Truyền thuyết về cây cầu vượt biển được khỉ xây dựng

Thứ Bảy, 17 Tháng Bảy 20217:00 CH(Xem: 2558)
Truyền thuyết về cây cầu vượt biển được khỉ xây dựng

Cây cầu đặc biệt này dài khoảng 50km “Cây cầu Rama” hay còn gọi với cái tên “Ram Setu” và “cây cầu của Adam” được xây dựng bởi đội quân khỉ của vị anh hùng Rama.

Vị trí của cây cầu trên bản đồ.
Vị trí của cây cầu trên bản đồ.

Mặc dù hiện nay, phần lớn dải đất này chìm dưới nước, nhưng hàng thế kỷ trước đây, nó tạo thành một dải đất trải dài liên tục trên mặt biển, nối liền Tamil Nadu, Ấn Độ và Mannar, Sri Lanka. Theo hồ sơ lưu tại đền Rameswdaan, con đường nối hai khu vực này tồn tại vào cuối thế kỷ 15 và người dân có thể đi bộ được cho đến khi nó bị ngập lụt bởi các cơn bão.

Theo truyền thuyết về cuộc đời của hoàng tử Rama và cuộc chiến đấu giải cứu người vợ Sita bị bắt cóc từ vua quỷ Ravana, người cai trị xứ Sri Lanka, hoàng tử Rama đã bị buộc phải từ bỏ quyền lên ngôi của mình và đi lưu đầy trong mười bốn năm. Thời gian này, vợ ông, Sita, đã bị bắt cóc bởi vua quỷ Ravana và đưa đến Sri Lanka. Rama đã lập nên một đội quân gồm những con khỉ và dẫn họ đến Sri Lanka, nơi đây xảy ra một cuộc chiến kéo dài. Cuối cùng, Ravana đã bị đánh bại, và Rama trở về nhà với vợ của mình và dành lại ngôi vua.

Trong cuộc chiến, khi đội quân khỉ của Rama đi đến bờ biển, để đi được sang phía bên kia là đảo Sri Lanka, những con khỉ đã tạo nên một cây cầu nổi trên biển bằng cách viết tên Rama trên những tảng đá và ném chúng xuống nước. Theo truyền thuyết, những viên đá không bị chìm bởi vì có tên của Rama viết trên chúng. Quân đội của Rama sau đó đã sử dụng cây cầu để vượt biển về phía Sri Lanka.

Một bức phù điêu bằng đá chạm khắc tại đền Prambanan, trên đảo Java, Indonesia
Một bức phù điêu bằng đá chạm khắc tại đền Prambanan, trên đảo Java, Indonesia, cho thấy những con khỉ giúp Rama bằng cách mang đá để xây cây cầu.

Dưới góc độ khoa học, nhiều nhà địa chất học cũng đưa ra các giả thuyết của mình và cho rằng cây cầu thực sự là một công trình nhân tạo. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng cây cầu được tạo nên do cát lắng và quá trình tự nhiên của trầm tích dẫn đến sự hình thành của dải đất liền hoặc có thể một bờ biển cũ, có nghĩa là hai vùng đất của Ấn Độ và Sri Lanka đã từng liền nhau.

Cây cầu thực sự là một công trình nhân tạo
Nhiều nhà địa chất học cũng đưa ra các giả thuyết của mình và cho rằng cây cầu thực sự là một công trình nhân tạo.

Trong lúc các cuộc tranh cãi về nguồn gốc của cây cầu huyền thoại Rama vẫn chưa ngã ngũ. Mới đây, chính phủ Ấn Độ đề xuất dự án nạo vét dải đất qua cầu Rama để tạo ra một con đường vận chuyển trong eo biển nông giữa Ấn Độ và Sri Lanka.

Tuy nhiên, dự án này vấp phải sự phản đối mạnh mẽ, cho rằng cây cầu huyền thoại này là biểu tượng, không thể bị phá hủy. Bên cạnh đó, các nhà môi trường học cũng cho biết, nạo vét kênh sẽ phá huỷ san hô, đồng thời làm tổn hại đến khu bảo tồn đánh bắt cá trong khu vực, khiến sinh thái ở khu vực không cân bằng. Hiện, dự án đã tạm hoãn lại. 

Ngày nay, những gì còn sót lại của cây cầu cổ đại này chỉ là những vết tích mờ ảo
Ngày nay, những gì còn sót lại của cây cầu cổ đại này chỉ là những vết tích mờ ảo và người ta chỉ có thể thấy phần còn lại này dưới đáy biển khi nhìn từ trên cao.

Theo Khoa học

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn