Iran suýt trở thành một nước cộng hòa của Liên bang Xô viết

Thứ Ba, 13 Tháng Tư 20215:00 SA(Xem: 2735)
Iran suýt trở thành một nước cộng hòa của Liên bang Xô viết
Phát triển cách mạng sang phương Đông, nước Nga Xô Viết đã chạm được đến Iran của các lãnh chúa Ba Tư.
Lãnh tụ phong trào giải phóng dân tộc Iran Mirza Kuchek Khan (ngồi giữa) cùng người ủng hộ /// Ảnh tư liệu
Lãnh tụ phong trào giải phóng dân tộc Iran Mirza Kuchek Khan (ngồi giữa) cùng người ủng hộ
Ảnh tư liệu

Thật bất ngờ: người Ba Tư, bất chấp sự phức tạp của tình hình chính trị nội bộ ở Iran, đã sẵn sàng chấp nhận các ý tưởng của chủ nghĩa xã hội.

Đánh đổ giai cấp tư sản

Iran suýt trở thành một nước cộng hòa của Liên bang Xô viết - ảnh 1

Sheikh Mohammed Khiabani

Wikipedia

       
Vào tháng 4.1920, một cuộc nổi dậy nổ ra ở tỉnh Gilan của Iran do Sheikh Mohammed Khiabani lãnh đạo, với mục tiêu lật đổ chính phủ Iran đang được người Anh hậu thuẫn. Chẳng bao lâu sau, phong trào bao trùm toàn bộ miền Bắc Iran - quân nổi dậy giành quyền kiểm soát hết vùng này đến miền khác. Chính phủ nước Nga Xô Viết không thể không quan tâm đến những thành công của các lực lượng dân chủ ở Ba Tư.
Từ mùa thu năm 1919, sau khi đánh bại lực lượng chính của quân Bạch vệ, Leon Trotsky ấp ủ kế hoạch “xuất khẩu cách mạng” sang vùng Tây Á. Vì nhiều lý do, ý tưởng này đã không được hiện thực hóa. Nhưng đến mùa xuân năm 1920, khi chính quyền Xô viết được thành lập ở Azerbaijan, những người Bolshevik có thể nhắm tới nhiều mục tiêu hơn.
Đầu năm 1920, khi đang phụ trách mặt trận Turkestan, vị chỉ huy quân sự kỳ tài Mikhail Frunze viết cho Hội đồng Quân nhân Cách mạng: "Cần có những chi phí lớn cho việc tổ chức quân cách mạng trên lãnh thổ Ba Tư". Để thực hiện các hoạt động quân sự, Frunze yêu cầu Moscow cung cấp thêm vũ khí và đạn dược.
Trong khi chờ đợi sự xuất hiện của các đơn vị Hồng quân Nga, nhà lãnh đạo phong trào cộng sản ở miền Đông của người Thổ Nhĩ Kỳ Mustafa Subhi và một thân vương Iran đã đề nghị chính phủ Liên Xô cho phép thành lập các đơn vị cách mạng Ba Tư trên lãnh thổ Nga: "Nếu có sự ủng hộ của 20-30 nghìn binh sĩ, nhân dân lao động Ba Tư sẽ không chỉ được giải thoát khỏi đế quốc Anh, mà một lần và mãi mãi sẽ được giải phóng khỏi những kẻ bóc lột trong nước và sẽ gia nhập vào gia đình anh em các nước cộng hòa Xô Viết".

Cần sử dụng vũ lực

Tuy nhiên, không có gì chắc chắn rằng lực lượng vũ trang cách mạng Ba Tư sẽ đạt được mục tiêu của mình mà không cần đến sự hiện diện của Hồng quân Nga trên đất Iran. Ban lãnh đạo nước Nga Xô viết loay hoay tìm kiếm một cái cớ để đưa quân vào Ba Tư và cuối cùng đã tìm thấy. Một số lượng lớn các tàu chiến Nga của phó thủ lĩnh quân Bạch vệ Anton Denikin vẫn đang neo đậu tại cảng Anzali (thuộc tỉnh Gilan, Iran). Nhà nước Nga Xô viết cần lấy lại những tàu này. Trotsky tuyên bố: “Việc thu hồi hạm đội biển Caspian từ tay quân Bạch vệ phải được thực hiện bằng mọi giá, thậm chí có thể sử dụng vũ lực, nếu cần. Ba Tư không có tư cách giải giáp các tàu Bạch vệ, công việc này phải do Hồng quân Nga thực hiện". Lenin không phản đối kế hoạch này.
Vào ngày 17.5.1920, đội quân Volga-Caspian dưới sự chỉ huy của Fyodor Raskolnikov và Sergo Ordzhonikidze rời Baku đến Anzali. Vài ngày sau, các tàu của Bạch vệ được trao trả về dưới quyền kiểm soát của Hồng quân.
Nhưng chiến dịch Anzali không chỉ nhằm thu hồi tàu mà còn có những mục tiêu lớn hơn. Trước khi vào cảng Anzeli, Raskolnikov đã gặp lãnh tụ phong trào giải phóng dân tộc Iran Mirza Kuchek Khan. Giới cách mạng Iran cho rằng, nếu được lực lượng quân sự Nga yểm trợ, Kuchek Khan sẽ thổi bùng ngọn lửa của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa Ba Tư.
Ngày 1.6.1920, nhà cách mạng chính của Iran bắt đầu hành động. Trong cuộc chiến chống lại Quốc vương và người Anh, ông được hỗ trợ khoảng 2.500 binh sĩ Nga Xô viết, với 1.200 khẩu súng trường và 40 khẩu súng máy. Ba ngày sau, lực lượng nổi dậy của Kuchek Khan chiếm thành phố Rasht, thủ phủ của tỉnh Gilan. Một ngày sau, sau khi tham vấn Moscow, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết Gilan được tuyên bố thành lập. Tuy nhiên, trước đó hai bên đã thống nhất trước rằng Nga sẽ không can thiệp vào công việc nội bộ của nhà nước mới thành lập. Hội đồng quân sự cách mạng của nước cộng hòa, chính phủ và quân đội nhanh chóng được thành lập. Kuchek Khan trở thành người đứng đầu nước cộng hòa.
Iran suýt trở thành một nước cộng hòa của Liên bang Xô viết - ảnh 2

Bản đồ vị trí của tỉnh Gilan (Iran), nơi từng có nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết Gilan

 
Iran suýt trở thành một nước cộng hòa của Liên bang Xô viết - ảnh 3

Cờ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết Gilan

 

Đảo chính

Chỉ vài ngày sau, Kuchek Khan có bất đồng với những người cộng sản địa phương. Ông không ủng hộ cải cách nông nghiệp. Đáp lại, ông bị gọi là một người theo chủ nghĩa dân tộc tư sản nhỏ mọn, bị buộc tội phản quốc. Vào ngày 9.6, Kuchek Khan bị buộc phải từ chức khỏi nội các cách mạng. Rồi vào đêm 31.7, tất cả những người ủng hộ Kuchek Khan cũng bị gạt ra khỏi chính phủ, và mọi quyền lực nằm trọn trong tay những nhà cách mạng theo khuynh hướng cực tả. Nội các mới do một đồng minh cũ của Kuchek Khan là Ehsanulla Khan đứng đầu. Đóng vai trò quan trọng trong cuộc đảo chính là một đội Hồng quân Nga gồm 800 tay súng cắm lưỡi lê, được triển khai đến Rasht một ngày trước đó.
Ngay ngày hôm sau, Hồng quân Ba Tư mới thành lập đã chiếm được thành phố Menjil kiên cố. Những người cộng sản Iran tràn đầy hứng khởi đã gửi điện cho Moscow: “Người Anh đang rút lui. Chiến thắng này đã giành được vào ngày mà, bằng ý chí của quần chúng cách mạng và các lực lượng vũ trang của Cộng hòa Ba Tư, chính phủ của Kuchek Khan, không có khả năng chiến đấu, được thay thế bằng Ủy ban Cách mạng Iran - một chính phủ đấu tranh tích cực, liên hệ chặt chẽ với nước Nga Xô viết”.
Vào tháng 8, bộ chỉ huy của Hồng quân Ba Tư cho rằng thời điểm thuận lợi đã đến cho một chiến dịch chống lại Tehran. Tuy nhiên, trên thực tế, mọi chuyện phức tạp hơn nhiều. Các trung đoàn công nhân và nông dân được huấn luyện và trang bị kém, kiệt sức vì những trận chiến kéo dài, không thể tiếp tục cuộc tấn công. Trong khi đó, do bùng nổ cuộc chiến tranh Nga Xô-Ba Lan, Moscow không có khả năng hỗ trợ thêm cho cuộc cách mạng Ba Tư.
Các đơn vị của Hồng quân Ba Tư buộc phải rút lui và phòng thủ tại các vị trí đã chiếm được trước đó. Đồng thời, nước Nga Xô viết nhận thấy sự cần thiết phải chung sống hòa bình với chính quyền Tehran hợp hiến. Vào tháng 3.1921, một thỏa thuận hợp tác và không xâm lược lẫn nhau đã được ký kết giữa Nga Xô viết và Iran, trong đó quy định việc phân chia Biển Caspi và khả năng đưa quân đội nước Nga Xô viết vào Iran trong trường hợp Tehran theo đuổi chính sách không thân thiện chống Liên Xô. Về phần mình, Moscow cam kết rút quân khỏi vùng Bắc Ba Tư.
Sau khi quân Nga rút khỏi Ba Tư vào tháng 7.1921, nội bộ ban lãnh đạo cách mạng Iran phát sinh mâu thuẫn căng thẳng đến mức mức không thể hàn gắn. Lợi dụng cuộc xung đột quyền lực này của phe cách mạng, Tehran đã khôi phục quyền lực của mình ở một khu vực rộng lớn trên bờ biển Caspi.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn