Cuộc chiến của ai?

Thứ Sáu, 26 Tháng Giêng 20185:00 SA(Xem: 11058)
Cuộc chiến của ai?

Có lẽ không có ai bước ra khỏi cuộc Chiến tranh Việt Nam với một tiếng xấu như Quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Rất lâu trước khi cuộc chiến chấm dứt, những người lính của QLVNCH đã trở thành những người phải đưa đầu chịu tội cho những tổn thất của Mỹ, một hình mẫu rập khuôn mà đã tìm được đường đi vào trong giới văn hóa hàn lâm và đại chúng. Chúng tôi được nghe thuật lại rằng họ là những người nhút nhát không có khả năng, thường hay trốn tránh nhiệm vụ của họ, để lại công việc khó khăn cho người Mỹ.

Là một sinh viên Việt Nam tại một trường Đại học Mỹ với một kho lưu trữ lớn về lịch sử qua lời kể lại, đã được ghi lại và thâu âm, tôi có một cơ hội độc nhất để đào sâu hơn, để tìm ra mọi con đường cho thấy rằng câu chuyện đó là nông cạn và không công bằng. Độc nhất, vì nó không nhằm chỉ ra rằng những người lính Mỹ đã sai lầm mà tôi đã đi từ câu chuyện này sang câu chuyện khác của các cựu chiến binh Mỹ nói về tình can đảm và hiệu quả của người anh em đồng minh, quân nhân Nam Việt Nam.

Lính TQLC của Đại đội E, Tiểu đoàn 2 với quân nhân của QLVNCH trong một lúc tạm nghỉ tuần tra gần Đà Nẵng năm 1965. tt2%20nguyen%20dang%20hoa%20trans

<p align="justify">
<p>Như một vết thương bưng mủ. Sau những ngày tháng nhức nhối từ thể xác đến tâm hồn, tôi phải nhờ rượu để tìm quên trong những đêm khuya thanh vắng !</p>
<p>Nằm trăn trở mãi vẫn không tìm được giấc ngủ. Thức để mà nhận chịu những dày vò, những oan khiên của cuộc đời !</p>
<p>Tôi thường bắt gặp những cơm mơ khủng khiếp hãi hùng qua những trận đánh từ Căn cứ Phượng Hoàng rút về Căn cứ Ái Tử, tỉnh Quảng Trị, trong những ngày mùa Hè Đỏ Lửa 1972.</p>
<p>Như những thước phim “hú tim” được từ từ quay lại…</p>
<p>Tiểu đoàn 1 Quái Điểu Thủy Quân Lục Chiến vừa rời khỏi Căn cứ Phượng Hoàng chưa được 2 cây số, đã bị một trận mưa Pháo. Các loại hỏa tiễn 122 và đại pháo tầm xa 230 ly được Việt cộng rãi đều trên hướng tiến quân của ta.</p>
<p>Cả Tiểu đoàn nằm phơi mình trên những ngọn đồi Sim trọc lóc. Có những lúc tưởng chừng như tan vỡ, như chôn vùi người lính trận !</p>
<p>Địa thế trống trải, các Tiền sát viên của địch có thể đếm từ đầu người. Tiểu đoàn phải nằm chịu trận coi như “Trời kêu ai nấy dạ !”</p>
<p>Thiếu tá Nguyễn Đằn Tống, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1 Quái Điểu đã bị thương ngay những loạt pháo đầu. Vết thương nơi cổ đã không cho phép ông ở lại chiến trường chỉ huy đơn vị.</p>
<p>Lúc này đã 2 giờ 45 trưa. Nhưng mặt trời vẫn còn đang ngủ vùi trong những áng mây. Trời tháng 4 cho nên sương mù luôn luôn bao phủ miền địa đầu giới tuyến Quảng Trị. Những cơn mưa phùn hùa theo những cơn gió Lào từ Khe Sanh thổi về làm xốn xang lòng người. Những hàm răng vổ nhịp theo từng cơn gió rít !</p>
<p>– “Rét run người mà vầng trán vẫn ướt mồ hôi!”</p>
<p>Lữ đoàn 147 Thủy Quân Lục Chiến đang đóng tại Căn cứ Ái Tử đã xử dụng toàn bộ hệ thống hỏa pháo trong tay tiếp cứu cho Tiểu đoàn 1.</p>
<p>Máy bay đã không tham dự để yểm trợ được vì sương mù dày đặc.</p>
<p>Tôi được Đại tá Nguyễn Năng Bảo, Lữ đoàn trưởng, Lữ đoàn 147 gọi máy cho lệnh, chuẩn bị hành trang lên đường thay thế Thiếu tá Tống.</p>
<p>Di chuyển bằng đường bộ, dùng xe Jeep cơ hửu.</p>
<p>Tôi, Hạ sĩ Bùi Lự tài xế và Hạ sĩ 1 Ngữ cận vệ. 3 thầy trò chạy bạt mạng vào nơi ngọn đồi mà địch đang pháo !</p>
<p>Vừa đến nơi chỉ kịp bắt tay cựu Tiểu đoàn trưởng và một cuộc bàn giao miệng vắn tắt vì tình hình không cho phép “khui sam banh” hay diễn văn hoan hô, ủng hộ !… Ông liền xử dụng xe của tôi để chạy về Căn cứ Ái Tử.</p>
<p>Một cuộc bàn giao “Vô tiền khoáng hậu” nhanh như thời gian chạy nước rút 500 thước ! Tôi cũng chưa biết danh hiệu Truyền tin của các Đại đội gọi như thế nào ? Từ hướng Tây, phía mật khu Ba Lòng chiến xa địch đã lố nhố xuất hiện và đang tiến về hướng Tiểu đoàn chúng tôi ! Bất giác tôi nhìn lên trời và thầm hỏi ông:</p>
<p>– Trời ơi ! Có phải đây là một thử thách ?</p>
<p>Có thể cuộc đời lính của tôi sáng chói hay chôn vùi qua trận thử lửa này. Tôi gọi anh lính Truyền tin, kêu các thẩm quyền vào đầu máy gặp tôi. Lấy lại bình tỉnh trong lời nói đầu nơi đơn vị mới:</p>
<p>– Sao mai đây Hương Giang.</p>
<p>Vừa nghe tiếng tôi các Đại đội trưởng thứ tự trả lời. Tôi nói vắn tắt là tôi được cấp trên chỉ định ra thay thế Thiếu tá Tống vừa mới bị thương. Ước mong các bạn hãy cùng tôi nêu cao uy danh của Gia đình Quái Điểu. Giờ họ mới biết là Tiểu đoàn trưởng cũ của họ bị thương.</p>
<p>Sau khi các Đại đội trưởng chúc mừng tôi hoàn thành tốt đẹp trong nhiệm vụ mới, tôi ra lệnh cho các Đại đội kiểm soát lại đội hình và tạm phòng thủ khu vực hiện tại. Tiểu đoàn được tăng phái Chi đoàn 2/20 chiến xa M-48 và Chi đoàn 3/17 Thiết Vận xa M-113. Các đơn vị trưởng này cũng đã từng ngồi nhậu với tôi tại Quán cô Hoa ở Quảng Trị lúc tình hình còn tốt đẹp. Chúng tôi đã uống đến những chai bia cuối cùng, vì vậy tình cảm rất là chan hòa thắm thiết. Vừa nghe tiếng của tôi, họ đã “Welcome” liền. Hạ hồi phân giải. Tôi nói:</p>
<p>– Các ông chỉnh đốn gấp lại đội hình, sẵn sàng nghinh chiến ! Phen này chúng ta chỉ còn “một lựa chọn” Xanh cỏ hay Đỏ ngực” thôi.</p>
<p>Ông Trời đã thương tôi qua trận thử lửa đầu tiên trong cuộc đời làm Tiểu đoàn trưởng. Ông đã xé tan những cụm mây xám đang bao phủ bầu trời ra từng mảnh nhỏ và nhìn chúng tôi nở nụ cười bao dung ấm áp. Nắng đã về mang theo từng đoàn “chim sắt” vào vùng hành quân tham chiến. Hải pháo đậu dọc biển Đông cũng tham gia chia phần thắng lợi với Gia đình Quái Điểu.</p>
<p>Chiếc phi cơ quan sát OV.10 đã quần thảo, hướng dẫn đoàn phản lực Plantom đánh rất chính xác vào đầu địch. Vì là đồi trọc nên các mục tiêu nhìn thấy rõ ràng. Thường thường những phi công quan sát OV.10 là những Sĩ quan cao cấp của Không quân Hoa Kỳ đóng tại Thái Lan. Họ vừa hướng dẫn vừa chỉ huy trận địa. Qua hệ thống Cố vấn Mỹ tôi theo dõi:</p>
<p>– Cổ Da 1 đây Búa Tạ 15</p>
<p>– Búa Tạ 15 Cổ Đa 1 nghe</p>
<p>– Hướng 1700, 3 chiến xa Việt cộng núp bên kia đồi đang từ từ tiến về phía anh.</p>
<p>– Cổ Da 1 nhận rõ.</p>
<p>Tôi gọi Chiến đoàn 2/20 chiến xa M-48 và Chiến đoàn Thiết vận xa M-113 cho họ biết tình hình địch, hướng súng về phương giác trên. Chiến đoàn 2/20 chiến xa M-48 là Chiến đoàn xuất sắc nhất của Binh chủng Thiết Giáp Vùng 1 Chiến Thuật. Những bộ máy nhắm điện tử còn nguyên vẹn, nên họ tác xạ rất nhanh và chính xác. Họ bắn 3 viên chiến xa T.54 của Việt cộng mới bắn được 1 viên. Hễ khi mục tiêu lọt vào chữ thập là đưa “cua Bác” vào chảo rang ! Thiếu tá Xứng, Chi đoàn trưởng nằm bệnh viện và Chi đoàn phó vợ bị đau nặng đang nghỉ phép. Nên Trung úy Tôn Thất Đàn chỉ huy. Ông là Trưởng ban 3 Chi đoàn. Trung úy Đàn thường phối hợp hành quân với tôi từ trước. Tuổi treœ, hoạt động hăng say không biết mệt mỏi. Giờ này cờ đến tay nên ông ta phất rất đẹp. Ngay phút đầu 3 chiến xa địch vừa bò lên đỉnh đồi đã bị Chiến đoàn 2/20 bắn nổ tung và bốc cháy. Chiếc quan sát cơ đếm “Hai” và ông ta tiếp:</p>
<p>– Thành thật khen ngợi.</p>
<p>– Đại úy Ngãi, Chiến đoàn trưởng 3/17 cũng nóng lòng muốn lập chiến công tặng tôi. Trên chiếc xe M-113 của ông được thiết kế 1 khẩu đại bác 105 ly. Ông cũng xin góp phần vào bữa ăn chiều một con cua rang muối. Tiếng người phi công quan sát tiếp tục đếm “Ba” !</p>
<p>Vừa mới đếm 3, giọng ông hấp tấp tiếp:</p>
<p>– Cổ Da 1 đây Búa Tạ 15. Dưới chân đồi thẳng hướng Bắc, 2 chiến xa địch rất gần ông phải cẩn thận.</p>
<p>Tôi báo cho Trung úy Tôn Thất Đàn thì ông cho biết:</p>
<p>– Nếu nó quá gần xin nhường lại cho Hương Giang xử nó đi.</p>
<p>Còn 2 con khác cứ lúc ẩn lúc hiện, tôi bực mình quá. Đang tính “hôn” nó đây. Mấy lần sắp “kề môi” là nó vượt thoát lẩn tránh khỏi chữ thập của máy nhắm.</p>
<p>Tôi chỉ thị cho Bồng Sơn (Đại úy Bùi Bồn, Đại đội trưởng Đại đội 1) theo dõi 2 con cua gần Đại đội của anh thì nghe 2 tiếng nổ chát chúa. Giọng ông hét trên máy SCR.25:</p>
<p>– Hương Giang đây Bồng Sơn.</p>
<p>Giựt ống nghe trên tay người lính Truyền tin tôi đáp:</p>
<p>– Hương Giang tôi nghe.</p>
<p>– Trình Đại Bàng 2 chiến xa địch đã vướng bãi mìn của Đại đội tôi đặt từ trước.</p>
<p>Một giọng cười khoái trá từ chiếc quan sát cơ và đếm “Năm” !</p>
<p>Tinh thần Binh sĩ trong Tiểu đoàn lúc nầy đã ổn định, họ tiếp tục quần thảo với những toán bộ binh địch tùng thiết theo những chiến xa giờ như không hồn, cháy đen. Từng toán bị đốn ngã giữa những lạc loài hoang mang vô định, họ chẳng biết chạy về đâu ? Trên đầu từng đoàn chim sắt tiếp tục đội bom có lúc họ bay rất thấp để tác xạ vào những toán địch đang tìm đường rút lui. Phi cơ phản lực cũng góp phần vào chiến thắng nâng số chiến xa của địch bị đốn ngã lên con số 7.</p>
<p>Tôi được lệnh của Đại tá Lữ đoàn trưởng 147 phải rút gấp về phòng thủ bên trong Căn cứ Ái Tử.</p>
<p>Trời đã về chiều, chiến trường chỉ còn nghe lác đác những tiếng súng M-16 của ta thu dọn chiến trường, như tiếng pháo đốt trong đêm 30. Giờ tôi mới có thì giờ để ngắm những cánh sim tím chạy dài trong bóng tối. Đẹp tuyệt vời !</p>
<p>Với 7 chiến xa và một số vũ khí tịch thu được, với khoảng hơn 50 tên địch nằm rãi rác trên các ngọn đồi Sim. Đó là món quà mà Gia đình Quái Điểu tặng tên lính tân binh vừa mới đáo nhậm đơn vị chưa được 6 tiếng đồng hồ. Trung tướng Lê Nguyên Khang, Tư lệnh Thủy Quân Lục Chiến đã gọi máy khen ngợi chiến công Tiểu đoàn 1 Quái Điểu và cá nhân “Con đại bàng nho nhỏ” ở lần thử lửa đầu.</p>
<p>Tiểu đoàn vừa về đến Căn cứ Ái Tử. Trám xong tuyến phòng thủ trời đã tối đen. Mưa lại bắt đầu rả rích rơi. Chiếc áo Field Jacket đã ướt đẵm từ lúc nào, giờ đã thấm lạnh.</p>
<p>Thua trận vừa rồi, Sư đoàn 320 Sao Vàng lồng lộn, điên tiết. Họ đã cho thay toán quân bị đánh tan tác buổi chiều bằng một toán quân khác tinh nhuệ hơn và chúng liền bám sát chúng tôi. Vừa đóng quân bên ngoài Căn cứ Ái Tử trực diện với chúng tôi ở khoảng cách 800 thước. Chúng cho đào công sự phòng thủ có cả thiết giáp đi theo để yểm trợ.</p>
<p>Trên không phận Ái Tử, chiếc Vận tải cơ C.130 đang bao vùng thả trái sáng và tiếp tục yểm trợ theo yêu cầu của Tiểu đoàn. Như một con rồng lửa khạc ra từng lằn đạn lửa kéo dài trông rất ngoạn mục, kể cả loại đạn đại bác 40 ly chống chiến xa được thiết trí trên phi cơ, đang được cố vấn Mỹ Tiểu đoàn điều khiển bắn chính xác vào đầu địch.</p>
<p>Tình hình mỗi lúc một căng thẳng, địch đã được điều động đến bao vây Căn cứ Ái Tử. Chúng bu đen như đàn ruồi quanh miếng mật.</p>
<p>“Mật có ngọt thì ruồi mới chết nhiều”.</p>
<p>Tôi gọi máy về Lữ đoàn xin B.52 dội bom. Song song với tôi Cố vấn Mỹ cũng chuyển tiếp đơn xin.</p>
<p>Phi công OV.10 lại tiếp tục vào vùng. Giọng ống ta vui hơn buổi chiều, khi nhận được tin từ Cố vấn Mỹ Tiểu đoàn cho biết kết quả trận đánh. Đang nói chuyện bỗng dưng các máy truyền tin đều bị phá rối, chỉ còn nghe tiếng o…o… Khoảng 3 phút sau đó, hàng trăm tiếng nổ long trời lở đất của loại bom 500 cân Anh, mà 3 chiếc B.52 vừa gởi tặng con cháu Bác. Những đám cháy, những tiếng nổ phụ mang niềm vui cho keœ bên này và nỗi đau khổ cho người bên kia! Mùi thịt nướng bị cháy cộng với khói thuốc nổ của bom đạn làm cho mọi người tỉnh ngủ, đề phòng. Tôi tin chắc thế nào bọn Việt cộng cũng phải trả thù, đòi lại số thiệt hại mà Tiểu đoàn 1 Quái Điểu đã gây cho họ.</p>
<p>Họ như những con thiêu thân lao vào ánh đèn đêm. Không cần nghĩ đến sự hy sinh oan uổng mà cấp chỉ huy Việt cộng bắt đồng đội của mình phải trả. Dù quá đắt nhưng miễn sao họ đạt được tiếng vang. Một thành tích giả tạo đôi khi do chính họ tự dựng lên.</p>
<p>Chỉ còn những người lính gác đang làm phận sự. Số còn lại của Tiểu đoàn đang mơ màng trong giấc điệp, vì suốt ngày dài tinh thần căng thẳng và thể xác rã rời, bởi những cuộc xung phong, rút lui ! Đôi lúc phải chạy giữa 2 lằn ranh sự sống và cái chết ! Chỉ một tích tắc phải trả giá của sự sai lầm bằng mạng sống của một con người !</p>
<p>3 giờ sáng, những cánh hỏa châu vẫn tiếp tục treo lơ lửng trên bầu trời. Việt cộng lúc này không còn sợ ánh sáng hay sợ ta quan sát. Chúng chẳng cần lợi dụng bóng đêm và chúng cũng phải nhờ ánh sáng để điều quân càng nhanh càng tốt.</p>
<p>Những chiến xa T.54 đang bò từ từ vào cổng phía Tây căn cứ Ái Tử. Sau khi chúng bắn sập 2 lô cốt, 3 chiến xa và toán đặc công đã lọt vào được bên trong Căn cứ. Vì Căn cứ quá lớn và Việt cộng ngơ ngáo như “Mán về Thành”, đã trở nên những chiếc bia di động cho các thiện xạ của ta trao đổi tay nghề.</p>
<p>2 chiến xa bị đốn ngã tại cổng vào khi chúng vừa ủi sập các con ngựa sắt, làm cản ngăn chận đứng các chiếc phía sau đã trở thành mục tiêu bất động cho con rồng lửa và chiến xa M-48 của ta.</p>
<p>6 chiếc T.54 đã nằm phơi mình ngay phòng tuyến và 2 chiếc còn nguyên vẹn bị ta bắt sống. Bộ binh Việt cộng tiếp tục bị đốn ngã bởi hàng chục cây đại liên đặt trên Thiết vận xa M.113.</p>
<p>Nằm trong hố phòng thủ kiến cố của Quân đội Hoa Kỳ để lại, Tiểu đoàn 1 Quái Điểu đã ngắm chính xác, loại từ tên địch, những đứa con nít mới 14 – 15 tuổi đời đã được Bác Đảng cho uống thuốc liều. Với những mỹ từ “anh hùng dỏm” được gắn trước ngực, chúng nhắm mắt lao vào cơn bão lửa của mùa Hè oan nghiệt 1972:</p>
<p>Những lầm lẫn tai hại hay một sự cố ý đã được xếp đặt từ trước ?</p>
<p>Cũng những ngày cuối tháng 4 năm 1972 khắt nghiệt, Sư đoàn 3 Bộ binh do Chuẩn tướng Giai làm Tư lệnh đã rút bỏ Quảng Trị một cách oan uổng trong khi quân số của Sư đoàn và các đơn vị tăng phái còn nguyên vẹn. Gồm Tiểu đoàn 1, 4, 8 của Lữ đoàn 147 Thủy Quân Lục Chiến, Liên đoàn 4, 5 và 15 của Biệt Động Quân, Thiết đoàn 20 chiến xa và Thiết đoàn 17 Kÿ binh cùng với lực lượng địa phương tỉnh Quảng Trị.</p>
<p>Khoảng gần trưa ngày 30/4/1972, một chiếc trực thăng Chinook khổng lồ đáp xuống Căn cứ quân sự Cố vấn Mỹ tỉnh Quảng Trị, bốc tất cả Cố vấn Mỹ và một số Bộ Tham Mưu Sư đoàn 3 ra Đệ Thất Hạm Đội trong sự sửng sốt của mọi người. Chắc chắn có một bàn tay lông lá nào đó đạo diễn trong bóng tối. Chứ Chuẩn tướng Giai với tinh thần trách nhiệm, Tư lệnh chiến trường, ông không dám hy sinh tỉnh Quảng Trị, để rồi phải gánh lấy trọng trách sau đó như chúng ta đã biết. Ông phải ra Toà án Quân sự!</p>
<p>Sau 13 năm nằm ấp. Đếm từng ngày trôi đi trong đớn đau buồn tủi của đời tù, tôi mới thấy thấm thía cho số phận của một nước nhược tiểu được sự che chở của một nước lớn, như Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ ngày trước !</p>
<p>Ngày 30/4/1972, Việt cộng đã thảm bại và kéo dài cho đến 30/4/1975 là do tinh thần yêu nước, dũng cảm, hy sinh chịu đựng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa ! Đáng lẽ nó đã bị chết yểu ngay từ tháng 4/1972, sau khi mất Quảng Trị.</p>
<p>Chỉ tội nghiệp cho những người lính Việt Nam Cộng Hòa phải trả bằng cái giá quá đắt ! Nhưng còn reœ hơn một số bạn bè đã gởi nắm xương tàn trên những ngọn đồi vô danh trong các trại tù từ Nam chí Bắc: Linh hồn họ vất vưởng muôn đời giữa rừng sâu núi thẳm.</p>
<p>Qua nhiều trận đánh kinh hoàng của mùa Hè Đỏ Lửa, số thiệt hại của Sĩ quan cao cấp không đáng là bao. Nhưng vào những ngày cuối cùng của cuộc chiến, Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến đã mất đi một số đơn vị trưởng đã một thời làm khiếp đảm quân thù như các anh Phúc, Tùng, Nam và tiếp nối những ngày tháng đen tối trong các trại tù Cộng sản lại mất thêm một số lớn như các anh Thức, Cát, Nhiều, Tống, Lượm, Hợp, Châu và vô số các cấp ở rải rác các trại tù mà tôi không thể nào nhớ hết. Tôi xin nhận lỗi vì sự thiếu sót này. Xin các bạn bổ túc tô điểm thêm vào Quân sử Thủy Quân Lục Chiến những anh hùng đã một thời làm rạng rỡ màu cờ Binh chủng.</p>
<p>Trong những lần họp mặt vào ngày sinh nhật Binh chủng 1/10 hàng năm, chúng tôi ngậm ngùi nuốt lệ, uống những giọt rượu đắng cay pha lẫn nước mắt nghẹn ngào. Các anh ra đi nhưng tên tuổi của các anh vẫn đầy ắp trong tim của mọi người dân quân Miền Nam, trong những trang sách báo trên thế giới, nơi nào có người Việt Nam là nơi đó đều nhắc đến những chiến công oai hùng của các anh. Những anh hùng đã âm thầm đi vào lịch sử mà không cần ai biết đến mình !</p>
<p>Nhưng chúng tôi không quên. Chúng tôi sẽ luôn luôn thắp sáng tên các anh. Các anh như những ngọn hải đăng hướng dẫn các con cháu mình định được hướng đi. Các anh còn là những con cọp biển gan lỳ đã trở thành huyền thoại cho các thế hệ mai sau. Mỗi lần nhắc đến ai ai cũng đều cúi đầu khâm phục, kính nể.</p>
<p>Cho tôi thêm một lần đọc lại tên các anh trong gió, trong mây, trong mưa, trong tuyết của một kiếp sống lưu đầy đang tha phương cầu thực ! Và chúng tôi cũng không quên một số các anh đã ra đi từ trước như: Nguyễn Thành Yên, Dương Hạnh Phước, Lê Hằng Minh, Nguyễn Văn Nho, Trần Văn Hoán, Phan Như Đơn, Trần Ba, Nguyễn Phát Roanh, Nguyễn Văn Nghiêm, Dương Ngộ, Nguyễn Văn Nghi, Nguyễn Mạnh Hùng, Lê Hữu Sanh, Phạm Khắc Dật, Châu, Nguyễn Ngọc Thụy, Nguyễn Văn Tiền, Nguyễn Đằng Phương, Lâm Tài Liên, Nguyễn Văn Sơn, còn và còn rất nhiều… chúng tôi đang thấp nén hương lòng cho các anh đây !</p>
<p>Đặc biệt nhất trong những ngày cuối năm 1996 lại một lần nữa Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến khóc tiễn đưa người anh cả của Binh chủng Trung tướng Lê Nguyên Khang. Ông đã thương em út hơn cả chính bản thân mình.</p>
<p>Các anh đã đi thay chúng tôi ghi danh vào quân sử.</p>
<p align="justify"><span style="color:#008000;"><i><b>MX Nguyễn Đăng Hòa</b></i></span></p>
<p align="justify">http://tqlcvn.org/chiensu/cs-td1-thulua-dautien.htm</p&gt;
<p align="justify">
” data-medium-file=”” data-large-file=”” />

Tất nhiên, tôi đã gặp nhiều người Mỹ có thái độ tiêu cực về QLVNCH. Nhưng nhiều người trong số họ là nhân viên ở tuyến sau, những người chưa từng bao giờ cùng chiến đấu với QLVNCH và, tôi nghĩ, rút ra những kết luận không chính xác từ những điều được nghe kể lại từ người khác. Những chuyện tiêu cực khác tập trung vào các khác biệt về văn hóa  nhiều hơn là vể bất cứ điều gì khác. Hơn một lần, họ nói về việc những người lính của QLVNCH có xu hướng nắm tay nhau khi ra trận. Một chuyên viên vô tuyến người Mỹ phục vụ ở Bình Dương năm 1967 không thể hiểu điều đó, ngay cả nhiều năm sau này: “Đó là một điều kỳ lạ đối với chúng tôi. Tôi không nghĩ rằng điều đó có ý nghĩa gì nhiều hơn việc họ chỉ là những người bạn thân thôi, và đó là những gì họ đã làm ở đó, nhưng nó trông rất kỳ lạ.”

Những cựu chiến binh Mỹ khác cũng cảm thấy kỳ lạ khi gia đình của quân nhân VNCH thường đi theo họ đến trại đóng quân. Như một người lính Mỹ suy ngẫm: “Phần lớn lực lượng này là những người thi hành nghĩa vụ. Họ ra trận với vợ con họ ở phía sau. Khi họ thiết lập vị trí phòng thủ ban đêm, nó giống như một đại gia đình ở đó. Họ không muốn ra ngoài và chiến đấu trong nhiều trường hợp. Họ chỉ muốn sống sót và chăm sóc cho gia đình của họ.”

Nhưng trong nghiên cứu của tôi, người ta có thể dễ dàng so sánh các đánh giá phê bình của người Mỹ với những tường thuật thân thiện, tích cực từ phía QLVNCH. Ví dụ như nhiều cựu binh thật sự thích có gia đình quân nhân QLVNCH ở gần và ca ngợi  thiện ý của vài người vợ sẵn sàng liều mạng sống của mình để đi lấy sản phẩm tươi sống từ các làng gần đó nhằm nấu ăn cho chồng và lính Mỹ. Những người khác thừa nhận rằng có thành viên gia đình ở gần có thể là một nguồn hỗ trợ tinh thần vững chắc cho các chiến sĩ QLVNCH, một lời nhắc nhở về việc họ đang chiến đấu cho những gì.

Nhìn chung, tôi nhận thấy rằng thái độ tích cực và một sự thông hiểu sâu sắc hơn của người Mỹ đối với các đồng minh VNCH của họ thường hay thành hình sau một thời gian dài sống, làm việc và chiến đấu chung với nhau, như trong “thời kỳ của những trận đánh lớn” năm 1967, khi các đơn vị Hoa Kỳ và Nam Việt Nam chiến đấu bên cạnh nhau. Sau một ngày chiến đấu gian khổ, nhiều người lính Mỹ nhớ lại rằng họ đã ngồi xuống với những người Việt cùng chiến đấu để nói về gia đình của họ, lôi những bức ảnh người thân ra khỏi túi ngực của họ. Nhiều người lính Mỹ dần nhận ra rằng không giống như thời hạn phục vụ có giới hạn là một năm hay 18 tháng của họ, hầu hết quân nhân Nam Việt Nam đều phục vụ vô thời hạn. Những người lính địa phương này đã phải chiến đấu cho tới khi chiến tranh kết thúc, không biết rằng cái ngày mà cuộc chiến kết thúc cũng là ngày mà họ bị tách ra khỏi gia đình của họ thêm một lần nữa.

Cả hai bên cũng gắn kết với nhau qua những trận giao chiến quy mô nhỏ mà đã chiếm một phần lớn của cuộc chiến. Cho mỗi một câu chuyện về việc những người trinh sát Nam Việt rút lui ngay từ phát đạn đầu tiên, bỏ người Mỹ lại một mình trong rừng đều có một câu chuyện tích cực – nói về một người lính của QLVNCH đã mang một cố vấn Mỹ bị thương trên thân thể gầy gò của anh ta vào nơi an toàn của bãi đáp như thế nào. Và có những câu chuyện của phía bên kia, như câu chuyện một cố vấn Mỹ đã quyết định phá vỡ mọi quy định để gọi trực thăng Mỹ tản thương một người lính QLVNCH bị trọng thương. (Nếu như phải chờ một trực thăng Nam Việt Nam như người ta đề nghị với ông thì có thể sẽ quá muộn.) Hay một câu chuyện khác của một hạ sĩ quan TQLC Mỹ, đã nhớ lại rằng ông suýt bị đưa ra tòa án chỉ vì ăn uống chung với người miền Nam Việt Nam. Với giọng nói run run vì xúc cảm, người cựu chiến binh nhớ lại những thách thức của cấp trên, “nếu như không chia sẻ bánh mì với họ thì làm sao chúng ta có thể chiến đấu bên cạnh họ được?”

Tượng Thương Tiếc tại Nghĩa trang Biên Hòa

Nếu như có những tình chiến hữu thân thiết như vậy tồn tại, thì những mẫu hình rập khuôn tiêu cựu đến từ đâu? Ngoại trừ những định kiến phân biệt chủng tộc, chúng ta có thể tìm thấy một nguồn trong quan hệ hoạt động giữa người Mỹ và QLVNCH. Người Mỹ nâng cao tinh thần chiến đấu của QLVNCH nhưng cũng tạo nên sự tin cậy quá mức vào sự hỗ trợ quân sự của họ. Cố vấn Mỹ được điều phái sang các đơn vị của QLVNCH là người duy nhất có quyền gọi không yểm chiến thuật khi giao tranh lớn. Cùng với thời gian, một vài sĩ quan QLVNCH đã quá phụ thuộc vào ưu thế vượt trội của các đồng minh Mỹ của họ, và một vài người Mỹ có thể đã kết luận rằng sĩ quan QLVNCH thiếu tính chịu đựng và nhạy bén.

Và tất nhiên, nhiều nhóm quân chiến đấu người Mỹ không bao giờ gặp QLVNCH trên trận địa, vì hai bên thường đóng hai vai trò chiến lược rất khác nhau. Người Mỹ tiến hành các chiến dịch chiến đấu trong khi QLVNCH bình định và bảo vệ lãnh thổ. Mặc dù là giới chủ huy Mỹ ở Sài Gòn có thành lập những đội huấn luyện di động để làm việc với các đơn vị củs QLVNCH năm 1967, nhưng thời gian họ ở cùng với từng đơn vị thì lại tương đối hạn chế.

Có lẽ nguồn lớn nhất cho sự chia rẽ và hiểu lầm chính là cuộc chiến. Những người lính của cả hai bên đã chiến đấu trong bối cảnh xã hội hỗn loạn, bất ổn chính trị và áp lực của quân đội. Quân nhân của cả hai bên hỏi, Cuộc chiến này là của ai? Chúng ta đang chiến đấu vì điều gì? Và thường thì người Mỹ, bối rối và mất tinh thần, rất khó khăn trong việc phân biệt giữa những người cộng sản ủng hộ cho động cơ của Bắc Việt Nam và những người địa phương được cho là ủng hộ đồng minh của họ.

Đối với một số người Mỹ, câu trả lời đến hết sức dễ dàng và đầy thiện cảm. Họ tin rằng quân nhân QLVNCH là những người lính tốt, chiến đấu hết mình để bảo vệ đất nước của họ. Họ là những đồng minh chống chủ nghĩa cộng sản toàn cầu. “Tôi sẽ làm cùng điều đó cho đồng bào tôi trên đất Mỹ”, một cựu chiến binh nói. Nhưng những người khác lại không hài lòng với những gì mà họ thấy như là một gánh nặng không bình đẳng. H. Norman Schwarzkopf, người đã chiến đấu tại Việt Nam và sau này dẫn nước Mỹ và các đồng minh của nó vào chiến dịch Bão Táp Sa Mạc, nói: “Đó là đất nước của họ, những trận đánh của họ. Đến một lúc nào đó thì họ phải giữ vững nó. Tôi nghĩ chúng ta nên đưa cho họ kỹ năng, sự tự tin và thiết bị họ cần và cỗ vũ họ chiến đấu. Trong khi quan điểm chính thức của chúng ta là gửi quân đội sang để giúp người Nam Việt chiến đấu, thì sự thật là ngày càng có nhiều trận đánh chỉ do người Mỹ tiến hành chứng không phải các đơn vị Hoa Kỳ và Nam Việt Nam cùng với nhau.”

Chúng ta biết rất ít về các cựu chiến binh của chúng ta, và về các cựu chiến binh Nam Việt Nam cùng chiến đấu với họ thì còn ít hơn nữa.

Chúng ta không biết trải nghiệm hằng ngày của họ ra sao, được trang bị thiếu thốn và thường ở rìa ngoài của những nơi phòng thủ, đôi lúc được triển khai giống như là bia đỡ đạn. Khoảng 254.250 người Nam Việt Nam đã tử trận trong thời gian từ 1960 tới 1976, gần gấp năm lần con số của người Mỹ, trong một nước chỉ có 15 triệu người. Chúng ta không nghe những gì họ nghe, không cảm thấy những gì họ cảm thấy, không nhìn thấy những gì họ nhìn thấy trên các chiến trường tàn bạo. Chúng ta là ai để mà phán xét các cựu chiến binh Mỹ của Chiến tranh Việt Nam và các đồng minh ở tại chỗ của họ, những người mà họ đã đến để xem như bạn bè hay anh em, hay để lãng mạn hóa hay nạn nhân hóa, tôn vinh hay nguyền rủa họ? Và khi họ nói về những trải nghiệm của họ thì chúng ta có thật sự lắng nghe hay không?

Ngày nay, lòng dũng cảm và sự hy sinh của những người lính thuộc QLVNCH đã hoàn toàn bị quên lãng – ở Việt Nam, nó đã bị bên chiến thắng xóa sạch; ở Mỹ bởi sự thờ ơ của lịch sử. Một trong số ít các địa điểm mà họ được tưởng nhớ đến là Công viên Tiểu bang Tưởng niệm Cựu chiến binh Việt Nam [Vietnam Veterans Memorial State Park] ở Angel Fire, N.M. nơi tôi đã đến viếng thăm vào Ngày Tưởng Niệm. Cùng với những viên gạch khắc tên nhiều cựu chiến binh từ Australia và Nam Hàn, có một vài tên cựu chiến binh Nam Việt Nam, không phải tất cả họ đều có thể đến an toàn và nhận đất Mỹ làm quê hương thứ hai của họ.

Một trong những cái tên đó là tên của cha tôi. Ông ấy là một người lính của QLVNCH, đã chết khi tôi 14 tuổi. Ngay cả sau chiến tranh một thời gian dài, tôi chưa từng bao giờ nghe ông nói xấu về người Mỹ hay cộng sản. Đứng bên cạnh viên gạch mang tên ông, tôi đã bật khóc, cảm kích nơi duy nhất trên Trài Đất này đã ghi nhận sự cống hiến của cha tôi – không phải trong sỉ nhục và căm thù, mà trong danh dự và tình thương. Nơi thiêng liêng này không chỉ ghi nhớ và vinh danh sự hy sinh của những người phục vụ cho đất nước của họ từ mọi phía, nó cũng kêu gọi hòa giải thật sự và hòa bình lâu dài.

Nghiên cứu quan điểm của binh lính Hoa kỳ đối với QLVNCH, một trong số đó là cha tôi, và nghe những chuyện của các cựu chiến binh Mỹ hạ thấp và nâng cao nhiều phần trong hành trình học tập của tôi. Quan hệ Mỹ-QLVNCH hết sức phức tạp, và là một thí dụ cảm động về những trải nghiệm của con người trong một tình huống cực đoan. Câu chuyện của họ đã không được nói ra, đã bị hiểu lầm, đơn giản hóa và chính trị hóa quá lâu. Chúng ta có thể nghĩ rằng chúng ta có nó, nhưng chúng ta biết quá ít về những cựu chiến binh của chúng ta. Chúng ta cần và phải học hỏi nhiều hơn nữa. Khi cựu chiến binh nói, chúng ta phải lắng nghe.

Carie Uyen Nguyen đang làm luận án tiến sĩ về lịch sử quân đội tại Đại học Texas Tech.

Carie Uyen Nguyen

Phan Ba dịch

https://www.nytimes.com/2017/08/18/opinion/whose-war-was-it.html?rref=collection%2Fcolumn%2Fvietnam-67

https://phanba.wordpress.com/2018/01/22/cuoc-chien-cua-ai/

Ý kiến bạn đọc
Chủ Nhật, 30 Tháng Mười Hai 20182:16 CH
Khách
Kính gửi các chú bác,
Con muốn tìm tin tức người thân đã hy sinh trong mùa hè đỏ lửa 1972, họ tên là Nguyễn Văn Xênh, gốc người Bến-Tre. Chú sanh năm 1940, khóa 17 Thủ Đức, chức vụ đại úy, trung đoàn 42, sư đoàn 18 bộ binh (quân phục bên vai trái có hình con cọp) .. Những năm 70, 71 chú đã tham gia những trận đánh từ Dakto đến Tân Cảnh và điểm cuối là Charlie. Chú đã hy sinh trên ngọn đồi Charlie ngày 24.04.1972 và sau đó được thăng chức thiếu tá.
Trước mùa hè đỏ lửa, chú có về thăm gia đình ở Long-Xuyên 1 ngày, đó cũng là lần sau cùng.
Sau khi ngọn đồi Charlie bị VC bao vây và chiếm đóng, thân nhân không rõ chú ấy đã hy sinh thế nào .. hoặc bị thương rồi bị B52 của Mỹ thả xuống để khử VC rồi mất xác hoặc đã bị VC bắt và thủ tiêu ?!
Bí ẩn đó sau hơn 46 năm vẫn là dấu chấm hỏi lớn !?
Con ước gì tìm được đồng đội để biết rõ hơn cái chết của chú ấy ! Xin liên lạc về riengmotgoctroi@outlook.de
Con chân thành cảm ơn !
Tâm (Germany)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn