Miệng hố 'Cổng địa ngục' ngày càng mở rộng

Thứ Bảy, 13 Tháng Ba 20219:00 SA(Xem: 3673)
Miệng hố 'Cổng địa ngục' ngày càng mở rộng

NgaMiệng hố khổng lồ ở Siberia không ngừng to ra với tốc độ 20 - 30 m mỗi năm dưới ảnh hưởng của hiện tượng ấm lên toàn cầu.

Miệng hố Cổng địa ngục nhìn từ trên cao. Ảnh: Ladbible.

Miệng hố "Cổng địa ngục" nhìn từ trên cao. Ảnh: Ladbible.

Nằm gần lưu vực sông Yana cách thành phố Yakutsk khoảng 660 km về phía đông bắc, miệng hố Batagaika thuộc hàng lớn nhất thế giới với chiều dài 1 km và sâu 50 m. Tuy nhiên, do băng trong khu vực đang tan chảy nhanh chóng, miệng hố trở nên sâu hơn ở tốc độ báo động, có thể dẫn tới nguy cơ sụt lún nguy hiểm cho những khu dân cư gần đó.

Vùng lãnh nguyên Siberia là nơi có nhiều hố sụt rỗng siêu lớn hình thành do lớp đất đóng băng vĩnh cửu tan chảy, nhưng miệng hố Batagaika thu hút nhiều sự quan tâm hơn cả với biệt danh "Cổng địa ngục" do người dân địa phương đặt. Các cảm biến theo dõi sự phát triển của miệng hố cho thấy nó mở rộng 20 - 30 m mỗi năm do băng tan thành nước và trôi đi. Biến đổi khí hậu đang thúc đẩy quá trình này, giải phóng khí gas và những quặng khoáng chất bị chôn vùi dưới băng suốt hàng nghìn năm.

"Băng chuyển thành nước, bốc hơi hoặc trôi đi, trong khi trầm tích lắng đọng không được băng gắn kết sẽ lún xuống. Kết quả là một bề mặt kém bằng phẳng do lượng băng trong trầm tích luôn biến động. Do đó, nhìn từ trên cao, Batagaika trông như một con cá đuối trải dài theo hướng đông bắc - tây nam với bức tường băng thẳng đứng cao gần 70 m ở rìa phía tâu nam", Kseniia Ashastina, nhà nghiên cứu ở Viện Max Planck, cho biết.

Theo giáo sư địa chất Julian Murton ở Đại học Sussex, "dù Batagai tồn tại qua nhiều thời kỳ ấm lên tự nhiên trong quá khứ. Từ những năm 1950 - 1960, hoạt động của con người khiến lớp đất đóng băng vĩnh cửu cổ đại này trở nên kém ổn định. Vì vậy, chúng ta cần phải rất cẩn thận", Murton nói.

Các nhà khoa học đang tiếp tục theo dõi khu vực, để ý những dấu hiệu cảnh báo đồng thời khám phá lớp đất đóng băng bị tan rã để tìm hiểu nhiều hơn về quá khứ. Theo Murton, kết quả nghiên cứu niên đại của tầng đáy cho thấy miệng hố Batagaika khoảng 650.000 năm, lâu đời nhất ở lục địa Á - Âu và xếp thứ hai trên thế giới. Ashastina cho biết nghiên cứu studying Batagaika có thể giúp các nhà khoa học xác định mối liên hệ giữa con người, động vật, thực vật và môi trường nhằm tìm giải pháp đối phó với biến đổi khí hậu.

An Khang (Theo Ladbible
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn