Phát hiện tượng người ẩn trong nhà thờ hơn 400 năm

Thứ Năm, 07 Tháng Giêng 20219:00 SA(Xem: 3244)
Phát hiện tượng người ẩn trong nhà thờ hơn 400 năm

AnhTượng thạch cao từ thế kỷ 14 với những đường nét tinh xảo và từng sơn màu rực rỡ ẩn sau cây đại phong cầm suốt nhiều thế kỷ.

Nhà bảo tồn nghiên cứu bức tượng cổ trong nhà thờ St. Wilfrid. Ảnh: Ian Hodgkinson/PictureIt Media.

Nhà bảo tồn nghiên cứu bức tượng cổ trong nhà thờ St. Wilfrid. Ảnh: Ian Hodgkinson/PictureIt Media.

Tượng thạch cao mô phỏng người được phát hiện trong quá trình sửa chữa nhà thờ St. Wilfrid xây từ thế kỷ 10 ở làng Barrow upon Trent, Derbyshire, Anh, Ancient Origins hôm 28/12 đưa tin. Các nhà khoa học cho rằng bức tượng tồn tại từ khoảng năm 1348 và khắc họa John de Belton, một thầy tu địa phương chết trong lúc bảo vệ giáo dân khỏi đại dịch Cái chết đen. Như vậy, đây là tượng thạch cao thầy tu cổ xưa nhất từng phát hiện ở Anh.

Người trông coi nhà thờ Anne Heathcote cho biết, họ phát hiện bức tượng khi di dời một cây đại phong cầm. Các nhà bảo tồn xác nhận nó sử dụng nhiều sơn Trung Cổ hơn bất cứ bức tượng mô phỏng người nào trong vùng. Heathcote nhận xét đây là phát hiện hiếm có, thú vị và vượt ngoài mong đợi.

"Khi mới hoàn thành, chắc hẳn bức tượng rất tươi sáng và sặc sỡ. Các chuyên gia đã tìm thấy vết sơn đỏ đậm, xanh lam nhạt, đen, xanh lá cây và vàng kim. Tượng John de Belton mặc áo thầy tu và được một người thợ tài hoa điêu khắc vô cùng tinh tế", Heathcote nhận xét. Bức tượng cũng có phần trang trí tỉ mỉ. Đầu thầy tu được các bàn tay thiên thần nâng lên, dưới chân là một con chó đang nằm nghỉ.

Advertising
Ads by

Tuy nhiên, quân lính của vua Henry VIII đã hủy khuôn mặt của bức tượng trong phong trào cải cách vào thế kỷ 16. Hai bàn tay chắp lại trong tư thế cầu nguyện bị chặt, thiên thần phía trên đầu cũng bị đập vỡ. Sau đó, bức tượng được giấu sau đàn đại phong cầm cổ xưa suốt hàng trăm năm.

Các chuyên gia đang tiến hành phục hồi tượng thầy tu. Họ dự định đặt nó trong hộp kính bảo vệ với gương phía sau để khách tham quan có thể nhìn thấy cả hai mặt của bức tượng.

Thu Thảo (Theo Ancient Origins)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn