Diễn Tiến Cuộc Đảo Chánh ngày 1 – 11 - 1963 tại Nam Việt Nam - Phan Đức Minh

Thứ Sáu, 05 Tháng Mười Một 20216:28 SA(Xem: 4432)
Diễn Tiến Cuộc Đảo Chánh ngày 1 – 11 - 1963 tại Nam Việt Nam - Phan Đức Minh

Biên khảo:   2/-  Diễn Tiến Cuộc Đảo Chánh ngày 1 – 11 - 1963 tại Nam Việt Nam                                                                                                                                                                                                            

                                                                                      Phan Đức Minh  

     Bài số 1 là “ Nguyên nhân của cuộc đảo chánh ngày 1 – 11 – 1963 tại Nam Việt Nam  “ . Bài này được viết tiếp theo để biến cố lịch sử ngày 1 tháng 11 – 1963 tại Nam Việt Nam được rõ ràng và đầy đủ hơn.

     NgoDinhDiem-quocphuc-4 Tổng Thống Ngô Đình Diệm      

  -  Đi vào con đường đảo chánh : Đại Sứ Mỹ tại Sài Gòn, Ông Nolting , hết phương gỡ rối. Báo cáo được tới tấp gửi về Hoa Thịnh Đốn, và Bộ ngoại giao Mỹ liên tục phúc trình tình hình nguy ngập tại Sài Gòn với yêu cầu phải thay thế ngay Ông Diệm bằng một người khác. Tổng Thống Mỹ John F. Kennedy , vốn không thích thú lắm với chính sách can thiệp sâu đậm của Mỹ vào cái " Vũng lầy Việt Nam " ngay từ khi vào Toà Bạch - Ốc, để phải đối đầu trực tiếp với Trung cộng, đành phải chọn Ông Henry Cabot Lodge thuộc Đảng Cộng Hòa , một tay cáo già chính trị, từng nhiều phen giải quyết gọn lẹ những vấn đề của Mỹ tại nhiều quốc gia trên thế giới , sang Sài Gòn thay thế Ông Nolting trong việc gỡ rối tình hình. Khi cần thay thế một chính quyền tại quốc gia nào đi ngược lại quyền lợi cuả Mỹ là Cabot Lodge làm xong ngay. Thực tâm Ông Kennedy là muốn Cabot Lodge sang Sài Gòn giàn xếp sao cho ổn thoả, có lợi cho đường lối, chính sách và quyền lợi cuả Mỹ tại đây; nhưng Cabot Lodge thì ngay từ lúc nhận lệnh để lên phi cơ sang Sài Gòn, là đã tính ngay chuyện loại Ông Diệm ra khỏi chính quyền, thay thế bằng một người hay một nhóm nhân vật lãnh đạo mới, biết vâng phục đường lối cuả Mỹ trong lúc này ( bị bọn tài phiệt thao túng theo đường hướng buôn bán chiến tranh, đổ quân tác chiến của Mỹ vào chiến trường Việt Nam ).
    Khi Cabot Lodge nhận nhiệm vụ bước lên phi cơ sang Sài Gòn thì giới truyền thông cuả Mỹ đã nói chắc như đinh đóng cột là " In Washington, the Kennedy administration begins seriously speculating on a coup against Diem ), nghiã là nói thẳng ra rằng Cabot Lodge sang Sài Gòn với sứ mạng lật đổ Tổng Thống Diệm. Cabot Lodge biết rõ rằng thuyết phục một số Tướng Lãnh có quyền, có quân trong tay đứng ra làm cuộc đảo chánh chẳng mấy khó khăn vì chuyên viên đảo chánh này đã có sẵn trong tay những " Bảo bối quan trọng, thiết yếu nhất;" chỉ việc đem ra sử dụng mà thôi. Đó là:
  A.- Trong tình trạng rối loạn trước mắt, Cabot Lodge đánh trúng tim những " Người hùng Quân Đội " là phải ra tay gấp để cứu dân, cứu nước. Tướng Lãnh không thể ngồi yên để trông thấy nhà tan, nước mất...
  B.- Các Tướng Lãnh, những người anh hùng của đất nước phải nắm lấy chính quyền. Chỉ có các Tướng Lãnh mới đủ khả năng và uy thế để lãnh đạo đất nước này đi đến chiến thắng, vinh quang, tự do, hạnh phúc vv...
  C.- Cabot Loge lại còn có một thứ vũ khí vô cùng mạnh mẽ, được liệt vào hàng " Siêu hoả lực – Superfirepower ", còn hơn cả bom A, bom H, hơn cả phi đạn tầm xa, tầm cụt, đánh đâu thắng đó. Đó là " vũ khí Đô La". Dùng cả đống đô la ( giá trị năm 1963 ) để lôi kéo 1 số Tướng Lãnh có quyền lực, có quân trong tay vào hàng ngũ đảo chánh,

trong tình thế Sài Gòn sôi sục đấu tranh như thế thiết tưởng chẳng phải chuyện khó khăn đối với Cabot Lodge, chuyên viên nhà nghề trong những áp-phe đảo chánh.  Tướng nào còn do dự, lưng chừng, không quyết tâm đảo chánh thì " Bộ chỉ huy đảo chánh " phải thuyết phục, hù dọa và... chi tiền. Tiền đã có người lo rồi. Sĩ Quan cao cấp nào tỏ ra ương ngạnh, trung thành tuyệt đối với Ông Diệm thì bắt buộc phải dùng biện pháp mạnh cuối cùng là      " xoá sổ luôn ". Mục này dễ thôi! Chỉ cần triệu tập một cuộc họp khẩn cấp tại Bộ Tổng Tham Mưu với sự có mặt bắt buộc của các Tướng Lãnh, các Tư Lệnh Quân Đoàn, Sư Đoàn, các Chỉ Huy Trưởng Binh Chủng, các cơ quan trọng yếu cuả Quân Đội. Ai không quyết tâm, dứt khoát lật đổ Ông Diệm, hay bỏ ra ngoài phòng họp để phản đối thì lực lượng an ninh     ( đã chọn lựa kỹ càng ) phải bắn hạ ngay tức khắc khi kẻ đó vừa bước chân ra khỏi cửa phòng họp, bất kể kẻ đó là ai. Có thế thiên hạ mới sợ mà phải đi theo . Đại Tá Lê Quang Tung, Tư Lệnh Lực Lượng đặc biệt - người quân nhân thật sự anh hùng, với tinh thần    " Uy vũ bất năng khuất " , là một trường hợp điển hình. Ông đã bị bắn gục ngay khi ra khỏi cửa phòng họp vì Ông không chấp nhận cúi đầu khuất phục trước áp lực cuả đám người bội phản, bị xúi giục bởi đồng Đô La của ngoại qưốc. 

  • Ngày 4-7-1963 : Tướng Trần Văn Đôn , người đang giữ chức vụ chỉ huy cao nhất trong Quân Đội, thông báo

cho Lucien Conein , nhân vật cao cấp cuả cơ quan Tình Báo Trung Ương Mỹ ( CIA - Central Intelligence Agency ) tại Sài Gòn biết là một vài Tướng Lãnh cuả Quân Đội Việt Nam... đã ô kê theo kế hoạch và đang ráo riết chuẩn bị cuộc đảo chánh lật đổ Ông Diệm. Tướng Trần Thiện Khiêm, người được Tổng Thống Diệm tin cậy vì đã đem quân từ vùng 4 Chiến Thuật về giải cứu Tổng Thống đầu tiên trong vụ đảo chánh hụt cuả Nguyễn Chánh Thi và Vương Văn Đông ( 1960 ), và được CIA cuả Mỹ nhắm mua chuộc, lôi kéo để sử dụng khi cần, mới là người lãnh đạo kế hoạch này, nhưng Tướng Khiêm khôn ngoan lắm, cứ đóng vai chỉ huy ở hậu trường, đề phòng những trường hợp “ Mưu sư tại nhân, thành sự tại Thiên - L’ homme propose, Dieu dispose “  khó ai biết trước được.    
* Ngày 20-8-1963 : Tổng Thống Diệm chấp nhận đề nghị cuả Tướng Trần Văn Đôn          ( xưa nay được Ông Diệm tin cậy vì là một trong số những Tướng Lãnh được coi là có

- Tướng Trần Văn Đôn -


 thực tài, xứng đáng với cấp chức được giao phó ) ban hành Lệnh Thiết Quân Luật – Declaring Martial Law ) để giữ vững tình hình và đối phó hiệu quả với cuộc chiến tranh phá hoại của cộng sản trên mọi lãnh vực và trong tình thế hiện tại. Mục đích thực sự của số Tướng Lãnh cầm đầu âm mưu đảo chánh là dựa vào tình trạng thiết quân luật để xiết chặt an ninh, bố trí quân đội cần thiết cho cuộc đảo chánh.
    Tổng Thống Diệm thì lại nghĩ khác . Ông Diệm nhận thấy tình hình đã đến lúc cần phải tập trung và bố trí lực lượng quân đội để cho bào đệ cuả Ông, Ông Cố Vấn Chính Trị Ngô Đình Nhu - Người được dư luận đánh giá là viên cố vấn an ninh, chính trị xuất sắc, có mưu lược, khôn ngoan, ra tay dập tắt dứt khoát cuộc âm mưu lật đổ chính quyền.  Điều này mang đầy tính chất phức tạp: 

* Có khá đông dân chúng bị lôi cuốn vào cuộc đấu tranh một cách nghiêm trọng thật sự.

* Mang mầu sắc Chiến tranh tôn giáo

*    Được một phần quan trọng quân đội chính phủ ủng hộ.
*    Được người bạn Đồng Minh khổng lồ hậu thuẫn cho mình xưa nay; đã xoay chiều, khuynh đảo chính mình

để thay thế bằng một lá bài khác.
    *    Đươc cộng sản quốc nội cũng như quốc tế chú tâm khai thác triệt để hầu làm tan rã một chính quyền chống cộng quyết liệt, và chống cộng có Đường Lối, Sách Lược mang lại hiệu quả rõ ràng.
   * Ngày 21-8-1963 : Tình trạng càng trở nên phức tạp, nguy hiểm khi quân đội trung thành với chính phủ, đồng loạt mở cuộc tấn công vào các Chuà chiền tại Sài Gòn, Huế và vài thành phố lớn khác; nhằm truy lùng, bắt bớ các nhân vật chính trị đối lập, tu sĩ, tăng ni, sinh viên, bị coi là những thành phần cốt cán của lực lượng đấu tranh chống chính phủ. 

Thượng tọa Thích Trí Quang

* Ngày 22-8-1963 : Ngoại Trưởng Vũ Văn Mẫu, Giáo Sư  Đại học Luật Khoa, một phật tử từ chức và cạo đầu ( như các tăng ni ) để phản đối sự đàn áp của chính phủ. Đại Sứ Hoa Kỳ, Henry Cabot Lodge, báo cáo về Hoa Thịnh Đốn: Ông Ngô Đình Nhu là nguời chủ động trong công cuộc đàn áp triệt để này và xác nhận: Các Tướng Lãnh chính thức yêu cầu Hoa Kỳ ủng hộ tích cực cho cuộc đảo chánh đang được xúc tiến tổ chức.            
* Ngày 24- 8- 1963 : Hoa Thịnh Đốn ra lệnh cho Cabot Lodge, liên lạc với Tổng Thống Diệm và yêu cầu Tổng Thống loại bỏ ngay Ông Nhu ra khỏi bộ máy chính quyền Sài Gòn. Nếu không thì chính Tổng Thống Diệm cũng là người phải ra đi.

Ngày 26-8-1963 : Đại Sứ Mỹ, Cabot Lodge trực tiếp gặp Tổng Thống Diệm để bàn về việc loại bỏ Ông Nhu và thay đổi chính sách. Tổng Thống Diệm nghiêm khắc, nhìn thẳng vào mặt Cabot Lodge, và nói : Ông dứt khoát không loại bỏ Ông Nhu và không bàn chuyện thay đổi chính sách với Cabot Lodge. Cabot Lodge sau đó, thúc bách chính quyền Kennedy , cho đến lúc này vẫn còn chưa mạnh mẽ, thống nhất ý chí trong việc lật đổ Tổng Thống Diệm - Lodge presses the Kennedy administration, still badly divided over the issue of encouraging a coup, to support the dissident Generals...) ủng hộ các Tướng Lãnh để lật đổ ngay Ông Diệm. Giám Đốc cơ quan CIA của Mỹ tại Sài Gòn, John Richardson , đồng quan điểm với Cabot Lodge, và tường trình lên Tổng Thống Kennedy là tình hình không còn cách nào cứu vãn được nữa, chỉ còn cách loại bỏ Tổng Thống Diệm và Ông Nhu mà thôi.
* Ngày 31-8-1963 : Tại Hội Nghị An Ninh Quốc Gia, Paul Kattenburg, vừa từ Sài Gòn trở về, khuyến cáo chính phủ Hoa Kỳ nên nhân lúc này, tìm cách rút chân ra khỏi " Vũng lầy Việt Nam " một cách danh dự. Ngoại trưởng Dean Rusk phản đối và xác định là Hoa Kỳ sẽ ở lại Việt Nam cho tới khi chiến thắng. Bộ Trưởng Quốc
    Phòng McNamara khẳng định rằng Hoa Kỳ đang đi tới chiến thắng và phải chiến thắng .

  •  Các Tướng lãnh đảo chánh -   

    Thế mà 2 chục năm sau, McNamara lại viết sách, viết Hồi Ký nhận tội, hối lỗi về sự tham chiến của Hoa Kỳ tại Việt Nam là một sự sai lầm to lớn. Ông McNamara này lại còn sang tận Hà Nội gặp Tướng cộng sản Võ Nguyên Giáp để thú nhận tội lỗi đàng hoàng. Ông McNamara gián tiếp nói lên rằng: Cả nước Mỹ, từ lớn đến nhỏ, tất cả đều bị... mát dây điện, lẩm cẩm như Ông McNamara hết trơn. Chỉ có một mình Ông Bill Clinton là khôn ngoan, sáng suốt để chơi màn " trốn quân dịch, đóng vai Draft Dodger " để sau này còn sống mà làm Tổng Thống kiêm Tổng Tư Lệnh Hải Lục Không Quân cuả Siêu Cường Quốc Hoa Kỳ. Năm 2010, lại thêm nhân vật bất nhân, bất nghiã, gian ngoan, thủ đoạn nổi tiếng của Hoa Kỳ là Kissinger, khi biết cuộc đời cuả mình sắp đến ngày tàn, cũng lại viết thêm sách, thú nhận : Sự Xụp đổ đau đớn cuả Nam Việt Nam là do lỗi lầm quan trọng cuả Hoa Kỳ…
      Điều này chứng tỏ trong chính phủ Hoa Kỳ lúc đó không có sự thống nhất trong đường lối chiến tranh tại Việt Nam. Việc này làm cho chính Tổng Thống Kennedy cũng không dứt khoát trong vấn đề : Ra đi hay ở lại trong ván bài Việt Nam. Mà nếu ở lại thì ai là người có khả năng thay thế Ông Diệm để làm cho chính sách chống cộng ở đây tốt đẹp hơn. Trong cuộc họp Hội Đồng An Ninh quốc gia, Phó Tổng Thống Lyndon B. Johnson đề nghị: bằng mọi cách, phải đẩy mạnh ( leo thang, đổ quân tác chiến vào Việt Nam ) cuộc chiến đang thuận lợi. Cuối cùng, Tổng Thống Kennedy phải lớn tiếng: Vậy thì ở Sài Gòn, liệu có thứ chính phủ nào khác có thể chống cộng sản thành công được không ? Ông Kennedy lâm cảnh tiến thoái lưỡng nan (  being in a dilemma ), ở lại Việt Nam thì càng lún sau vào vũng lầy, phải đối đầu trực tiếp với Mạc-Tư-Khoa và Bắc Kinh, rất nguy hiểm. Không ở lại thì chẳng lẽ thả nổi cái     " Chính sách ngăn chặn cộng sản - Containment Policy against Communism " của Hoa Kỳ tại Á Châu thì cái khối dân chúng khổng lồ tại lục địa này sẽ đi tới đâu ? Giao hết cho cộng sản hay sao? Vả lại, từ lúc Ông Diệm nắm chính quyền cho đến lúc trước khi xẩy ra tình trạng hỗn loạn này, hai Ông Diệm và Nhu đã tạo được những thành công rất quan trọng về các phương diện: Chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội, kỷ cương, trật tự, làm cho chính giới Hoa Kỳ tin tưởng rằng Hoa Kỳ cần phải trấn giữ cái " Tiền đồn chống Cộng " này. Bỏ đi sẽ vô cùng nguy hiểm.    Ở ba cái xứ lạc hậu, chậm tiến thuộc các lục địa Á Phi ( backward, underdeveloped Asian and African countries ), mà lại đang có chiến tranh chống bọn cộng sản ma quái, xảo quyệt thì các Ông Diệm và Nhu quả là những khuôn mặt lãnh tụ rất cần thiết, kiếm cho ra người khá hơn không phải dễ dàng.
      Trưởng phái đoàn Ba-Lan ( cộng sản) trong Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến ( International Commission for Supervision and Control of the Cease-fire ), Mieczyslaw Maneli, tìm gặp Ông Ngô Đình Nhu để bàn định kế hoạch " Thống nhất và trung lập hoá Việt Nam.- Unification and Neutralization of Vietnam " hầu loại bỏ Hoa Kỳ ra khỏi vùng lãnh thổ này, dựa theo kế hoạch của Tổng Thống Pháp Charles de Gaulle ( Pháp còn cay cú với Mỹ lắm, Mỹ không chịu yểm trợ bằng không quân nên Pháp đã phải ra đi sau cuộc thất trận ở Điện Biên Phủ, để cho Mỹ nhẩy vào thay thế ). Đại Sứ Pháp tại Sài Gòn, Roger Lalouette, thúc giục Maneli ( Ba Lan ) liên lạc ngay với Hà Nội để giàn xếp, thực hiện kế hoạch của Tổng Thống Pháp. Còn phiá Ông Diệm và Ông Nhu thì chỉ là lối thoát cuối cùng để khỏi bị lật đổ với nhiều kết quả tệ hại, nguy hiểm trong cuộc đảo chánh do phiá Hoa Kỳ đang đạo diễn.
      Thủ Tướng cộng sản Hà Nội, Phạm Văn Đồng,đón nhận nồng nhiệt kế hoạch của Pháp và Ba-Lan. Maneli trở lại Sài Gòn, gặp Ông Nhu và cho Ông Nhu biết rằng chính quyền Hà Nội sẵn sàng hợp tác với hai Ông Diệm và Nhu để 2 ông thoát khỏi 1 âm mưu thâm độc, đồng thời tìm ra một giải pháp hợp lý, hợp tình cho vấn đề chấm dứt tình trạng chiến tranh Việt Nam...
      Giám Đốc cơ quan CIA cuả Mỹ bắt được tin này, liền thúc giục Ngoại Trưởng Mỹ, Dean Rusk: Hoa Kỳ phải ra tay trước bằng cách yểm trợ tích cực cho các Tướng Lãnh thực hiện ngay cuộc đảo chánh, và đề nghị tức khắc tấn công Bắc Việt nếu Hà Nội xiá vô vụ này... (... advises Rusk that the Generals be encouraged to move promtly with their coup, and suggests attacking North Vietnam if Hanoi interferes...).
* Ngày 5-10-1963 : Cabot Lodge phúc trình với Tổng Thống Kennedy là Tướng Dương Văn Minh được đề cử vào vai trò Thủ Lãnh cầm đầu cuộc đảo chánh. Tướng Minh đã gặp Conein ( CIA), yêu cầu phía Hoa Kỳ đảm bảo chắc chắn là: Kể từ lúc này trở đi Hoa Kỳ không nên làm ngăn trở cuộc đảo chánh bằng bất cứ hình thức nào vì tình thế đã đi vào cái thế không thể lùi được nữa, đã quay lưng ra biển mất rồi, lộn xộn là chết hết vì Tướng Minh rất nghi ngờ sự quyết tâm của 2 Tướng Tôn Thất Đính và Nguyễn Khánh , 2 Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn ( Army Corps Commanders ) có quân trong tay và không nhiệt thành với cuộc đảo chánh này. Tổng Thống Kennedy chấp nhận yêu cầu này và khuyến cáo Cabot Lodge và CIA nên để cho các Tướng Lãnh tùy theo tình hình mà quyết định l8FSfWfuGwnC0E3SKECNZDmrDzp1fXwCbiefNU1luXpRxt-YcZ4VZC67pLr-RIOVEUZm8HWnEXqXjfq7SroeycOX04R1YUSV6dmgCEBLyBK8jT3jVZijCKfbQMy8igUAfHDClMc

     - Big Minh & Cabot Lodge -

hành động, cốt sao đạt được mục tiêu của Hoa Kỳ là Chống cộng sản hữu hiệu để ngăn chặn sự bành trướng của cộng sản tại khu vực Á Châu.
* Ngày 22-10-1963 : Tướng Mỹ Harkins gặp Tướng Trần Văn Đôn trong buổi tiếp tân tại Toà Đại Sứ Anh ở Sài Gòn. Tướng Harkins nói với Tướng Đôn là Ông ta có nghe biết về cuộc chuẩn bị đảo chánh, và cho rằng đó là 1 điều sai lầm... ( he knows of the coup and considers it a mistake...). Tướng Đôn hoảng hồn nên vội gặp ngay Conein cuả CIA và cho biết cuộc đảo chánh dự trù phải cho cho nổ ra vào ngày 26-10-1963, nhân lúc huy động quân lực cho ngày Lễ Quốc Khánh hàng năm, kẻo không Tướng Harkins nói theo kiểu đó thì... chết hết ! Tướng Đôn cũng run lắm chớ ! Lỡ Sư Phụ lông lá chơi ngón " phản thùng " thì chết cả lũ ! Mà nó hay chơi ngón này lắm. Conein bèn trấn an cho Tướng Đôn bớt ngán "-! Cái Ông Tướng Harkins, ông ấy nói theo ý nghĩ cá nhân cuả Ông ấy. Ăn nhằm chi ? Mình cứ... Go ahead !  Tướng Mỹ 4 sao Maxwell Taylor, Chủ Tịch Uỷ Ban Tham Mưu Liên Quân Hoa Kỳ ( U.S. Chief of Joint Staff ) đã từng tâm tình với Tướng Harkins cũng như với Tổng Thống Kennedy là đảo chánh lật đổ Tổng Thống Diệm thì rồi hậu quả sẽ phiền toái lắm, nếu không nói là nát bấy ( Completely crushed ); chúng ta hết còn khả năng chống cộng sản tại mảnh đất này nữa. Cộng sản Hà Nội lợi dụng tình hình rối loạn ở Sài Gòn cũng như nhiều thành phố khác, tung quân đánh phá hệ thống Áp Chiến Lược ( System of Strategic Hamlets ) do Ông Nhu chỉ đạo tổ chức các làng chiến đấu để chống lại và tiêu diệt các cơ sở chiến đấu hạ tầng       ( Basic fighting organizations ) của cộng sản ngay tại nông thôn vì Ông Diệm và Ông Nhu biết rằng bên nào kiểm soát và nắm vững được nông thôn với 80% dân số thì bên đó sẽ thắng trong cuộc chiến tranh này.
    Các năm về trước, cộng sản đã từng bỏ hết các thành phố, nhưng nắm vững được nông thôn cho nên cuối cùng nguời Pháp đành chịu thua mặc dầu quân đội Pháp ngay từ lúc ban đầu, luôn luôn làm chủ tình hình trên các chiến trường với những phương tiện chiến tranh hùng hậu tưởng chừng như chỉ tối đa là 3 năm sẽ hoàn toàn tiêu diệt hết khả năng chống cự của cộng sản để đạt chiến thắng. Điều này cũng giống y chang như ý nghĩ của Ông McNamara và nhiều Tướng Lãnh Mỹ khác khi ào ạt đổ quân tác chiến của Mỹ vào Việt Nam; trong đó có cả Tướng 4 sao Westmoreland, một thời từng là Tổng Chỉ Huy quân đội Mỹ tại Việt Nam hơn 10 năm sau vẫn cứ tưởng như vậy. Những nhân vật này chưa bao giờ hiểu được " Sức mạnh cuả thế chiến tranh nhân dân - Power of People's War Strategy " mà Karl Marx và Lenin, Sư Tổ và Sư Phụ của Hồ Chí Minh, đã dậy cho người cộng sản biết một bí quyết ": làm thế nào để dùng sức yếu, nhưng tinh thần mạnh và quyết thắng cuả mình để đánh bại một kẻ thù có sức mạnh, nhưng thiếu một tinh thần quyết thắng dẻo dai và bền bỉ. " Trong khi cộng sản tưởng rằng rối loạn ở Thủ Đô và các thành phố thì Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà sẽ chán nản, không còn tinh thần nào mà chiến đấu nữa - lại càng làm cho Tổng Thống Kennedy đâm ra phân vân, nghĩ ngợi là lật đổ Tổng Thống Diệm thì rồi tình hình nam Việt Nam, cái " Tiền đồn chống Cộng ở Á Châu " rồi sẽ ra làm sao đây? Chẳng lẽ bỗng dưng giao hết cho cộng sản! Lại thêm Tướng Maxwell Taylor, Chủ Tịch Uỷ Ban Tham Mưu Liên Quân, qua thông tin từ Tướng Harkins ở Sài Gòn, đã tỏ ra ủng hộ đường lối, chính sách cuả Tổng Thống Diệm. Theo 2 Tướng Taylor và Harkins thì lật đổ Tổng Thống Diệm, loại bỏ Ông Nhu thì kể như dọn đường, mời cộng sản vào chiếm luôn Miền Nam. Đầu óc Tổng Thống Kennedy thật là chao đảo, lộn xộn về vụ này. Cuối cùng, Tổng Thống Kennedy cấp tốc gửi điện văn cho Cabot Lodge, ra lệnh liên lạc ngay với các Tướng đảo chánh yêu cầu " Hãy khoan thực hiện cuộc đảo chánh! " Cabot Lodge và một số nhân vật cao cấp cuả Bộ ngoại giao Mỹ có liên hệ, ảnh hưởng với giới " tài phiệt và phe phái Diều hâu " chủ trương leo thang chiến tranh, đổ quân tác chiến Mỹ vào Việt Nam, đã nhiều lần qua mặt, che mắt Ông Kennedy; lần này lại thêm lần nữa dìm chết bức điện văn hoãn đảo chánh của Ông Kennedy, coi như... không nhận được.

  Ông Kennedy vốn thông minh cho nên đã nhận biết ra điều này cho nên Ông đã từng ra lệnh và nhắc nhở Bộ ngoại giao Mỹ, các nhân vật cao cấp cuả Mỹ tại sài Gòn, kể luôn cả Cabot Lodge là " Phải phúc trình ngay choTổng Thống biết mọi biến chuyển quan trọng tại Việt Nam thuộc phạm vi trách nhiệm của mình, và mọi quyết định quan trọng đối với tình hình tại đây đều phải có ý kiến trước cuả Tổng Thống." Lệnh cuả TổngThống là như vậy nhưng các nhân vật cao cấp thuộc Bộ ngoại giao, Cabot Lodge và cấp lãnh đạo CIA ở Sài Gòn có thi hành đúng đắn hay không lại là chuyện khác. Vì tình trạng trên cho nên mặc dầu Cabot Lodge nhận được điện văn khẩn cấp  ( Urgent Message ) của Tổng Thống Kennedy yêu cầu liên lạc với các Tướng Lãnh Sài Gòn khoan hãy khởi sự cuộc đảo chánh, nhưng Cabot Lodge chẳng bao giờ thông báo, yêu cầu G0gGuedioNmyPCtBLPrN1xj71yf0Sm8v7hbesHSgvtSrxKQyWA6cBVZqVA5cfTeeZTgbYtx2q0rVUL9jYQAVsfG8d_0ZLv7wNQ73cRSCLAeSVGaWaNn8b_3jtgtl-HPTc9UEiWQ

- US President Kennedy -

các Tướng Lãnh thi hành lệnh đó. Cuối cùng ( có lẽ vì đau đầu và mệt mỏi về chuyện này quá ), Tổng Thống Kennedy đành phó mặc cho con cáo già, chuyên viên đảo chánh, Cabot Lodge, muốn làm chi thì làm (...President Kennedy cables Lodge urgently to ask the Generals to postpone the coup, but Lodge never delivers the message. In the end, Kennedy leaves the final judgement of the matter to Lodge...). Thế là, mặc dầu Tổng Thống Kennedy ra lệnh hoãn kế hoạch đảo chánh lại, nhưng cuộc đảo chánh vẫn xẩy ra vào ngày 1 tháng 11 năm 1963 khi quân đảo chánh bao vây dinh Tổng Thống tại Sài Gòn, tức là dinh Gia Long vì lúc này dinh Độc Lập đang sửa chữa...

        Trong cuốn hồi ký mang tên The memoirs of Richard Nixon ”, Tổng Tống Nixon có kể lại rằng : khi đến Pakistan, ông gặp lại người bạn cũ là Tổng Tống Ayub Khan. Tổng Thống Khan đã nói một cách đau buồn về việc hạ sát Tổng Tống Ngô Đình Diệm như sau: 

“Tôi không thể nói – lẽ ra các ông đừng bao giờ ủng hộ ông Diệm ngay từ đầu. Nhưng các ông đã ủng hộ ông ta trong một thời gian dài và mọi người ở Á Châu đều biết điều đó. Dù họ có tán thành hay không tán thành , họ biết điều đó. Rồi đột nhiên các ông ngừng ủng hộ ông ta – và ông Diệm đã bị giết.” Ông ta lắc đầu và kết luận: “ Việc hạ sát ông Diệm có ba ý nghĩa đối với các nhà lãnh đạo Á Châu: làm một người bạn với Hoa Kỳ là nguy hiểm; trung lập phải trả cái giá của nó; và đôi khi làm kẻ thù ( của Hoa Kỳ ) lại tốt hơn! Lòng tin cậy như một sợi chỉ mong manh và một khi nó đã đứt, rất khó mà nối lại.” ( Richard Nixon, The memoirs of Richard Nixon, Touchstone, New York 1990, tr. 256 – 257 ) .aGPnQgAditT9Rky9weeCQHHvsoTM6hFOwKUwcI_D7CAq7FyTklnxXQ1Nf-qybAbCWaO_fFCMKgwFwD8PpLk6GTV44_yAVJ9oElUAhG5L1OnPsvnnj8zv2WQ0xRA9pS1JwXTNTEc

   Ông cựu Đại Sứ Hoa Kỳ  Frederick Nolting trong cuốn "From Trust To Tragedy " của ông ta, đã viết về Tổng Thống Ngô Đình Diệm như sau:  " Tôi đã có đọc lịch sử Việt Nam, và đã biết các cuộc chiến tranh giành độc lập của xứ sở này, và cũng đã biết là ông Diệm hiểu biết tường tận, thấu đáo vấn đề.  May mắn là tôi cũng đã có một căn bản hiểu biết đáng kể về  triết học và khoa tôn giáo đối chiếu.  Nhưng tôi hoàn toàn không được chuẩn bị để nghe những điều như thế nàỵ  Càng nghe, tôi càng thích thú.  Tôi đặt những câu hỏi.  Mỗi câu hỏi lại mở ra một 

 - Đại sứ F. Nolting và TThống Diệm -

chương mới, và sau một thời gian tôi nhận ra sự dấn thân tận hiến và lòng say mê của ông Diệm. Ông là người đã hiến trọn đời mình để giữ cho bằng được căn cước lịch sử của dân tôc của ông  ta và ông ta hiểu nó, yêu thích nó. 

     ....Cho đến lúc này cáo buộc quan trọng nhất của ông ta là người Mỹ can thiệp vào nội bộ Việt Nam.  Ông ta          ( TT Diệm ) không muốn người Mỹ đoạt lấy trách nhiệm của Việt Nam.  Ông ta không muốn quân lực Mỹ chiến  đấu cho nền độc lập và quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam.  Ông bảo tôi: " Nếu chúng tôi không tự mình thắng cuộc chiến này với sự viện trợ vô gíá của quý quốc thì như vậy chúng tôi sẽ thua và thua là đáng đời ". Ông ta vô cùng cương quyết trong vấn đề này và ông ta cảm thấy rằng nếu chính phủ Nam Việt Nam trở nên lệ thuộc vào Hoa Kỳ thì như vậy chứng tỏ luận cứ của Việt cộng là đúng.  Việt cộng thường nói rằng: " Nếu các anh cúi đầu thần phục Hoa Kỳ thì các anh sẽ thấy các anh đúng chỉ là thuộc địa của Mỹ cũng như 75 năm về trước Việt Nam đã từng là thuộc địa của Pháp ". Về điểm tế nhị này tôi đã có thể trấn an ông ta, vì toàn bộ ý niệm của những khuyến cáo cho toán đặc nhiệm cũng như những huấn thị cho tôi do TT Kennedy ban hành, là phải giúp Nam Việt Nam  tự bảo vệ nền độc lập tự Do của họ cho chính họ" ( Đại Sứ Hoa Kỳ Frederick Nolting trong cuốn " From Trust To Tragedy "). 

                                                                                  *    

      Chúng tôi sẽ viết nốt về một vấn đề thật quan trọng, mà cho tới sau này nhiều người vẫn còn đặt ra câu hỏi: "Ai là người đã ra lệnh giết Ông Ngô Đình Diệm, Tổng Thống đầu tiên của nền Cộng Hoà Việt Nam, ngưới đã chết một cách thảm khốc chỉ vì:
* Không chấp nhận cho Mỹ đưa quân tác chiến vào Việt Nam và nắm quyền lãnh đạo cuộc chiến đấu chống cộng sản tại đây, trao chính nghiã của cuộc chiến ( Just cause of the war ) vào tay cộng sản.
* Bị bạn đồng Minh phản bội.
*  Bị một phần dân chúng hiểu lầm vì âm mưu thâm độc của thù trong và giặc ngoài.
*  Bị đám tay chân, bộ hạ, ham tiền bạc, quyền hành, hạ độc thủ vì đám người này đã bị sức mạnh Đô La của ngoại nhân khuất phục.
                                                                                    ***
            Chỉ có một điều duy nhất, an ủi được linh hồn Ông Diệm ở thế giới bên kia là: càng ngày càng có nhiều người Việt Nam ( không những ở Miền Nam mà ngay cả ở Miền Bắc ), cũng như có nhiều nhân vật, truyền thông, báo chí Mỹ và thế giới hiểu được sự thật về con người, lòng yêu thương đất nước cũng như dân tộc Việt Nam cuả Ông Diệm., đồng thời họ đưa ra ánh sáng : nhiều thủ đọan, mưu mô của những thế lực chính trị, tài phiệt của Siêu cường quốc Hoa Kỳ muốn thay đổi sách-lược, vị thế của mình trên mảnh đất Việt Nam, vốn được kêu là “ tiền đồn chống cộng ở Đông nam Á châu “ . Nhiều nhóm người, nhiều nhân vật  cuả miền Nam đã bị vạch mặt là…hung hãn vùng lên làm một cuộc…” cách mạng vĩ đại “  giải phóng đủ thứ trên đời, theo kế hoạch của cộng sản Việt Nam và quốc tế.  Sau này những nhóm người, những nhân vật đó mới …sáng mắt ra mà nhận thấy rằng : Xóa bỏ chế độ Việt Nam Cộng Hòa, rước chính quyền cộng sản Bắc Việt vào miền Nam quả thực là một sự ngu dại…vô cùng xuẩn ngốc, điên khùng, không còn…thuốc nào chữa được nữa. Cộng sản kéo tới đâu là nhân dân miền Nam, kéo theo nhiều người dân của miền Bắc nữa,  bỏ chạy tới đó, bất kể hiểm nguy, sống chết nơi biển cả, nơi núi rừng biên giới, vì người dân sợ hãi cái độc ác, tàn bạo, dã man, ngu si, dốt nát, tham lam, cuồng tín… của cộng sản, chủ trương dùng bạo lực để cai trị, đàn áp, tiêu diệt mọi mọi gốc rễ Dân Chủ, Tự Do, No ấm… đang phát triển tốt đẹp, của Nam Việt Nam, nhất là thời kỳ 9 năm của nền Đệ nhất Cộng Hòa, khi so sánh với tất cả các quốc gia vùng Đông Nam Á châu, về tất cả mọi mặt : chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội vv…Khi chính quyền Ngô Đình Diệm bị thù trong, giặc ngoài hợp lực xóa bỏ  thì cộng sản  Hà Nội với sự chỉ đạo, sự yểm trợ tối đa của cộng sản quốc tế, tính ngay tới việc dùng bạo lực tràn vào miền Nam…một cách dễ dàng mà thôi , vì cửa ngõ miền Nam coi như bỏ ngỏ, sự phòng vệ trên mọi chiến tuyến  đã chẳng còn chi đáng sợ, lại thêm có sẵn những lực lượng do cộng sản tạo dựng ở khắp… hang cùng, ngõ hẻm để đón rước chúng vào, dựng nên một xã hội kiểu nhà tù lớn cho một dân tộc, nhân dân làm chủ đất nước phải xếp hàng cả buổi để lãnh bông, nhận phiếu mua gạo, khoai, sắn, bo bo, lâu lâu có thêm tí đường, tí thịt … rồi còn “ khẩn trương “  trở về …lao động là vinh quang ban ngày, tối đến nghe cái loa ở Phường, khóm, thôn làng suốt ngày ra rả “ đục vào tai “  những lời lẽ tuyên truyền về cái…Hạnh phúc, Tự do, No ấm “ cực kỳ Siêu việt, tuyệt vời “  dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước quang vinh…

                                                                                                                             San Diego – California

                                                                                                                                 Phan Đức Minh 


 Tài liệu tham khảo:


* The Death of A Nation. - John A. Stormer.- Liberty Bell Press.- Missouri, 1978.
* The World Almanac of The Vietnam War .- John S. Bowman (General Editor).- Bison Books Corp.- New York, 1985.
* Vietnam: The History & Tactics .- Ashley Brown & Adrian Gilbert.- Orbis Publishing Limited.- London, 1982.
* Kennedy. - Theodore Sorensen.- Harper & Row.- New York, 1965.
* A Book of U.S. Presidents. - George Sullivan.- Scholastic Incorporation.- New York,1984.

Số 326  - Chuyện thời sự :

Lễ Tưởng Niệm Cố TT Ngô Đình Diệm tại thành phố Seattle

                      ***

oiQmuPyCI9LeMW6VMp66MImlUPa99_IXLPM5ykidjlaDF4D6y-n2IpS0lC0EkRYCOh0-lcxfMFpU__q6Yp6s6xoo5rGsaSyVVEIrt7kB-wpcgrFFEfCQ0PaQwP5sEk2LdWTTSJx4

    Nhân kỷ niệm 56 năm ngày cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị sát hại, Khối Tinh Thần Ngô Đình Diệm tại tiểu bang Washington đã tổ chức long trọng Lễ Giỗ và Tưởng Niệm cho vị lãnh tụ đã khai sáng nền Cộng Hòa Miền Nam cùng anh linh tử sĩ VNCH đã hy sinh cho chính nghĩa quốc gia. Buổi sinh hoạt được tổ chức tại hội trường New Holly Gathrering ở thành phố Seattle, vào trưa thứ Bảy ngày 2/11/2019, với sự tham dự của hàng trăm đồng hương tại địa phương.
Đây là buổi Lễ Tưởng Niệm cố TT Ngô Đình Diệm, lần đầu tiên tại thành phố Seattle được tổ chức bên ngoài khuôn viên nhà thờ và cho tất cả mọi thành phần đồng hương tham dự. 
Nét đặc biệt trong buổi Lễ Tưởng Niệm cố TT Ngô Đình Diệm năm nay là sự có mặt tham dự của đại diện cả 3 tổ chức cộng đồng người Việt có thực lực tại địa phương hiện nay, gồm: Hội Đồng Đại Diện CĐNVQG/WA, Cộng Đồng Người Việt King – Sno Counties, Cộng Đồng Người Việt Tacoma và Pierce County. Đây là việc chưa từng thấy trong các sinh hoạt của CĐNV tại địa phương trong vài năm qua. Điều này cho thấy tinh thần đoàn kết mà từ lâu đồng hương mong đợi đang được tái lập, đồng thời nói lên tấm lòng biết ơn của đồng hương, bất kể những khác biệt, đối với vị lãnh tụ khai sáng nền Đệ Nhất Cộng Hòa, mang lại cho người dân miền Nam Việt Nam được sống trong 9 năm tự do, dân chủ, an bình và phồn thịnh. 
Chương trình buổi lễ bắt đầu vào khoảng gần 12 giờ trưa. Ông Phạm văn Thận, MC của chương trình, thay mặt ban tổ chức lên ngỏ lời chào mừng quan khách:
Tôi xin đưọc đại diện ban tổ chức thay mặt buổi lễ Tưởng Niệm và Truy Điệu cố TT Ngô Đình Diệm lần thứ 56.
Kính thưa quý vị, cách đây đúng 56 năm, cố TT Ngô Đình Diệm đã nằm xuống vì chính nghĩa quốc gia, dân tộc. Người đã khai sinh nền Đệ I VNCH và đã hy sinh để đổi lấy nền độc lập của Miền Nam Việt Nam. 
Hôm nay chúng ta tập họp nơi đây, cùng với đồng bào khắp nơi để tưởng nhớ đến vị Tổng Thống anh minh của nền Đệ I Cộng Hòa …
Sau phần rước di ảnh cố TT Ngô Đình Diệm lên bàn thờ được thiết lập trên giữa khu lễ đài, là nghi thức chào cờ Việt-Mỹ và phút mặc niệm trang trọng do ông Văn Sáng, Liên Hội Trưởng H.O WA, điều hợp. 
Sau đó, MC chương trình mời ông Phạm Thái, trưởng ban tổ chức buổi lễ lên có đôi lời về ý nghĩa của buổi sinh hoạt. Phần phát biểu có nội dung như sau:
Phát huy truyền thống cao đẹp hàng năm, ngày 1/11 lại trở về, hôm nay quí vị đến hội trường này để cùng tham dự năm thứ 56 Tổng thống Ngô Đình Diệm bị tuẩn nạn và các anh hùng liệt sĩ quân cán chính quốc gia đã hy sinh cho tổ quốc Việt Nam. 
Thưa quý vị, người Việt Nam bỏ nước ra đi dù không cùng tôn giáo, cách biệt chính kiến, hoặc chưa thực sự cảm thông nhau trong tình đoàn kết, nhưng tất cả là chiến sĩ của tự do. Ngày hôm nay quý vị đã dành thời gian quý báo đến hội trường này, để tưởng niệm và tri ân cho cố TT Ngô Đình Diệm, ông Ngô Đình Nhu, cùng các chiến sĩ quân cán chính quốc gia và đồng bào, đã hy sinh trong suốt chiều dài đấu tranh vì tự do cho dân tộc Việt Nam và cầu nguyện cho họ. 
Thưa quý vị hôm nay chúng ta đến đây để ôn lại những bi hùng của một giai đoạn lịch sử, và cũng là mối quan tâm với nếp sống đạo đức, cá nhân của cố TT Ngô Đình Diệm. Ông là người yêu nước và chính trực, có công với đất nước và dân tộc…
Như thế tinh thần Ngô Đình Diệm là gì?
Thưa quý vị, ấy là nhân lễ nghĩa trí tín của người quân tử trong gia đình cũng như ngoài xã hội. 
Treo ấn từ quan chứ không tham quyền cố vị để làm bù nhìn cho chế độ hại dân hại nước.
Vị quốc vong thân, thà chết vinh hơn sống nhục, để giữ thể thống cho người quốc gia khi ở cương vị quốc trưởng; giữ chủ quyền giang sơn khi làm lãnh tụ, dù có phải mạng vong.
Chính tinh thần ấy giúp cho nhà ái quốc Ngô Đình Diệm đương đầu cùng một lúc với phong kiến thực dân, cộng sản, và ngay với người đồng minh Hoa Kỳ… 
Vì thế sự hiện diện của quý vị ngày hôm nay để tưởng nhớ và tôn vinh cố TT Ngô Đình Diệm là một điều chính đáng và chỉ có ý nghĩa đích thực khi chúng ta biết phát huy tinh thần của người trong việc đấu tranh cho quê hương dân tộc, đang đau thương tại quê nhà. Đây cũng là dịp để chúng ta suy nghĩ và học tập noi gương đạo đức cách mạng của chí sĩ Ngô Đình Diệm, gương hy sinh lòng ái quốc cao độ, tinh thần phục vụ và triết lý nhân vị sáng ngời của người, được phát huy hun đúc với hoài bảo xây dựng lại quê hương, đưa đất nước VN khỏi cảnh lầm than khổ ải…
Đặc biệt khối tinh thần Ngô Đình Diệm cảm tạ các bạn trẻ có mặt trong buổi lễ truy điệu hôm nay, các bạn đã ký thác lòng mến mộ chí sĩ Ngô Đình Diệm và thắp lên nén hương lòng tưởng nhớ bậc hiền minh.
Thay mặt ban tổ chức, chúng tôi cũng không quên cảm tạ các mạnh thường quân đã góp công của cho buổi lễ được thành công tốt đẹp.”
Tiếp theo là phát biểu của ông Cao Hữu Thiên, thành viên BTC, giới thiệu tiểu sử và những việc làm đáng ghi nhớ của cố TT Ngô Đình Diệm.
Chương trình được tiếp nối với phần tưởng niệm theo nghi thức cổ truyền do Ban Nghi Lễ của quý đồng hương đến từ thành phố Tacoma thực hiện. 
Nhân dịp này một số các vị đại diện và nhân sĩ cộng đồng, như cựu HQ Trung tá Đinh Mạnh Hùng, Bác sĩ Giáp Phúc Đạt … đã lên phát biểu, nói lên tinh thần ngưỡng mộ con người đạo đức, đầy lòng yêu nước của cố TT Ngô Đình Diệm.
Sau đó, quan khách và đồng bào tham dự lần lượt lên thắp hương tưởng nhớ và cầu nguyện cho cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, bào đệ của ông và các Quân, Cán, Chính VNCH đã hy sinh vì chính nghĩa quốc gia.
Buổi lễ đã kết thúc tốt đẹp vào xế trưa cùng ngày sau phần cảm tạ của ban tổ chức.


IW9HyJ_kOTP_eQW4kNyPYgnfDpqzowfUBzTZy9NpLagz6TVNGFdKY0SQD-Kybeo-PX3AOc8OeNvMr0krpx1pjSZVbKVn-F7RFEdWM7pPP0PqnbIS6rlyGZEH0xsZfu2fv0Q0bbzC


LKHKa_3NLUOIMAxrZGWU7AW-7xkr4PlqZXooN7eI0CRWu1VW4KaxE0q4mRFyP9G5sLYOfyxReHD5AbIbEP6pXbH3EckHGyyguBH4AYfpm5wEGQ2Ax2LOGpWzsGcIsS38xTV9IYWh

 

gXOtuEL4Vs6YUoizDP1M0Lj4FrsJSHO2yg6gp7tX5J7knP8mK2fke_SkwfgKR-1b_sP1v74IshuHSNi-0JvlZT9iz721-z9WLns30KCZSvyctptAO5Fdm1hTfP4hdl6z8b-LAW3j

 

RKqHM3Y0LY1TRpiEd6O2yAxjGeV6TisIeVhoJ2Rll8nR46frt7KOVb1ZbTXeXba1UxZljBCD4k2bUqTZbDWzateamHlenpzj4MtzoxJ2RW_Ql2g0_y7-bj0rstJJb8TTsd4YQyaO

 

QmK-u7REzsJhNzqmfsLQihkPU6Dqa4MTo2Ta4a_g_TyNvWWH7WIrjzgpaAQbPXHHpxQGaCy_ZcXDeHOAvyF99y-vWVSnwDP_x-JkpqtdQSZG6QxKZJ3vtp1OW-sxF3LkC_EMAGZT


nmowYDDv0GiFiPkJ8HpnpJrx8BilNPwrTuDieoVnSMRuXzRMsOOgs5psMicfqyc38vn2RXVUTb5AIIsht_KiOh2yaIstONyNCRfFAPEAjWH96nA8HUjCR09qEnsuG3FeeyoQ0dhv


acsWndrdEujTMZHSaM2uo3GBUYFQpF4Ky7ViSkm0sDGRPgILPsWnvZNs_BUqQK4LKfO7obN14Kx1NuGBadmYbkLh0LrfDDo1ig83Owa3-hiB2qIgribDuvu9iXLgpffRXMPQ7gE2


rcf-iDm9D5XVYe0abC-C6SwijRXx67OqeYuAKS338dbolvZCOuMPtyYhxj7FVn5JQ2wco87S57DwxfEdMKer5iGEgTwBthbGMluwrTz0bAvEZvn36r-Plmybvttn-9MFVkGlrSsk

VGmK53xQT9OqlZu1Soa5PjkTITSZkivldt7r85KUTzMQQTs02kcK8yyXTTJkdju_GsSy5WaZdSXNCA_jJ04Sejd9oLefpXx5AT-MLdrkhWQDMcGMQLE7SE6qUCgwr_GiWtNxxS17


QHtZfrubxUHc13a1Vf-Wi1M95eFufDNLAKwCdCkAFK92eZ8NmtigiAMUCFyj8i-dUP11meaUc6r9P_PqtqHVtC7Xq-X3I-D3IosCL5DPFWV6V85uN3g1lWlgqaLmzYay2zmk2jmB


-qNIPw3bhdhGkRSGwGtHeB6-RI7gzpAc5asHne6wUnN1P8JFCs2twpRKQPVZlH_Tsr9q_wdIMyy9yPZdZO_CBAnOfJRefmss6ZPCV7Gr9wvauEom40FVtGAeFC-lgF1i5kiw7RBn


CYTrb3a3ngmAMBw_E_g_FyWjx5EnegEvhzv_eiSn8-ZS82pzGz75rJQGMEcUwe80H3ncZU1rQABk4xh0-TYos803Hc7GiiAvakRZataS8Pd5e9tQxbc-XbGVNFCM-n3uEOQvi1Ri


VCaMV2Ju24PAgk5Ln6MbrDvqf0iCy0pOku-xhtR6wbVa814H1Cwq6aJOAFV5cNBaq4Di5DSZy8xhYioJDNeq7d1QcIuY1Tn5iLiFdY16Zfg5B63Hholp_Zn_zYaRFR_8ceae1A0d


DkNvH6Uw8lwBTTzux1VwJAn1oLynyYXzGNPW5oqZFSeG96DdjPUm5WuojaSr22OZkxZUWDZqdQD2CRjuo9mwQffYmBj7VPegYb1vKMwrBuVSwPAHDWQuE8qOFvswaDxV8OQGrrpe


Q1GDDos3jUMMxwzZ6g2REJNPx9K2XKMr86demFE1HkZQaZhHhD5f9P1ZfcSPp0awcAzhzbk2qrrQe0PdLgfbs4AUHPx9JjrirVvaztvXVNf_BOvKYhWkN2RTIYmOHDdVbzrp_QHM0gPfvAIkmSjJLV_jGQ5haGkcwMWKl-u4AH8UcP1y2o_gZKfJSaaaJkkil5q5vgrbWjyLHoMdwtcgjl11nIReDtZQc4Z5yQm3R1n-JejUj_78J_gaQwJUOsvMOTJ1Yl1JzlJfHIrp


561md7I38OK3TX2ulCdw8tquB5Ztkrp8cnB8KfPxjbhekoBvB66epumEUSeUspcqv4RR_2re74OmR9hBUAWzlwC_4Q_hRzFYxY4dxHkwkM1HOzuTeuQXEoV2l5YhHnHwf4gPK7cq


jFBg6AOzpAEaJRdfvEPggdauuyxWlhwzfUOyXaVGSNk-AdpNqdN5wt0lP9isRzwABxGvDsOo8eEa3fC-JlvruZsMNoLAj47pEGtGjLE1hDXg_J1kMVeIEJZhVvcFPw_d41BNzt3k


PgEW9CsRd-SwsvlCfTH6iUE3SwkXSnfpOw1MwKYVYjMkZVYDrquGv1lfwbopPNlae5Q5GJcMttlwODCst3CWuIsUtdw9Rw0vI_CrIjhrowFj4e-TxomD5Rd_dbhCLzDbUy8LLVYR

Số 316  - Chuyện thời sự :

10 điều bình thường ở Mỹ _ Nhưng lạ với khách nước ngoài

                         *

Khách nước ngoài thường bất ngờ vì một suất ăn thông thường của người Mỹ là quá sức với họ.


1/- Tiền cùng màu: Thoạt nhìn các đồng USD khá giống nhau, đều có màu xanh, ngoại trừ hình ảnh in trên tiền. Trong khi đó ở nhiều quốc gia khác, các đồng tiền có màu sắc, hình dáng và kích thước khác nhau tùy theo mệnh giá. Do đó, khách du lịch sẽ dễ bối rối khi tiêu tiền USD.

V57Cdj21THL2xXoi1VXLBO5zGZKnwmmilgl0vN29OltW6_UccJXyb4lfbCf39RlLc-Nd9s82_udB6yH2UajEP0Rxi4Aoa5be4H2ouhaqNa7UBSinRkMnPanIZwtUrrnJVkrajMBV


2/- Người Mỹ cho nhiều đá vào đồ uống: Khi đến châu Âu, nhiều du khách sẽ thấy các nhà hàng ở đây không bỏ quá nhiều đá vào đồ uống. Nhiều nơi còn không phục vụ đá trừ khi khách yêu cầu. Nhưng tại Mỹ, người dân luôn bỏ rất nhiều đá vào đồ uống. Tâm lý này có thể liên quan đến chủ nghĩa "tối đa" ("more is more") của người Mỹ - lúc nào cũng chỉ muốn thêm mà không bớt, theo Smithsonian.


m_EUeu-v1m24qlclwdfmNla-KKaZr9_LG6CCvjwfGBrWIzP_pwdCXmZT12q6CXWT0mIM4bPJyGKuVGOG2QVYNvD2b6WBYWJ308RE7CDupehKcEWLz5aA19BicxKMramI3yTOrsUn


3/- America và United States: Với những người lớn lên ở Mỹ, họ sẽ nghĩ "America" và "United States" đều chỉ nước Mỹ, và có thể đổi cho nhau. Nhưng với phần lớn còn lại của thế giới, đây là hai định nghĩa khác nhau. America là châu Mỹ, United States là nước Mỹ.

KCXZ5-7TfMcJsRS5qmdRYwirQrQmWc-8YmmP_buJwSP9upGWVPijQb2FU1ZdP2EiPDIUmW9_b63PvyqR0GRM_VWuIkX3opDahScRLvtT152QY3TlvpePTTMay6BrpS0awNp4hMX_


4/- Treo cờ khắp nơi: Trong một chủ đề về "Những điều du khách thấy kỳ cục ở Mỹ" trên diễn đàn Reddit, nhiều người chỉ ra một điều lạ là quốc kỳ Mỹ được treo ở khắp nơi, từ các cơ sở kinh doanh, đến các di tích lịch sử cho đến nhà dân.


m4MPamOniSfNcwmOKqfuaK4B1jP2QeQxqMpxMtHwG16XAB-zAATwGG-jtJcCso1rVeWx55Ma_e00kxTyqg5eSp8WbwaZVgvKQJrg4aSS95dV8ibY4JFLczAtL38hQSscU3ruinE3

5/- Thứ tự ngày, tháng, năm: Rất nhiều du khách đã thấy lạ khi người Mỹ viết tháng đầu tiên, thay vì ngày. Tại những nơi khác, ví dụ như châu Âu, người dân sẽ viết theo thứ tự ngày-tháng-năm. "Chúng tôi cũng thấy lạ khi các bạn viết ngày đầu tiên", một người Mỹ bày tỏ. Trên ảnh là ví dụ về cách đề ngày tháng ở góc phải của bìa tạp chí Mỹ.


WM_a9chxuDNxnOwVO9Gq0FpCmS0C4gR6rfTp6xlQAbZ9RBWOkWdaKYUtRb-YKUU--iCWBNZ8_Md4ASvLfs0PHW2_6PTucPHBr81m1mmhkvZgnYOonxVc3VEP6zNnTpRkrqte2zv8/

- Toilet công cộng để khoảng trống lớn bên dưới: Nhiều người ngạc nhiên khi thấy những khoảng hở rộng phía dưới từng khoang riêng trong toilet công cộng tại Mỹ. Điều này khiến họ cảm thấy kỳ lạ và thiếu riêng tư. Bên cạnh đó, điều đáng lưu ý là lượng nước trong bồn cầu tại Mỹ luôn nhiều hơn so với nhà vệ sinh tại các quốc gia khác.


O45IMESHv61Z1Ca5UKPLRJ2WKQ3xgIJM0OVo-qrYDxA7m5jLqIZewU8mosSGT77PVPv2x1HJ6nGk__eWnzsdOuNIH47w5ruV-8dDN52kOv1b-ehdy1z4uhDeZihe7zL1cNhnF0pL


7/-Vừa đi vừa uống cà phê: Bạn có thể thấy người Mỹ vừa đi bộ vừa cầm theo những cốc cà phê lớn. Điều này khiến nhiều khách châu Âu bất ngờ, vì họ luôn uống hết cà phê tại quán và không đem cốc dở đi đường.


NMNvt__A1nSXR3AreJfnGrbq41_UwUdaAGhe3rzB58tW8MjkseDN9HLOuOXWJU_fujBkYtSdo9Y5PKkCeHGNIx7oS7SinL8QcGpcsc3ytwGaWgvpTawzNgdQ1UYQw8TaI3FdRni7


8/- Đem thức ăn thừa về nhà: Người Mỹ không ngại yêu cầu bồi bàn lấy cho họ một chiếc hộp để đựng đồ thừa, mang về nhà ăn tiếp. Tại các quốc gia khác, ví dụ như Pháp, hành động này có thể bị đánh giá là kỳ lạ và thậm chí là thô lỗ.


fcwXDB4wjoAzQC4T4vg8rhr61SmZorWwjhlP7H6F0E47U9p1ECkRP930hH1o9vd5EbnVlCsgdK27MT9DfCTuN4TC2ME5VUAf_NjVxoUCIbsWxE-4n1JGa66vyzw0BSSllRmofnt2



9/-Bữa ăn khổng lồ: Khẩu phần mỗi suất ăn hay đồ uống tại các nhà hàng Mỹ thường rất lớn, khiến không ít khách nước ngoài bất ngờ.


cAssl6E_8gHh6fOnH_31U6wpek_m4dTev_lZ-lYb_29PfckaNyqPiJo4STWPcua8QZyLG_QigO9i-Add9RFGMU8zGjOmJ773B3OLS_lPFzbcubWvc_qV-4HsRsu6SSh9EpPPlrNH


10/-Tiền tip: Những nhân viên phục vụ sẽ khó chịu nếu khách không tip. Đây là điều gần như bắt buộc trong mọi nhà hàng, khách sạn - du khách nên lưu ý trước khi đến Mỹ du lịch. Văn hóa tip không tồn tại ở nhiều quốc gia khác trên thế giới, đặc biệt là Nhật Bản.


3WIZRG9kJQ7fUejDKEHiNUC9WuaV4Fud3-JKqG7lztqVwOofN3f08_zVvu7_7I6RWi8cLo486vvvvTrdmb4KHxI7dIe8X4gQjoXUYZMAr0t-xWiYUJ3lmyqACG4Knd0wga_sz078


                                             Lão Phan sưu tầm
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn