Mục đích của đại hội đề cử ứng cử viên Tổng thống Mỹ

Thứ Hai, 17 Tháng Tám 20206:09 CH(Xem: 4392)
Mục đích của đại hội đề cử ứng cử viên Tổng thống Mỹ
voatiengviet.com

Mục đích của đại hội đề cử ứng cử viên Tổng thống Mỹ

Reuters

Gần 200 năm nay, Hoa Kỳ tổ chức các đại hội đề cử ứng cử viên Tổng thống. Trong những thập niên gần đây, các đại hội này đóng vai trò như sự kiện quan trọng được truyền hình rộng rãi để giới thiệu cho công chúng các ứng cử viên của mỗi đảng trong những tháng cuối cùng trước khi cuộc bầu cử Tổng thống diễn ra.

Sau đây là những thông tin về các đại hội của đảng Dân chủ và của đảng Cộng hòa sắp tới, mở màn vào ngày 17/8 và diễn ra trong những tuần lễ kế tiếp nhau. Cuộc bầu cử Tổng thống rơi vào ngày 3/11.

Chọn ứng viên

Trước đây các đại hội chính trị Mỹ từng là lúc quyết định những người được đề cử, thường sau nhiều cuộc bỏ phiếu và tranh đấu lâu dài giữa các trưởng lão trong đảng. Nhưng chuyện này đã ngưng trong nhiều thập niên.

Lần cuối cùng mà việc đề cử còn chưa rõ ngô khoai vào lúc khai diễn đại hội là năm 1976 khi Tổng thống Cộng hòa Gerald Ford đối đầu với ông Ronald Reagan tại Kansas City, Missouri. Đại hội cuối cùng đi quá cuộc biểu quyết đầu tiên là vào năm 1952 tại Chicago khi Đảng Dân chủ chọn Thống đốc Illinois, Adlai Stevenson.

Hiện nay, những người được đề cử do cử tri chọn lựa trong một loạt các cuộc bầu cử sơ bộ từng tiểu bang, các đại biểu mỗi tiểu bang phê chuẩn sự lựa chọn này tại các đại hội đảng vốn được tổ chức để trình diện ứng cử viên và thông điệp của đảng.

Đại hội đảng Dân chủ năm nay tiến hành từ ngày thứ Hai 17/8 đến ngày thứ Năm 20/8. Đại hội đảng Cộng hòa sẽ được tổ chức từ ngày 24/8 đến 27/8. Cả hai đại hội năm nay chủ yếu diễn ra trên mạng vì đại dịch virus corona.

Ai sẽ phát biểu?

Bốn đêm đọc diễn văn tại mỗi đại hội nhằm gây phấn khích cho khán giả truyền hình để họ ủng hộ ứng cử viên được đề cử và sự kiện này được sử dụng như phát súng mở đầu cho chặng đua cuối tiến tới cuộc bầu cử tháng 11.

Hai đảng sẽ đưa ra những chính trị gia nặng ký phát biểu trước khi ứng cử viên được dự trù đề cử của đảng Dân chủ là cựu Phó Tổng thống Joe Biden và ứng viên bên đảng Cộng hoà là đương kim Tổng thống Donald Trump đọc diễn văn nhận đề cử vào đêm cuối cùng của mỗi đại hội.

Tuy nhiên các đại hội này cũng tạo cơ hội cho hai đảng nhấn mạnh đến những người được xem như là những ngôi sao chính trị sắp tới. Ít người tận dụng cơ hội này tốt như ông Barack Obama vào năm 2004. Lúc đó, ông Obama là một nhà lập pháp dân chủ ít người biết đến đã lên tiếng tố cáo sự phân cực chính trị. Bài diễn văn quan trọng này đã đưa ông đến Tòa Bạch Ốc 4 năm sau đó.

Năm nay, đảng Dân chủ sẽ trình làng 17 chính trị gia trẻ được xem là “các ngôi sao đang lên”, trong đó có Stacy Abrams với một bài diễn văn quan trọng ngày 18/8.

Các cuộc thăm dò

Ứng cử viên của cả hai đảng thường được tăng điểm chút ít trong những cuộc thăm dò sau các kỳ đại hội, nhưng ảnh hưởng đó thường có tính nhất thời và điểm tăng đó sụt dần khi chính trị Mỹ trở nên phân cực hơn.

Điểm thăm dò trung bình do Dự án Tổng thống Mỹ thuộc Trường đại học California thực hiện cho thấy bà Hillary Clinton đảng Dân chủ tăng được 2% điểm và ông Trump tăng được 3 điểm sau đại hội năm 2016.

Lần cuối cùng mà điểm tăng chênh lệch giữa hai đảng trên 2% điểm là vào năm 1992 khi ông Bill Clinton đảng Dân chủ tăng 16 điểm và Tổng thống Cộng hòa George H.W. Bush tăng 5 điểm. Ông Clinton sau đó thắng cuộc chạy đua vào Tòa Bạch Ốc.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn