Tập Cận Bình càng đánh càng thua

Thứ Năm, 07 Tháng Năm 20206:00 CH(Xem: 5442)
Tập Cận Bình càng đánh càng thua
Chủ tịch Trung Cộng, Tập Cận Bình như đang cởi rồng lướt gió với nụ cười ngạo mạn bổng đâm đầu xuống đất vì bị sức hút của quả địa cầu mà càng chống càng rơi nhanh hơn.
8JZdkDaotfbITIJ-W91n9O01-O07SRZoU_ZM89_9WUbkeT0rebNMpNaSY2cu5hI9Z1SqlMGM-rvD3Oz83VggHAp_9o2e61foPKEeoAz_0-V7oRJpmTAk5jaMeaqbkyERgW1NfvA7CVz-V1slpg
Tập Cận Bình càng đánh càng thua
Đại dịch Virus Vũ Hán (Covid-19) như một cơn bão quét sạch chủ trương và guồng máy toàn-cầu-hoá vốn ngự trị suốt nhiều thập niên trên thế giới. Người phấn khởi, kẻ luyến tiếc. Nhưng, bước chân lịch sử cứ chầm chậm tiến tới, chẳng ai cản được.

Trong bài GLOBAL ANTI-CHINA SENTIMENT ‘HIGHEST SINCE 1989 TIANANMEN SQUARE CRACKDOWN,’ SAYS INTERNAL CHINESE REPORT trên The Newsweek ngày 4 tháng 5-2020 trích báo cáo từ Bộ An ninh Trung Cộng ghi nhận “ý kiến chống Trung Cộng trên khắp thế giới cao ngất như khi xảy ra vụ đàn áp Thiên An Môn năm 1989 … Chính quyền Donald Trump đang lọc ra những viên chức Trung Cộng đã che đậy vụ Vũ Hán có thể thoát ra từ phòng thí nghiệm”.

Trong bài GERMAN FOREIGN MINISTER URGES CHINESE TRANSPARENCY OVER CORONAVIRUS: ‘THE WHOLE WORLD WANTS THE EXACT ORIGIN’ cùng ngày trên The Newsweek viết “Bộ trưởng Ngoai giao Đức, Heiko Mass kêu gọi Bắc Kinh minh bạch hoàn toàn về nguồn gốc xuất phát đại dịch thế giới làm nhiễm 3.7 triệu người, chết 156,000 (tính đến ngày 5 tháng 05-2020), Hoa Kỳ có 71,000 chết; tác hại nghiêm trọng tới nền kinh tế toàn cầu. Bộ trưởng Mass nói “Toàn thế giới muốn biết chính xác nguồn gốc của virus phải được làm sáng tỏ”.

Giới ngoại giao của Trung Cộng khắp thế giới cao giọng dạy dỗ truyền thông quốc tế đã bị lột trần bộ mặt nham hiểm, độc ác, vô luân của Tập Cận Bình và Đảng Cộng sản Trung Cộng đối với dân chúng và cộng đồng nhân loại. Chính sách ngoại giao khẩu trang và 4,000 quân y sĩ từ Bắc Kinh tung ra khắp thế giới không đạt hiệu quả mong đợi khi nhiều quốc gia tiếp nhận hoặc mua y cụ chống Covid-19 đã trả lại vì làm chết nhiều người hơn cứu sống.

Song song với “vũ khí sinh học” nhằm tàn sát sinh mạng nhân loại, TCB còn tăng cường các vụ “xâm lăng vi mô” hàng hải trên hai Biển Đông Trung Hoa và Biển Nam Trung Hoa gồm 12 vụ kể từ tháng 1 đến cuối tháng 4 nhằm cảnh cáo Đài Loan, Nhật Bản, Hoa Kỳ; chèn ép các quốc gia duyên hải Đông Nam Á. Đồng thời, củng cố yêu sách chủ quyền của Trung Cộng trên thực tế.

Các quốc gia duyên hải trên Biển Đông Á đang nghiêng hơn về phía Hoa Kỳ. Chính quyền Trump tố cáo hành động coi thường luật pháp quốc tế của Bắc Kinh. Hải quân Mỹ tăng cường hoạt động tự do hàng hải (PONOPs); điều động Khu trục hạm tối tân đi qua Eo biển Đài Loan; phái Hải đội Xung kích Thuỷ bộ hạm USS America (LHA-6) cùng hai Khu trục hạm tập trận gần Thềm lục địa Mã Lai Á khi Hải Dương Địa chất đang bám sát tàu thăm dò dầu hoả của Mã Lai Á. Úc Đại Lợi cũng gửi một Hộ tống hạm tham gia cùng các chiến hạm Mỹ.

Virus Vũ Hán làm cho GDP của Trung Cộng trong đệ nhất tam cá nguyệt bị mất 6.8% (do Bắc Kinh công bố), nhưng, giới chuyên gia tiên đoán ngân sách quân sự của Trung Cộng tiếp tục tăng. Ngân sách quân sự của Trung Cộng năm 2019 là 261 tỉ USD so với 732 tỉ của Mỹ.

Trong bối cảnh đại dịch Virus Vũ Hán toàn cầu, Trung Cộng hiện rõ nguyên hình độc đoán và hiếu chiến dù vẫn thua xa Hoa Kỳ trong các lĩnh vực Kinh tế và Quân sự. Thực tế, Trung Cộng chỉ đa phương phần nào trong lĩnh vực kinh tế. Vì thế, Tổng thống Donald Trump quyết định áp dụng chiến lược “đối phó quyết liệt với các hành vi độc hại của Bắc Kinh mà không biến Trung Cộng thành kẻ thù.

Thứ nhất, chấm dứt tình trạng độc quyền sản xuất, chuỗi cung ứng toàn cầu của Trung Cộng . Chính quyền Trump có thể đánh thuế 25% hoặc hơn lên số hàng hoá 370 tỉ USD của Trung Cộng nhằm buộc các công ty Mỹ rút khỏi Hoa Lục để chuyển tới các quốc gia khác ở Châu Á và Châu Mỹ La Tinh. Các công ty Mỹ rời Trung Cộng về nước sẽ được hưởng ưu đãi về thuế cùng các lợi ích khác. Các đại công ty đa quốc đã kiếm nhiều tiền nhờ đầu tư vào Trung Cộng đã bị mất sạch nên họ sẽ không chống đối quyết liệt chính sách của Trump. Nhật Bản lập tức dùng 2.2 tỉ USD để hỗ trợ cho các công ty Nhật ở Hoa Lục hồi hương. Các quốc gia phát triển đã nhanh chóng đẩy mạnh guồng máy sản xuất nội địa nhằm chống lại chủ trương “đầu cơ tích trữ” của TCB. Hoa Kỳ đã đáp ứng 70% nhu cầu dược phẩn hiện tại. Hôm 29/04, Ngoại trưởng Mike Pompoe cho biết Hoa Kỳ đang hợp tác với Úc Đại Lợi, Ấn Độ, Nhật Bản, Tân Tây Lan, Đại Hàn và Việt Nam nhằm tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu mà thiết lập “Mạng lưới Phồn vinh Kinh tế”. Bài học Virus Vũ Hán đã giúp cho Liên Âu sáng mắt nên sẽ hợp tác chặt chẽ với Hoa Kỳ hơn trước vì lợi ích chung. Chính quyền Trump sẽ đặt Hiệp ước Thương mại Mỹ-Trung xuống hàng thứ hai để có thể áp thuế quan nhanh chóng hơn.

TCB muốn sử dụng các Công ty Nhà nước làm nền tảng công nghệ Trung Cộng nên có 8 công ty, kể cả 4 công ty quốc doanh đã rút khỏi thị trường chứng khoán Hồng Kông và dự đoán sẽ tiếp tục tăng. Các công ty ở Hoa Lục đã tiếp cận nguồn vốn, kỹ năng quản trị, công nghệ khi gia nhập sàn chứng khoán Hồng Kông. Kiểu co cụm này giúp cho các Công ty Nhà nước khỏi bị thị trường giám sát và giảm tính minh bạch. Thực tế, Bắc Kinh không còn đủ tiền để mở rộng đầu tư ra nước ngoài. Nhưng, giới đầu tư quốc tế sẽ khó bỏ tiền vào chỗ thông tin một chiều.

Thứ hai, Hoa Kỳ vượt trội về sức mạnh quân sự nên không sợ chiến tranh lan rộng với Trung Cộng nên áp dụng hai biện pháp: (1) Kiểm soát các hoạt động quân sự của Bắc Kinh tại Tây Thái Bình Dương trong tầm giám sát. (2) Thuyết phục các quốc gia duyên hải Đông Á ý thức được mối nguy cơ bị Bắc Kinh xâm lăng từng phần. Trong cuộc họp video cuối tháng 4-2020, Ngoại trưởng Pompoe kêu gọi các quốc gia ASEAN đứng lên đối đầu với Trung Cộng . Malaysia đã phản đối Bắc Kinh đưa tàu khảo sát đến khu vực mà tàu của Petronas đang hoạt động. Tổng thống Phi Luật Tân, Rodrigo Duterte, thân Bắc Kinh, đã gởi hai công hàm phản đối việc Trung Cộng lập hai quận để cai quản Hoàng Sa và Trường Sa, và tố cáo tàu chiến Trung Cộng chĩa hệ thống kiểm soát trọng pháo về phía một chiến hạm của Phi Luật Tân trên SCS vào tháng 2 vừa qua. Indonesia đã gia tăng bảo vệ Biển Natuna, không cho tàu bè Trung Cộng vào. Ngày 30/03/2020, Phái đoàn Thường trực của Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc đã gửi Công hàm lên Tổng thư ký nhằm phản bác yêu sách chủ quyền của Trung Cộng trên Biển Nam Trung Hoa sau khi Mã Lai Á và Phi Luật Tân đã gửi công hàm về Thềm lục địa trên SCS. (3) Mỹ tăng cường tiềm lực quân sự tại Đông Á mà còn giúp các quốc gia đồng minh và đối tác củng cố và gia tăng khả năng quốc phòng.

Nguồn gốc xuất phát Covid-19 chưa được xác định minh bạch. Nhưng, cuộc đua chế tạo vắc xin đang chạy hết công suất. Trung Cộng có 4 công ty đang thử nghiệm trên người bằng Hoa Kỳ và Anh Quốc cộng lại. Bắc Kinh cho biết vào khoảng tháng 9 sẽ có vắc xin chống Covid-19. Nhưng, người Trung Hoa có kinh nghiệm bị tiêm vắc xin gây hại nên rất nghi ngờ và sẽ phải dùng vắc xin do người nước ngoài sản xuất. Vụ bê bối vắc xin năm 2018 buộc Nhà nước phải phạt công ty sản xuất 1.3 tỉ USD và sa thải hàng tá viên chức. Tuy nhiên, với Hệ thống Tín dụng Xã hội có thể dễ dàng buộc công dân phải dùng vắc xin do Công ty Quốc doanh sản xuất.

Hoa Kỳ hy vọng cuối năm sẽ có vắc xin phòng chống Virus Vũ Hán.

Tình trạng cấm túc (quarantine) làm kinh tế quốc gia lao đao nên các nhà lãnh đạo khắp thế giới đang khẩn cấp tính toán để sớm bình thường hoá hoạt động xã hội. Có hai xu hướng đối chọi: chết bệnh hay chết đói.

Dựa vào thực tế mà từng địa phương sẽ mở cửa hoạt động kinh tế được Tổng thống Trump khuyến khích và tin tưởng vào sự bùng phát của nền kinh tế Mỹ. Hầu hết các dân tộc khắp thế giới đang cố gắng mở cửa kinh tế càng sớm càng tốt.

Ngày 1 tháng 5, trong một bài phân tích trên The Washington Post cho rằng tỉ lệ thất nghiệp của Hoa Kỳ cao hơn Liên Âu, nhưng, sẽ khôi phục nhanh hơn.

Trong phiên họp đầu năm của Tập đoàn Berkshire Hathaway vào ngày 2 tháng 5, ông Warren Buffett cho biết dù đã mất gần 50 tỉ USD trong đệ nhất tam cá nguyệt. nhưng, vẫn tin tưởng người Mỹ đã kiên trì và thịnh vượng qua các cuộc khủng hoảng như Nội chiến vào những năm 1860, đại dịch cúm cách đây một thế kỷ và Đại suy thoái … Không gì có thể ngăn cản nước Mỹ. Tôi sẽ đặt cược vào nước Mỹ trong phần còn lại của cuộc đời tôi”.

Khủng hoảng vì Virus Vũ Hán rồi sẽ trôi qua. Các đế chế dù độc ác, nham hiễm cách mấy cũng phải tàn lụi. Chỉ còn lại trên thế gian này những con người biết đùm bọc lẫn nhau, thương yêu nhau trong tinh thần độc lập, tự do và làm chủ vận mệnh đất nước.

Đại-Dương

(Báo Quốc Dân)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn