Tranh vẽ Phật ẩn trong ngôi đền Nhật Bản

Thứ Tư, 09 Tháng Mười Hai 20209:00 CH(Xem: 2913)
Tranh vẽ Phật ẩn trong ngôi đền Nhật Bản

Công nghệ camera hồng ngoại giúp các nhà nghiên cứu biết tới sự tồn tại của 8 bức tranh mô tả những vị Phật đang phổ độ chúng sinh trong đền Saimyoji.

Hình vẽ trên các cây cột ở đền Saimyoji  Ảnh: Ancient Origins.

Hình vẽ trên các cây cột ở đền Saimyoji Ảnh: Ancient Origins.

Nhóm chuyên gia về nghệ thuật Nhật Bản, bao gồm Noriaki Ajima ở Đại học Hiroshima và Yukari Takama ở Đại học Osaka Kyoiku, phát hiện các bức tranh tại đền thờ Saimyoji tại thị trấn Kora thuộc quận Shiga. Ngôi đền có niên đại ít nhất từ thời Kamakura (thế kỷ 12 - 13). Các chuyên gia tìm thấy những tác phẩm nghệ thuật về chủ đề Phật giáo sau khi chụp ảnh hồng ngoại gian chính của đền thờ. Phương pháp này cho phép họ quan sát hình ảnh không thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Nhờ ảnh hồng ngoại, các nhà nghiên cứu có thể phát hiện hình vẽ ẩn giấu bên dưới lớp muội đen trên những cây cột. Tổng cộng, họ tìm ra 8 bức tranh. Ảnh chụp hé lộ hình 4 vị Phật trên mỗi cây cột. Các cây cột nằm ở mặt trái và phải của bệ an trí tượng Phật (shumidan). Đây là khu vực đặt tượng thờ chính của ngôi đền cùng với nhiều tượng Phật đứng.

4 vị Phật trên mỗi cây cột được vẽ theo hai hàng. Mỗi hình vẽ cao khoảng 15,24 cm. Phía sau họ là hình đám đông dân chúng. Trong các bức tranh, những vị Phật được mô tả theo phong thái tự nhiên, sử dụng màu sắc tươi sáng. Nhóm nghiên cứu còn phát hiện một số họa tiết trang trí ở góc phía trên cây cột.

Advertising
Ads by

Trước đây, các chuyên gia đã biết có tranh Phật giáo trên cột nhưng không thể nghiên cứu kỹ lưỡng do vị trí cột ở gần bệ thờ. Số lượng tượng nhiều gây khó khăn cho công tác kiểm tra. Tuy nhiên, số tượng này được đưa đi triển lãm trong những tháng gần đây, tạo cơ hội cho nhóm nghiên cứu chụp ảnh hồng ngoại các cây cột.

Ajima và Takama cho rằng những bức tranh ra đời vào thời Trung Cổ, cụ thể là nửa cuối thế kỷ 7 dưới thời Asuka (năm 592 - 710). Tuy nhiên, giáo sư Yoshitaka Ariga ở Đại học Nghệ thuật Tokyo không đồng ý với suy đoán này. Ông cho rằng chủ đề và thành phần của các bức tranh cho thấy chúng thuộc về thời kỳ khác. Ariga cho rằng nhóm nghiên cứu cần kiểm tra lại phát hiện của họ.

An Khang (Theo Ancient Origins
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn