Giải mã sức mạnh kinh hồn của chiến thuật Phalanx trong lịch sử chiến tranh

Thứ Tư, 28 Tháng Hai 20185:00 CH(Xem: 6368)
Giải mã sức mạnh kinh hồn của chiến thuật Phalanx trong lịch sử chiến tranh

Ra đời từ năm 2450 trước Công Nguyên, đội hình Phalanx được coi là nghệ thuật chiến tranh cổ xưa nhất và điều ngạc nhiên là vẫn tồn tại tới tận ngày nay.

Một tấm bia Sumeria được xác định niên đại khoảng năm 2450 trước Công Nguyên (TCN) đã cho thấy một đội hình gần giống với đội hình Phalanx tiêu chuẩn đầu tiên trong lịch sử nhân loại.

Trong tiếng Hy Lạp, thuật ngữ "Phalanx" được sử dụng để chỉ một chiến thuật đội hình số đông hình chữ nhật với giáo dài chĩa ra lởm chởm. Các sử gia cho rằng nguồn gốc của chiến thuật này dựa trên cách một con nhím phòng thủ trước các loại thú săn mồi. Trong tiếng Việt, Phalanx có thể dịch ra là Phương trận. Loại chiến thuật này được sử dụng phổ biến trong quân đội Hy Lạp cổ đại và là chiến thuật khắc chế kỵ binh hữu hiệu bậc nhất vào thời điểm đó.

Đây là chiến thuật khắc chế kỵ binh hữu hiệu bậc nhất vào thời điểm đó.
Đây là chiến thuật khắc chế kỵ binh hữu hiệu bậc nhất vào thời điểm đó.

Chiến thuật Phalanx được xây dựng dựa trên đội hình Phalanx, đội hình này bao gồm các cá nhân có sức khỏe thật tốt để điều khiển được những dây giáo dài nhiều mét và mỗi cá nhân phải có tinh thần kỷ luật thật cao cũng như có kỹ năng đội hình đội ngũ tốt để vừa di chuyển, vừa giữ vững được đội hình. Với chiến thuật theo kiểu lông nhím như thế này, kỵ binh của đối phương sẽ không còn sức mạnh khi đánh trực diện vào đội hình bộ binh, thậm chí, ngựa của kỵ binh đối phương khi tới gần đội hình Phalanx sẽ tự dừng lại mà không tiến lên tiếp vì nhận ra những mũi giáo lởm chởm đang chĩa về phía mình.

Các sử gia phương Tây cho rằng, đội hình Phalanx hoàn chỉnh được bắt đầu phổ biến ở châu Âu từ thế kỷ thứ VIII TCN, kiểu đội hình này được nhiều quốc gia, nhiều đội quân sử dụng với nhiều biến thể khác nhau. Ví dụ như, đội quân của Hoplite sử dụng những cây giáo dài khoảng 2,7 mét trong khi đó đội quân của Phalangites của Macedonia lại sử dụng những dây giáo dài tới 4,3 mét để chống lại giáo của kỵ binh vốn có chiều dài lên tới 3,8 mét.

Trong những cuộc giao tranh đối diện trực tiếp giữa hai đội hình Phalanx với nhau, bên nào sử dụng giáo có chiều dài dài hơn chắc chắn sẽ có lợi thế chiến thắng cao hơn hẳn đối phương. Một đội hình Phalanx dạng tiến công với giáo dài ở phía trước và lính cầm giáo ngắn ở phía sau, khi tiếp cận được địch, những người lính giáo ngắn phía sau sẽ tràn lên cận chiến trong khi đội hình giáo dài vẫn giữ vững như một bức tường thành.

Một đội hình Phalanx dạng tiến công với giáo dài ở phía trước và lính cầm giáo ngắn ở phía sau
Một đội hình Phalanx dạng tiến công với giáo dài ở phía trước và lính cầm giáo ngắn ở phía sau.

Điểm yếu của đội hình Phalanx là nó quá chậm chạm khi di chuyển và khó xoay sở trên chiến trường. Ví dụ như trong trận Lechaeum, một lực lượng nhỏ quân Athens di chuyển liên tục với những mũi lao đã khiến đội hình Phalanx của Sparta hỗn loạn và phải bỏ chạy sau đó. Với vũ trang hạng nhẹ, người lính có thể len vào giữa những khoảng trống của đội hình Phalanx. Nên nhớ, người lính trong đội hình Phalanx có giáp trụ rất nặng, khó có thể chiến đấu tay đôi được với lính hạng nhẹ khi bị áp sát.

Chiến thuật hơn 4000 năm tuổi này ngày nay vẫn được các lực lượng cảnh sát chống bạo động sử dụng để trấn áp đám đông. Tất nhiên là giáo mác đã được thay bằng súng, tuy nhiên về cơ bản, bức tường người này vẫn được áp dụng một cách triệt để.

 Theo kienthuc
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn