11.500 về trước, cuối thời đại đồ đá cũ, khi hầu hết loài người vẫn sống đời săn bắt, hái lượm, sử dụng những công cụ thô sơ, ở một miền đất bí ẩn tại Thổ Nhĩ Kỳ, một kiến trúc vĩ đại bằng cự thạch đã được dựng nên.

Theo nhóm nghiên cứu đứng đầu bởi giáo sư Avi Gopher từ Viện khảo cổ Sonia và Marco Nadlder, thuộc Đại học Tel Aviv (Israel), kiến trúc này được xây dựng nhằm mục đích nghi lễ. Công trình cồm các tòa nhà hình bầu dục hoành tráng, đường kính tới 20 m, những cột đá nguyên khối cao 5,5 m hình chữ T đặc trưng của nền văn minh cổ xưa từng tồn tại ở Göbekli Tepe, Thổ Nhĩ Kỳ.

Tòa thành cự thạch ma quái 11.500 tuổi hiện hình giữa hoang mạc - Ảnh 1.

Cận cảnh khu vực khai quật tòa thành cự thạch ma quái - ảnh: Tel Aviv University

Đây là một trong những ví dụ sớm nhất được biết đến về kiến trúc cự thạch nhân tạo mà người tiền sử đã xây dựng nên. Tuy nhiên, độ phức tạp về mặt hình học của công trình, làm sao mà người tiền sử có khả năng xây dựng nên chúng… vẫn là một bí ẩn không thể giải thích. 11.500 về trước, văn minh loài người thậm chí chưa đạt đến mốc xuất hiện canh tác nông nghiệp!

Cách thức phân cấp không gian, sự lắp ráp hoàn chỉnh và vị trí của các cột đá vôi… cho thấy công trình này được xây với kế hoạch và thiết kế cụ thể. Trước đó, người ta tin rằng các phương pháp quy hoạch kiến trúc sơ khai chỉ được ra đời ở Levant vào cuối thời đại đồ đá mới, tức hàng ngàn năm sau đó.