Hóa thạch hiếm tiết lộ loài kangaroo leo cây

Thứ Sáu, 02 Tháng Tư 20215:00 SA(Xem: 3004)
Hóa thạch hiếm tiết lộ loài kangaroo leo cây

Các nhà khoa học phát hiện hai mẫu vật hóa thạch hoàn chỉnh của một loài chuột túi tiền sử có khả năng leo trèo chưa từng được biết đến.

Xương bàn chân hóa thạch tiết lộ loài kangaroo tiền sử có khả năng leo cây. Ảnh: Đại học Murdoch.

Xương bàn chân hóa thạch tiết lộ loài kangaroo tiền sử có khả năng leo cây. Ảnh: Đại học Murdoch.

Loài mới được đặt tên là Congruus kitcheneri sống cách đây 50.000 - 100.000 năm tại vùng đồng bằng Nullarbor ở phía tây nam Australia. Chúng cao khoảng một mét và nặng 40 - 50 kg khi trưởng thành, nhỏ hơn một số họ hàng khổng lồ đã tuyệt chủng của chúng nhưng lớn hơn hầu hết các loài thú có túi hiện nay.

Phân tích hóa thạch cho thấy C. kitcheneri có khớp vai đặc biệt linh hoạt, bàn chân lớn với móng vuốt cong và cơ tay chuyên dùng để kéo các chi trước về phía cơ thể. Những đặc điểm thể chất này chỉ ra rằng sinh vật có khả năng leo trèo tốt và dành nhiều thời gian để sống trên cây.

Một loài chuột túi cây còn sống hiện nay nặng khoảng 14 kg. Ảnh: Frank Fichtmueller.

Một loài chuột túi cây còn sống hiện nay nặng khoảng 14 kg. Ảnh: Frank Fichtmueller.

"Việc leo trèo cần nhiều năng lượng nên chắc hẳn phải có một số nguồn thức ăn trên cây dồi dào để thúc đẩy những sinh vật có thân hình to lớn này phát triển kỹ năng leo cây", tác giả chính của nghiên cứu Natalie Warburton từ Đại học Murdoch của Australia suy đoán.

Tuy nhiên, điều khiến các nhà khoa học bất ngờ là khu vực Nullarbor ngày nay là một vùng đồng bằng khô cằn, vắng bóng cây cối. Điều này cho thấy hệ sinh thái đã thay đổi rất nhiều trong hàng chục nghìn năm qua và không loại trừ khả năng sự biến mất của cây cối chính là nguyên nhân khiến C. kitcheneri tuyệt chủng.

Đoàn Dương (Theo Nature
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn