Phát hiện hóa thạch sinh vật lâu đời nhất trên cạn

Thứ Hai, 08 Tháng Hai 20213:00 CH(Xem: 2664)
Phát hiện hóa thạch sinh vật lâu đời nhất trên cạn

Các nhà khoa học tìm thấy một hóa thạch hiếm của vi sinh vật có khả năng là nấm sống vào cuối kỷ băng hà cách đây 635 triệu năm.

Hóa thạch vi khuẩn dạng sợi, có khả năng là một loài nấm cổ, ở Trung Quốc. Ảnh: Andrew Czaja.

Hóa thạch vi khuẩn dạng sợi, có khả năng là một loài nấm cổ, ở Trung Quốc. Ảnh: Andrew Czaja.

Trong báo cáo trên tạp chí Nature Communications hôm 28/1, các nhà nghiên cứu từ Viện Đại học Bách khoa Virginia (Virginia Tech) của Mỹ và Viện Khoa học Trung Quốc (CAS) nhấn mạnh đây là hóa thạch sinh vật trên cạn lâu đời nhất từng được tìm thấy. Nó đã hiện diện trên Trái Đất sớm hơn gấp ba lần so với những loài khủng long đầu tiên.

Hóa thạch của sinh vật được khai quật trong các hốc đá trầm tích dolomite tại hệ tầng địa chất Doushantuo ở miền nam Trung Quốc. Mặc dù Doushantuo nổi tiếng là một điểm nóng hóa thạch, đây mới là mẫu vật đầu tiên được tìm thấy ở tầng đáy dưới của đá dolomite. Nhóm nghiên cứu vẫn chưa chắc nó có phải là một loài nấm hay không, nhưng có nhiều bằng chứng về sự tương đồng giữa chúng.

"Đó là một khám phá tình cờ. Chúng thấy một vài sợi dài giống như sợi chỉ - một trong những đặc điểm chính của nấm. Đó là thứ mà các nhà khoa học đã tìm kiếm từ lâu. Nó sẽ rất hữu ích cho việc nghiên cứu lịch sử biến đổi khí hậu và sự tiến hóa ban đầu của sự sống", Tiến sĩ Tian Gan từ Virginia Tech, đồng tác giả của nghiên cứu, nhấn mạnh. "Khám phá này là chìa khóa để tìm hiểu nhiều bước ngoặt trong suốt lịch sử Trái Đất, bao gồm thời kỳ Ediacara và sự phát triển của nấm trên mặt đất".
diacara là một kỷ địa chất trong đại Tân Nguyên Sinh kéo dài từ khoảng 635 đến 542 triệu năm trước. Khi thời kỳ Ediacara bắt đầu, Trái Đất vừa trải qua một kỷ băng hà thảm khốc và bắt đầu phục hồi. Vào thời điểm đó, bề mặt các đại dương bị đóng băng tới độ sâu hơn một km - một môi trường khắc nghiệt đối với hầu hết sinh vật. Các nhà khoa học tự hỏi bằng cách nào mà sự sống lại trở lại bình thường và làm thế nào mà sinh quyển có thể phát triển lớn hơn, phức tạp hơn bao giờ hết.

Với hóa thạch mới trong tay, Tian cùng các cộng sự chắc chắn rằng những sinh vật hang động siêu nhỏ này đã đóng vai trò quan trọng trong việc tái tạo môi trường trên cạn vào thời kỳ Ediacara.

Cụ thể, nấm có một hệ thống tiêu hóa độc đáo, giúp chuyển hóa các chất dinh dưỡng quan trọng. Sử dụng enzyme tiết ra môi trường, chúng có thể phá vỡ đá và các chất hữu cơ khó phân hủy khác về mặt hóa học.

"Nấm có mối quan hệ tương hỗ với rễ của thực vật, giúp chúng huy động các khoáng chất, chẳng hạn như phốt pho. Do có mối liên hệ với thực vật trên cạn và các chu trình dinh dưỡng quan trọng, chúng có ảnh hưởng thúc đẩy quá trình phong hóa, sinh hóa, sinh địa hóa toàn cầu", Tian cho biết thêm.

Các nghiên cứu trước đây cho rằng nấm và thực vật chỉ hình thành mối quan hệ cộng sinh khoảng 400 triệu năm trước, nhưng khám phá này có thể đẩy lùi mốc thời gian về sớm hơn gấp rưỡi.

Đoàn Dương (Theo Science Daily)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn