Chuyện FULRO Cuộc nổi loạn 19 tháng 9, 1964 tại Ban mê Thuột – Trần Lý

Thứ Tư, 24 Tháng Hai 20214:00 CH(Xem: 4266)
Chuyện FULRO Cuộc nổi loạn 19 tháng 9, 1964 tại Ban mê Thuột – Trần Lý
Trần Lý 

   Tổ chức FULRO đã tạo ra một số vấn đề cho Chính phủ VNCH trong khoảng thời gian 1960 -1970. FULRO là một chủ đề khá đặc biệt liên hệ đến Chính phủ Mỹ (qua Chương trình CIDG), Chính phủ VNCH và Chính quyền Miên của ông Sihanouk (tổ chức,  xúi giục và thậm chí còn lập một Chiến khu cho Fulro bên đất Miên..)

   Trần Lý sẽ lần lượt trình bày về FULRO qua từng chủ đề riêng; bài này xin lược trình về cuộc nổi loạn ngày 19 tháng 9 năm 1964 tại Ban Mê Thuột của vài đơn vị Dân sự Chiến đấu Thượng, lúc đó đóng tại các Trại quanh vùng  Ban Mê Thuột .

image-8

                               Bản đồ Darlac khi xẩy ra cuộc nổi loạn

  • Diễn biến cuộc nổi loạn :

  Tóm lược : Trong đêm 19-20, 1964, quân Dân sự Chiến đấu (1)Thượng đã nổi loạn tại 5 Trại LLĐB thuộc Vùng II Chiến Thuật : Buon Mi Ga, Buon Sarpa, Bu Prang, Ban Don và Buon Brieng. Quân Thượng giải giới các Cố vấn Mỹ và chống lệnh Chính Phủ VNCH.Tại Bu Prang, lính Thượng thuộc Lực lượng Xung Kích lưu động giết 15 người Việt (Chỉ huy Trại) sau đó giết thêm 17 binh sĩ Nghĩa quân và 2 nhân viên dân sự khi họ tấn công Đồn Dân vệ gần đó. Lực lượng Mike tại Buon Sarpa được nhóm Bu Prang yểm trợ đã sát hại 11 quân nhân LLĐB tại Trại, tiến chiếm Quận đường Dak Mil và tiến về Thị xã Ban Mê Thuột. 200 người Việt dân thường bị lính Thượng bắt, và giữ tập trung tại Buon SarPa. CIDG tại Ban Don, bắt các Cố vấn Mỹ và kéo quân về Ban Mê Thuột.. Trại Buon Brieng, tuy cũng được móc nối nhưng.. không tham dự cuộc nổi dậy (do sự quyết tâm ngăn chặn , can đảm và khéo léo của Đại úy Trưởng Toán Vernon Gillespie)

   Cuộc nổi loạn gây một thách thức nguy hiểm cho Chính phủ VNCH. Đến tối 20 tháng 9, đa số các đơn vị nổi loạn đã rút về Trại . Các Cố vấn SF thuộc Toán A tại Bu Prang, Ban Don và Buon Brieng đã dùng uy tín cá nhân, thuyết phục các quân CIDG đừng tiến về BMT nhưng không thành công với đám nổi loạn tại Buon Sarpa và Buon Mi Ga.. Sau 6 ngày thương thuyết.. ngày 28 tháng 9 tình hình trở lại bình thường nhờ sự trung gian của các Cố vấn Mỹ..

image-9

                        Bản đồ  Các hoạt động nổi loạn, hướng tiến quân

  • Buon Sar Pa; 

(Trại LLĐB Buôn Sarpa được xây dựng tại Buôn Daksak, Quận Đức Lập, Tỉnh Quảng Đức. Cách biên giới Miên khoảng 6 km về phía Đông-Nam=SE;  cách Đức Lập 8km phía Tây-Nam = SW và các BMT 55km về phía Tây-Nam=SW)

  Trại do Toán A-311A SF Hoa Kỳ điều hành, Đ úy  Charles Darnell chỉ huy .             Quân số CIDG gồm 3 đại đội 414 quân  bộ tộc Mnong và Rhade Chỉ huy CIDG tại Trại này là Y Djơn Adrơn, (một trong lãnh tụ Fulro). Cuộc nổi loạn bắt đầu lúc 1 giờ sáng : CIDG tại Trại , bắt  Đại úy Trưởng Trại  Chu viết Chư trói giữa sân cờ;  sát hại 11 quân nhân LLĐB VN, bắt giữ Darnell và 5 quân nhân SF (thuộc Toán) làm con tin. Loạn quân kéo cờ Fulro lên Trại, đọc tuyên cáo chống Chính quyền VNCH sau đó  kéo quân về Quận, bắt giữ Thiếu tá Quận trưởng Nguyễn văn Thanh và các sĩ quan Chi khu;  dùng xe của Trại,  di chuyển về chiếm Đài Phát thanh BMT (hướng Đông-Bắc), và chiếm một cây cầu trên quốc lộ 14.. Tuy nhiên nhân viên Đài phát thanh đã lấy đi được các bộ phận chính để phát sóng, nên Đài không thể hoạt động.

image-11

                                                       Trại Buon Sarpa

  • Buon Brieng

   (Cách Ban Mê Thuột 55km về phía Bắc- Đông/Bắc=NNE, cách Buon Blech khoảng 10km về phía  Tây-Nam=SW, tại đây có một sân bay nhỏ mà C-123 có thể đáp)

   Toán A-312 do Đ úy Vernon P. Gillespie chỉ huy điều hành Trại , có 715 CIDG Rhade. Do tài lãnh đạo và sự cộng tác của người chỉ huy CIDG Trại hầu như không tham gia cuộc nổi dậy, không kéo cờ FULRO . Nhờ sự bất hợp tác này nên cuộc bao vây BMT dự trù của quân nổi loạn bị hở về phía Bắc

  Thủ lãnh CIDG Thượng tại Trại là Y Jhon Nié (lai Pháp và Jarai; được gửi đi học nội trú tại một trường Công giáo từ nhỏ), nói tiếng Pháp và Anh khá giỏi.Trưởng trại LLĐB Việt là Đại úy Trường. Ba người điều hành Trại :Gillespie, Trường và Níé có những liên lạc thân hữu và tin cậy lẫn nhau. Sự hợp tác này đã giữ được Trại.. đứng ngoài cuộc nổi loạn (tuy đã được móc nối).

   Gillespie nhận tin báo của Toán B (SF) tại Pleiku báo động (01 giờ 10) một sự kiện ‘có thể xảy ra’ tại Buon Brieng nên Ông đã mời và thảo luận ngay với Y Jhon Níe, gọi ngay các đơn vị đang tuần tiễu bên ngoài về Trại; tập họp các quân nhân LLĐB VN về chung tòa nhà của SF Mỹ và sửa soạn phòng thủ..đồng thời cho đón gia đình Níé về một vị trí an toàn..Gillespie và Níé đã tổ chức một buổi lễ “Đâm trâu” ăn thề lúc 10 giờ sáng tại sân cờ : Gillespie, Trường và Y Níé mặc trang phục Jarai.. cùng uống rượu cần với Già Làng theo tập tục Jarai..để đuổi ‘tà’… Trại trở về.. an ổn mọi căng thẳng được giải tỏa.

(Tuy nhiên để đề phòng Gillespie đã cho tháo bỏ các ‘ bộ phận hòa khí=carburator’ của các xe vận tải cơ hữu (Trại có 6 xe GMC, 3 xe Dodge và vài xe Jeep ; một Dodge được gắn súng đại liên 30, xe này được đặt tại ‘nhà’ SF Mỹ)

    Sáng 21, tình hình tại Buon Brieng trở lại bình thường..

image-12

                                                         Đâm trâu

image-13
  • Buon Mi Ga:

( Cách BMT  54km về phía Đông-Đông/Nam= ESE và cách Lạc Thiện 34km về phía ENE (Đông- Đông/Bắc) có một phi đạo nhỏ dùng cho  trực thăng và phi cơ quan sát)

  Trại do Toán A-121A SF Mỹ điều hành , do Đ úy Loa chỉ huy . Quân số 614 CIDG Mnong (2), do Y Djao Niê lãnh đạo,  sát hại 10 quân nhân LLĐB VN rồi kéo quân về hướng BMT phía Tây;  khi họ rời trại , bị các quân nhân Toán A LLĐBVN tổ chức phục kích, bắn hạ 5 tên nên khựng lại và Trực Thăng Mỹ đã đón các quân nhân SF khỏi Trại.

  • Bu Prang:

     Trại nằm trên QL14, gần Tuy Đức  (tỉnh Quảng Đức)cách biên giới Miên 5Km về phía Nam

  Trại thuộc quyền điều hành của Toán A-311B SF Hoa Kỳ do Đại Úy Webb chỉ huy. Quân số tại Trại gồm 462 người Thượng, bộ tộc Mnong (2) chia thành 3 đại đội chiến đấu. Nhóm CIDG tại Trại hung hăng nhất và trong đêm nổi loạn họ giết nhiều quân nhân Việt nhất (xem phần tóm lược trên). Mục tiêu của nhóm này là tiến về Gia Nghĩa , thủ phủ của Tỉnh Quảng Đức, nhưng không có xe để di chuyển. Đại úy Webb đã thuyết phục đám quân này trở về lại Trại để chờ,,

  • Ban Don :

(Trại nằm ven sông Ea Krong , đổ vào Hồ  Tonle Srepok cách BMT 38km phía Tây-Bắc NW ; Phi trường Ban Don cách Trại khoảng 2 km); Trại Ban Don sau đổi tên thành Trảng Phước (Trang Phúc) ; cũng trên Tỉnh lộ 1; cách BMT 36km phía Tây-Bắc=NW)

    Trại này có quân số CIDG cao nhất gồm 5 Đại đội CIDG  Rhade và Jrai, do Toán A-75 điều hành, Đ úy SF Curtis Terry chỉ huy. CIDG bắt trói các quân nhân VN (không sát hại người nào), cô lập Terry, Đại úy Nguyễn Hữu Hùng, Trưởng Trại trốn được thoát ra ngoài ;  sau đó đi bộ theo Tỉnh lộ 1, di chuyển về BMT ở hướng Đông Nam..Đại úy Terry lấy xe díp đuổi theo và bắt kịp đoàn quân đi bộ, thuyết phục họ quay về Trại.. thả các quân nhân Việt bị giữ.. sinh hoạt Trại trở về bình thường..

   Sau cuộc nổi loạn, Bộ Chỉ Huy LLĐB VN Vùng 2 đã bổ nhiệm một SQ gốc Rhade Thượng làm Trưởng Trại..

Các diễn biến tiếp theo :

   Cuộc nổi loạn cho thấy đây không phải ‘tự phát’ nhưng đã được tổ chức như một cuộc hành quân quy mô, do một Bộ  tham mưu quân sự phác họa và phối hợp các lực lượng nổi loạn và mục tiêu là tiến chiếm Thị xã Ban Mê Thuột , tuyên cáo độc lập cho nhóm Fulro . Lực lượng Fulro được sự yểm trợ trực tiếp của Chính phủ Miên, đặt bản doanh tại Camp Rolland bên trong đất Miên , tại đây kế hoạch hành quân này do Tr tá Les Kosem (sĩ quan Dù của Pháp huấn luyện cùng với các ông Nguyễn Chánh Thi), cố vấn tình báo của Sihanouk..

(Tổng Hành dinh cuộc nổi dậy đặt tại Camp Rolland còn gọi là Đồn Bốt Chà trong Tỉnh Moldolkiri phía Đông-Bắc Miên cách biên gip71i VN 15km), 3 lãnh tụ tối cao  Fulro có mặt tại đây  ngày 19-9 gồm Les Kosem, Um Savuth và Y Dhon Adrơn)

   Kế hoạch dự trù sử dụng 5 tiểu đoàn CIDG, dược móc nối từ trước, cùng nổi dậy, sau đó cùng kéo quân về BMT theo 5 mũi :

  • Mũi 1 : CIDG Buon Sar Pa từ Đông-Nam tiến theo QL14, chiếm Dak Mil, qua Buon M Bro chia 2 nhánh : một về phía Đài Phát thanh và một về Thị xã BMT
  • Mũi 2 : CIDG Buon Mi Gia  tiến về BMT theo hướng Tây-Bắc.
  • Mũi 3 : CIDG Bu Prang theo QL14 tiến nhập chung với CIDG Buon Sarpa để thành mũi tấn công chính
  • Mũi 4 : CIDG Ban Don tiến về BMT theo hướng Đông-Nam theo Tỉnh lộ dọc sông Ea Krong, ngưng quân tại Buôn Tur Mpre.. chờ  các toán quân khác
  • Mũi 5 : CIDG Buon Brieng từ biên giới Phú Bổn-Darlac, xuôi Nam vượt Buon Ho về bao vây Bắc BMT..

   Kế hoạch tuy đạt được yếu tố bất ngờ và phối hợp được giờ đồng loạt nổ súng nhưng không thành công do sự không tham gia của Buon Brieng, không tính đến phương tiện chuyển vận quân từ các Trại về BMT và quan trọng hơn cả là không có sự hưởng ứng ‘thật sự’ của các CIDG thuộc các bộ tộc khác biệt, tuy không ưa các SQ LLĐB VN nhưng lại “sợ” và “tin “ các Cố vấn Mỹ, nghe lời họ hơn các ‘lãnh tụ’ Thượng..

   Giai đoạn thứ nhì của kế hoạch là dùng quân CIDG của 5 Trại nổi loạn cùng tiến chiếm Ban Mê Thuột. Nhóm nổi loạn chỉ để lại một quân số nhỏ, giữ Trại, phần lớn lập các vị trí ngăn chặn các đường giao thông dẫn về Ban Mê Thuột và chia quân bao vây, sau đó chiếm đóng BMT ; sau khi chiếm BMT, Mặt trận Fulro sẽ dùng Thị xã này làm ‘con tin’ để thương thuyết với Chính phủ VNCH, đòi quyền tự trị cho “Hoàng triều cương thổ” (do Pháp.. vẽ ra)

Phản ứng của Chính phủ VNCH :

   Sáng Chủ nhật 20 tháng 9, Lực lượng của Tr Đ 43/ SĐ 23 BB VNCH đã được đưa đến khu vực quanh BMT để đối đầu với quân nổi loạn..

Các giới chức VNCH :

  • Tướng Nguyễn Hữu Có : Tư lệnh Vùng 2

Chỉ huy LLĐB Vùng 2  : Đại tá Lâm Quang Phòng

Từ Trung ương : Tướng Nguyễn Khánh chỉ định Tướng Tôn thất Đính lên Vùng 2  : Tướng Đoàn văn Quảng Tư lệnh LLĐBVN  từ Nha Trang đến BMT

Lệnh Thiết quân luật được ban hành ngay sáng 20-9-1964; các ngã ra vào Thị xã BMT đều bị chặn xét. Lực lượng BB và BĐQ bao vây khu vực Đài Phát Thanh..

Tr Đoàn 47/SĐ 23 bao vây Buon Sarpa

   Ngày 23 tháng 9, Chính quyền Vùng 2 đã cùng một số nhân sĩ Thượng thành lập Ban Đại Diện lâm thời người Thượng tại BMT trong đó Ông Y Char Hdok (hiệu trưởng Trường Nguyễn Du) làm Chủ tịch và Ông Y Chôn Mlô Duôn-Du đặc trách thương thuyết cùng phe Fulro.. Sau 4 ngày thương nghị phe Fulro chấp nhận buông súng.

   Ngày 28 tháng 9 Tướng Nguyễn Khánh đến Buon Sar Pa nhận sự quy thuận của quân nổi loạn (chỉ còn 233 quân, số còn lại chạy sang Miên)

    Các giới chức Hoa Kỳ :

  Tin tức về cuộc nổi loạn được thông báo cho Tướng Westmoreland vào sáng 20, Chính phủ Mỹ lo ngại cuộc đụng độ (đúng hơn là dẹp loạn cứng rắn sẽ tạo những bất ổn tiếp theo tại Vùng Cao nguyên.. Tướng Westmoreland  phái Tướng Depuy (Chỉ huy Hành quân của MACV) lo giải quyết. DePuy yêu cẩu Tướng Nguyễn Khánh để người Mỹ giải quyết vấn đề.. trước khi VNCH dùng giải pháp quân sự..Tướng DePuy tập hợp một số Sĩ quan SF kinh nghiệm và có uy tín với các Già làng Thượng  đến BMT để giải quyết  : Các sĩ quan : Đ tá John Freund, Cố vấn Phó của MACV tại Cao nguyên giữ vai trò chính cùng sự phụ tá của các sĩ quan tại chỗ được chọn như Th tá Patton (SF phụ trách các Trại trong Tỉnh Darlac); Th tá Edwin Brooks (Chỉ huy Toán B tại Pleiku)  Spears, Darnell, Gillespie..

Thương thuyết và Kết cuộc :

   Các cuộc thương thuyết chú trọng vào Buon Sarpa nơi loạn quân giữ 200 con tin người Việt

(Ngay đêm 20 tháng 9,  Lãnh tụ ‘tối cao’ Fulro là Y Bham Ênuôi, thấy kế hoạch không thành đã trốn sang Miên, gặp Les Kosem cùng Y Bun Sor ra đón và đưa về Camp Rolland, rồi về Phnom Pênh họp)

  Trước đó trong đêm 20-9 : một cuộc đụng độ  đã xảy ra giữa quân nổi loạn của trại Buon Mi Ga và Quân VNCH tại một nút chặn của quân Chính phủ tại phía Đông BMT : mười loạn quân bị hạ và nhóm còn lại.. rút lui. Brooks, Patton và các phụ tá đến Buon Brieng;  cùng Gillespie và Y Jhon Níé .. dùng trực thăng bay về Đài Phát Thanh BMT : một trung đội loạn quân (Buon Sarpa) đang đóng tại đây; Brooks và Patton đi thẳng vào Đài và ra lệnh cho loạn quân rút khỏi đây.. Loạn quân theo lệnh (!) và xếp hàng một đi theo hai SQ Mỹ đi bộ về BMT cùng đi hộ tống là các SQ Mỹ và Nié..Trung đội này không vào Thị xã nhưng đi vòng theo QL14 mé Tây-Nam ; dừng tại Trạm chỉ huy Fulro tại làng Buon M’Bre (cách BMT 7km về phía Tây-Nam). Tại đây Patton gặp lại Y Mot (một lãnh tụ nổi loạn của Buon Sar Pa) ; hai người có giao tình trước đây !                           

image-14

                                  Quân nổi loạn rút khỏi .. Đài phát thanh

Cuộc thương thuyết tại đây khá căng thẳng . Các thủ lãnh nổi loạn gồm những tay cực đoan do lãnh tụ Cham-Fulro Y Wat và tay thông dịch Y Clur cầm đầu..Tuy nhiên nhóm quân của Y Mot lại ‘tin’ vào Patton hơn (?). Trong lúc đang thương thuyết, một GMC chở đầy người Việt bị bắt trói vào làng..Loạn quân sửng sốt đứng nhìn, không phản ứng khi Patton, Gillespie và Jhon Níé tự đến cắt dây trói cho các người bị bắt và tuyên bố họ được Chính phủ Mỹ bảo vệ..Hành động can đảm và quyết tâm của toán SF  gây sự chia rẽ trong đám loạn quân : nửa muốn rút và nửa muốn tiếp tục kháng cự..

  Lệnh của Patton là loạn quân phải rút về Buon Sar Pa..  7 giờ 30 sáng, cuộc thương thuyết còn chưa xong, và nhóm SF dự tính ngưng và ra khỏi làng thì Đại tá Freund đến Buon M’Bre và dùng tiếng Pháp.. thuyết phục Già làng đại diện.. cho loạn quân.. Già làng chỉ trả lời liên tục “Oui Mon Colonel”.. Đúng lúc đó (do tính trước) hai khu trục T-28 của KQVNCH tử Nha Trang đến, trang bị bom bên cánh, đã bay thấp qua.. làng ! Đám lãnh tụ đang mất tinh thần.. Patton và Gillespie ra lệnh cho đám quân lính : “Về Buon Sarpa.. !” và đám loạn quân theo lệnh lên xe .. về lại Trại ! Th tá Patton cùng đi với một thủ lãnh loạn quân vế BMT để thương thuyết với Chính phủ VN. Các quân SF còn lại, kể cả Đ Tá Freund dùng Jeep đi theo hộ tống loạn quân về Buon Sar Pa..

    Cuộc thương thuyết thứ nhì diễn ra tại Buon Sarpa :

  Ngay khi đến Trại Buon Sar Pa, việc đầu tiên của Đại tá  Freund là cắt dây trói cho Đại úy Chư và đưa Ông lên trực thăng bay đi trước sự giận dữ (nhưng không dám phản ứng) của quân nổi loạn..Họ tạm giữ hai Ông Freund và Spears trong hai ngày 21-22 chờ thương thuyết đang diễn ra tại BMT..

   Tuy nhiên, khi Trung đoàn 47 tiến quân bao vây Buon Sar Pa cùng khu trục T-28 bay trên Trại.. Đại tá Freund đã thành công trong việc thuyết phục loạn quân buông võ khí thả hết con tin ngày 28 tháng 9..

image-15

                                 Trại Buon Brieng :  Lính nổi loạn nghe thương thuyết   

(trong thời gian đó

Thiếu tá Brooks cùng Đ tá Spears (Chỉ huy trưởng SF tại VN) dùng trực thăng bay vào Buon Sar Pa, phối hợp với các Sĩ quan SF đang có mặt. Gillespie và Jhon Níé bay trở về Buon Brieng..Tại Trại, sau khi tạm ổn : Đ úy Trường và các quân nhân LLĐB VN theo lệnh Tướng Có rời Trại..

    Sáng 23 tháng 9 : Gillespie và Jhon Níé bay về BMT, phúc trình tình hình ; trong khi Níe ở lại BMT, Gillespie và Darnell (từ Buon Sar Pa) cùng về Saigon phúc trình cho Giới chức MACV gặp các Tướng Westmoreland và Stilwell rồi gặp Đại Sứ Maxwell Taylor cùng Phó đại sứ Alexis Johnson… Trong thời gian Gillespie ở Saigon : Tòa Đại sứ Mỹ và MACV đã phác họa kế hoạch dùng Lực lượng tại Nha Trang để giải thoát các con tin Mỹ và Việt Nam (Hành quân SNATCH) đang bị giữ tại các Trại..

Tại Buon Brieng, toán SF còn lại cũng lên kế hoạch rút trong trường hợp quân VNCH tấn công vào Trại..

  Do sự đồng ý của Chính quyền VNCH, các lãnh tụ nổi loạn.. không bị truy tố và quân nổi loạn khi rút (nếu muốn) sang Căn cứ Fulro tại Camp Rolland bên đất Miên cũng không bị truy đuổi..

   Ngày 27 tháng 9 , mọi việc trở về bình thường nhưng để lại nhiều hệ lụy..

4 Sĩ quan SF chỉ huy 4 Trại bị cách chức và trả về Okinawa cùng Fort Bragg, Gillespie được Tướng Westmoreland can thiệp, giữ nguyên chức vụ , cho đến khi mãn nhiệm kỳ

  Các Trại LLĐB liên hệ đến cuộc nổi loạn đều lần lượt bị đóng cửa trong vòng một năm sau : Bon Sar Pa đóng đầu tiên ngày 1 tháng 11 năm 1964

  • Ban Don bị dẹp bỏ ngày đầu năm 1965 (quân chuyển sang Trại Suoi Doi) ; Bu Prang ngày 15 tháng Giêng (Quân bị giải tán, một số ‘đáng tin’ được chuyển sang Trại An Khê). Trại Bu Prang bị san bằng, được xây dựng lại hoàn toàn mới vào tháng Giêng 1970
  • Buon Mi Ga bỏ ngày 28 tháng 5, quân còn lại phân tán và chuyển về Buon Ea Yang 28km Đông  BMT và  48km Tây Khánh Dương ; Buon Ea nang cũng đóng  vào tháng 10/65 và di chuyển về Trảng Sụp.
  • Riêng Buon Brieng, tuy không tham dự cuộc nổi loạn nhưng dưới áp lực của Chính phủ VNCH, cho rằng Trại có quá nhiều CIDG nội ứng cho Phong trào Fulro, không thể tin tưởng, nên cũng bị đóng cửa vài tháng sau (tháng 12-1964) ..Toán SF tại đây đổi về Bảo Lộc

   Các đơn vị CIDG bị phân tán,và CIDG không còn giữ những đơn vị chỉ có quân từ một bộ tộc nhưng bắt buộc pha trộn các bộ tộc khác nhau.

                                                          Trần Lý  2/2021

(Xin đọc tiếp các bài về Fulro và về CIDG.. )

Ghi chú :

  1. : CIDG = Civilian Irregular Defense Group (Dân sự Chiến Đấu)  Chỉ xin ghi nhận về tổ chức của Lực lượng này trong giai đoạn khởi đầu đến thời điểm xảy ra vụ nổi loạn:

   Tháng 2 năm 1962, Toán A-113 của Lực lượng Đặc Biệt Mỹ (Special Force=SF), do Đại úy Ronald Shackleton  chỉ huy đã đến Buon Enao, một làng Rhade gần Đông-Bắc Thị xã Ban Mê Thuột thử nghiệm một chương trình tuyển mộ , có trả lương, cho các thanh niên Rhade thành nhóm tự vệ võ trang , tự bảo vệ buôn làng chống sự xâm nhập của VC, về thu thuế, thu lương thực..Sau đó một lực lương.. tinh nhuệ hơn được tuyển mộ làm thành nhóm “xung kích”. võ trang mạnh hơn, giúp tiếp trợ các dân làng  ‘tự vệ’ khi họ bị VC tấn công..Chương trình (Village Defense Program =VDP) tỏ ra khá thành công và hữu hiệu trong việc ngăn chặn VC về phá rối…Dưa theo mô hình này và kinh nghiệm thu được Đại tá George Morton (chỉ huy chiến thuật của MACV) đã đưa kế hoạch phát triển về xin phép Ngũ Giác Đài.. Đến tháng 8-1962 , 5 Toán A của SF đã tổ chức được chương trình ‘Tự vệ’ tạ 200 làng Thượng quy tụ được 10 ngàn người Rhade thành hàng ngũ. Từ Buon Enao (A-113)  đưa đến Buon Ho (A-213), Buon MiGa (A-214); và Buon Dan Bak (A-334) sau đó 5th SF lập thêm Ban Don (A-2).

 Các toán xung kích của VDP phát triển và Chương trình CIDG thành hình.. Giai đoạn này các Trại chỉ là những nơi đóng quân , đơn giản đề các nhân viên CIDG có nơi trú ngụ gần các làng của họ..

  Cuối 1962, Chương trình CIDG được mở rộng thêm và tuyển mộ thêm các thanh niên Jarai và Mnong (Bù nong). tại Tỉnh Darlac.

   Doanh trại cũng thay đổi : Các Trại dọc biên giới trở thành Trại Biên phòng nên được xây dựng vững chắc hơn.

Chương trình phát triển đã đặt ra một số vấn đề về điều hành và hành chính phức tạp :

  • Nhân viên CIDG do người Mỹ trực tiếp tuyển mộ và trả lương ; võ khí và trang bị quân sự do SF trang bị (cũng trực tiếp, không qua VNCH). Nhân viên CIDG không bị buộc đi quân dịch và.. lương thông dịch viên.. do Mỹ trả cao gấp 5 lần quân nhân VN
  • Điều hành ‘Trại’ trên thực tế là do các Toán SF Mỹ, nhưng vì lý do ‘chính trị’ nên bên cạnh các Toán SF luôn có một Toán LLĐB VN.. làm ‘cảnh’..( Các va chạm thường xuyên giữa SF và LLĐB VN khiến sự cộng tác Mỹ-Việt rất giới hạn… Việc phát lương nhân viên tạo nhiều mâu thuẫn.. SF tìm ra những vụ nhân viên ma, phát lương hai lần.. nên SF dành quyền phát lương trực tiếp qua thông dịch viên. Nhân viên CIDG Thượng.. không theo lệnh LLĐB Việt ! CIDG, do tuyển mộ không điều tra lý lịch, đã có nhiều cán bộ CS trà trộn; bỏ ngũ dễ dàng, tái đăng và đổi trại vô điều kiện..

(Các đụng chạm và tiêu cực trên ghi theo “Lực lượng Đặc Biệt” giữa Những Tổ chức Chiến Tranh không quy ước”  của Trung Tá Phan Bá Kỳ trang 99)

  1. Bộ tộc Mnong : Bộ tộc thiểu số sinh sống tại Vùng Darlac(VN) và Đắc Nông và Đông-Bắc Miên.Người Pháp gọi là nhóm Dega; có tập tục đặc biệt là “ Cà răng căng tai” Thích gọi tên là Người Bù Nong.
  2. Nguồn: Cảm ơn Mr. TL chuyền bài
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn