Bí ẩn về Nefertiti – nữ hoàng đẹp nhất Ai Cập và sự biến mất đột ngột khỏi sử sách

Thứ Tư, 18 Tháng Tám 202111:00 SA(Xem: 3048)
Bí ẩn về Nefertiti – nữ hoàng đẹp nhất Ai Cập và sự biến mất đột ngột khỏi sử sách

Nefertiti là một trong những phụ nữ Ai Cập cổ đại nổi tiếng nhất nhưng tiểu sử và nơi chôn cất của bà vẫn là điều bí ẩn.

Sau khi thống trị Ai Cập cổ đại với quyền lực chưa từng có, Nữ hoàng Nefertiti bỗng dưng biến mất một cách bí ẩn khỏi các ghi chép lịch sử vào năm 1336 TCN. Nhưng một số người tin rằng bà đã bí mật thay thế chồng mình làm Pharaoh sau khi ông qua đời.

Rất ít người biết về nguồn gốc thực sự của của vị nữ hoàng này, người ta tin rằng Nefertiti được sinh ra vào khoảng năm 1370 TCN và lớn lên ở thị trấn Akhmim, và là cháu gái của một quan chức tên là Ay.

Tuy nhiên, các nhà sử học khác lại cho rằng Nefertiti thực sự là một công chúa đến từ Vương quốc Mittani ở miền bắc Syria (Trung Đông hiện tại). Người Ai Cập cổ đại thường thờ rất nhiều thần, và nữ hoàng Nefertiti là một tín đồ của thần mặt trời Aten.

Được mệnh danh là người phụ nữ đẹp nhất trong các triều đại Ai Cập cổ đại, tên của bà có nghĩa là “Người đẹp đã đến”.

Tượng nữ hoàng Nefertiti tại bảo tàng Neues Museum (Đức)
Tượng nữ hoàng Nefertiti tại bảo tàng Neues Museum (Đức)Bức tượng nữ hoàng Nefertiti vẫn còn đang bị tranh chấp giữa Ai Cập và Đức

Hình ảnh dựng 3D của một họa sĩ trên mạng về nhan sắc của Nefertiti
Hình ảnh dựng 3D của một họa sĩ trên mạng về nhan sắc của Nefertiti

Người dân thời đó tin rằng nếu thần Aten được xem màn múa thoát y nổi tiếng trong lịch sử của bà, một phần quan trọng trong hoạt động thường nhật, thì ngài sẽ đối xử biệt đãi hơn với thần dân Ai Cập. Lịch trình “làm việc” một ngày của nữ hoàng luôn bắt đầu với điệu nhảy khỏa thân dành cho Thần mặt trời Aten.

Nefertiti kết hôn với Amenhotep IV khi ông 16 tuổi còn bà vừa tròn 15. Khi lên ngôi ở Thebes vào khoảng năm 1353 TCN, Amenhotep IV và Nefertiti bắt đầu tạo ra những thay đổi lớn đối với xã hội Ai Cập. Họ đã ra lệnh cấm các hoạt động tôn giáo khác ở Ai Cập, đóng cửa các đền thờ và tước bỏ quyền lực khỏi giáo phái Amun để ủng hộ vị thần ưa thích của cả hai, Aten.

Hình ảnh thờ thần mặt trời Aten được khắc trên đá
Hình ảnh thờ thần mặt trời Aten được khắc trên đá

Thế nhưng, điều này đã khiến các tư tế của thần khác nổi giận. Họ đã đến gặp vua Akhenaten, cầu xin người hãy suy nghĩ lại và thu lại luật lệ tôn giáo mới. Lo ngại bị ám sát, vua Akhenaten và nữ hoàng Nefertari đã lấy hết những đồ đạc quý giá từ các ngôi đền bị đóng cửa, xây dựng một thành phố mới nguy nga, tráng lệ, đặt tên là Amarna.

Sau đó, cặp đôi quyết định đổi tước hiệu của mình: Amenhotep trở thành Akhenaten còn Nefertiti trở thành Neferneferuaten-Nefertiti. Sự đổi tên hiệu này đã chính thức xác nhận sự ngang bằng quyền lực giữa Nefertiti và chồng.

Nhiều bức hình khắc Nữ hoàng Nefertiti ở các vai trò từ đánh bại kẻ thù ngoài trận mạc, sứ giả tối cao của thần Aten, đến chỉ huy một cỗ xe ngưa uy nghiêm. Trong nhiều bức phù điêu, Neferiti thậm chí còn được mô tả như một Pharaoh quyền lực.

Được biết pharaoh Akhenaten có thói trăng hoa với các phụ nữ khác rất nhiều. Vua Tutankhamun được cho là con của Akhenaten và em gái ruột của mình. Tuy là vậy nhưng theo như lịch sử ghi chép thì bà Nefertiti vẫn rất được chồng kính trọng và bà được xem là người vợ nhiều quyền lực nhất.

Trong quãng thời gian cai trị, nữ hoàng Nefertiti cùng với pharaoh Amenhotep IV (Akhenaten) đã giúp thời kỳ họ trị vì trở nên thịnh vượng, giàu có trong lịch sử Ai Cập.

Khi đã có trong tay mọi thứ mà bản thân hằng ao ước, Nefertiti đột nhiên biến mất khỏi lịch sử!

Điêu khắc nữ hoàng Nefertiti và vua Amenhotep IV
Điêu khắc nữ hoàng Nefertiti và vua Amenhotep IV

Hình gốm cặp đôi quyền lực này
Hình gốm cặp đôi quyền lực này

Sau 12 năm cai trị Ai Cập cùng chồng, Nữ hoàng Nefertiti bỗng dưng biến mất khỏi tất cả các tài liệu được ghi chép. Cho đến ngày nay, các nhà sử học vẫn không thể thống nhất về những gì đã xảy ra với bà, mặc dù hầu hết các học giả đều kết luận rằng Nefertiti chỉ đơn giản là chết.

Một luận điểm khác cho rằng Nefertiti đã bị đuổi khỏi Ai Cập khi việc thờ thần Amen-Ra trở lại sau triều đại của Amenhotep IV. Tuy nhiên, một số học giả khác lại cho rằng sau khi chồng chết, Nefertiti đã cải trang thành đàn ông và tiếp tục trị vì đất nước.

Cuối cùng, một số người tin rằng Amenhotep IV đã trục xuất Nefertiti vì bà không có khả năng sinh hoàng tử kế vị, số ít tin rằng Nefertiti đã tự tử khi con gái Mekitaten chết trong khi sinh con ở tuổi 13.

Tới nay, lăng mộ của Nefertiti vẫn là một ẩn số lớn với rất nhiều học giả. Tại sao bà lại biến mất sau 12 năm thịnh vượng, nguyên nhân cái chết và nơi chôn cất vẫn là một bí ẩn lớn cẩn được giải đáp.

Theo Khoa học

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn