thác mỏ do công ty Branden thành lập phục vụ mục đích khai thác quặng đồng tại dãy núi này. Branden tuy là công ty khai thác đồng đầu tiên được thành lập tại Chile nhưng lại là một trong số những công ty khai thác khoáng sản quặng đồng lớn nhất thế giới. Đây cũng được coi là ví dụ điển hình cho việc xây dựng, thành lập công ty có hoạt động kinh doanh ở một nơi xa xôi, hẻo lánh, khí hậu khắc nghiệt nhưng vẫn thành công nhờ việc biết tận dụng và xử lý nguồn nhiên liệu thiên nhiên. Không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển kinh tế của Chile, công ty Branden hay nói cách khác là thị trấn Sewell còn có vai trò đặc biệt quan trọng khi góp phần vào công cuộc mở rộng công nghệ khai thác tài nguyên trên toàn cầu lúc bấy giờ.

Thị trấn khai thác mỏ Sewell những ngày đầu tiên chỉ là một khu khai thác mỏ của công ty khai thác Branden.

Thị trấn Sewell được xây dựng rất đặc biệt, không chỉ cheo leo trên sườn núi của dãy Andes nổi tiếng mà nơi này còn không có lấy một con đường mòn để đi lại. Lối đi duy nhất để đến với khu vực khai thác là một cầu thang dài được xây thẳng từ ga tàu hỏa đi lên. Sau này khi phát triển hơn, dọc hai bên cầu thang, người ta đã cho xây dựng thêm cây xanh để tạo thành những không gian chung, đồng thời làm quảng trường cho thị trấn.

 Sau khi thành lập, khu vực này nhanh chóng phát triển bởi trữ lượng quẳng đồng tại đây lớn, công việc khai thác vô cùng thuận lợi và phát triển.

Khi mới thành lập Sewell chỉ có một khu nhà được xây dựng đơn giản như một trang trại nhỏ nằm gần khu vực khai thác quặng. Lúc này, nơi đây chưa có tên mà chỉ đơn thuần là một khu khai thác mỏ do công ty Branden đầu tư xây dựng. Tiếp đó một nhà máy thủy điện và hệ thống thang máy được xây dựng nhằm vận chuyển đồng sau khi khai thác xuống mặt đất và những vật liệu cần thiết khác lên khu mỏ.

 Số lượng thợ mỏ ngày một tăng, kéo theo gia đình của họ đến đây sinh sống tạo thành thị trấn sewell

Cho đến năm 1915, thị trấn mới chính thức được lấy tên là Sewell theo tên của một nhân vật chủ chốt Barton Sewell - đối tác chính của công ty Branden. Kể từ đó, thị trấn được quan tâm hơn đến việc phát triển hạ tầng, xây dựng cảnh quan đô thị và kiến trúc để tạo dấu ấn riêng cho mình. Hàng loạt những công trình kiến trúc gỗ được xây dựng với nhiều màu sắc đa dạng.

Sewell nổi tiếng không chỉ bởi trữ lượng quặng đồng lớn được khai thác tại đây, thị trấn này còn nổi tiếng bởi nó được xây dựng và hình thành trên một địa hình vô cùng cheo leo, hiểm trở.

Khi tuyến đường sắt nổi tiếng nối liền khu vực khai thác mỏ đến Rancagua được xây dựng, thị trấn Sewell càng phát triển với tốc độ nhanh hơn. Theo ước tính, thời gian này thị trấn có khoảng hơn 100 căn nhà được xây dựng, mỗi căn nhà có màu sắc riêng là nơi ở của hàng nghìn thợ mỏ và gia đình của họ. Sự phát triển này dẫn đến nhu cầu xây dựng những dịch vụ công như bệnh viện, nhà thờ, trường học, nhà hát... Tất cả những công trình công cộng này cũng xuất hiện gần như ngay lập tức khi thị trấn bắt đầu nhận thấy sự cần thiết của chúng. Thời kỳ đỉnh cao, thị trấn này có tổng số dân (gồm cả các thợ mỏ) lên tới hơn 15.000 người.

 Bên cạnh đó các công trình kiến trúc gồm nhà ở, nhà thờ, bệnh viện, trường học tại thị trấn cũng được xây dựng với kiến trúc rất độc đáo.

Đến cuối những năm 1960, ngành công nghiệp khai thác quặng đồng được quốc hữu hóa. Khu khai thác mỏ trở thành tài sản quốc gia, nhà nước chịu trách nhiệm và điều hành trực tiếp hoạt động của khu mỏ này. Tuy nhiên sau một thời gian dài khai thác, tài nguyên tại Sewell cũng cạn dần, người dân bắt đầu rời khỏi đây để tìm đến một cuộc sống tốt. Đến năm 1980, thành phố không còn một người nào sinh sống và bị bỏ hoang hoàn toàn từ lúc đó. Đến năm 1998, chính phủ Chile công nhận thị trấn Sewell là di tích quốc gia và lập hồ sơ đề nghị Unesco công nhận là Di sản thế giới.

Sau khi khai thác hết khoáng sản thành phố không còn một người nào sinh sống và bị bỏ hoang

Năm 2006, thị trấn khai thác mỏ Sewell chinh thức trở thành Di sản văn hóa thế giới theo tiêu chí (ii): Thị trấn Sewell là một ví dụ nổi bật của việc thành lập công ty khai thác, sản xuất ở những vùng xa xôi, hẻo lánh có khí hậu khắc nghiệt những đã thành công. Qua quá trình lao động và định hướng đúng đắn, thị trấn này đã trở nên phát triển không chỉ giúp kinh tế địa phương ổn định mà còn góp phần không nhỏ trong sự phát triển kinh tế của Chile và đóng góp cho sự phát triển ngành công nghiệp khai thác quặng đồng trên thế giới.

 Đến năm 1998, chính phủ Chile công nhận thị trấn Sewell là di tích quốc gia

Năm 2006, thị trấn khai thác mỏ Sewell chinh thức trở thành Di sản văn hóa thế giới

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn