12 hoa văn trên Cổn phục triều Nguyễn

Thứ Sáu, 03 Tháng Tư 202011:00 SA(Xem: 6582)
12 hoa văn trên Cổn phục triều Nguyễn
riều Nguyễn tuy là triều đại quân chủ cuối cùng của Việt Nam nhưng là một vương triều có văn hiến rất cao, lễ tiết, quy chế áo mũ, phục sức đều theo hướng phục cổ lấy Hán – Đường – Tống – Minh làm chuẩn mực. Vua Minh Mạng của triều Nguyễn đã cho khôi phục quy chế áo Cổn Mũ Miện, vốn bị phế bỏ từ thời Lê Trung Hưng, để đánh dấu vị thế của thiên tử phương Nam có quyền độc lập tế trời.

Nguyên nhân của sự việc này khá sâu xa. Các vị quân chủ Trung Hoa thường tự xưng mình là Hoàng đế chứ không phải là Vua, với hàm ý là Vương chi Vương (Vua của các Vua). Các nước lân bang lệ thuộc vào Trung Hoa cũng vì vậy mà chỉ có Vua, không có Đế. Chỉ có Hoàng đế mới được coi là thiên tử, mới được tiến hành lễ tế trời. Trong hoàn cảnh như vậy, việc vua Minh Mạng khôi phục các lễ tiết cổ Trung Hoa, và thực hiện lễ tế trời riêng thể hiện mong muốn về vị thế của triều Nguyễn.

12 hoa văn trên Cổn phục triều Nguyễn

Theo Hội điển, các Vua Nguyễn có 2 loại lễ phục là Lễ phục Cổn Miện dùng trong tế Giao và Lễ phục Xuân Thu dùng trong tế Tông Miếu. Lễ phục Cổn Miện chỉ được chính thức sử dụng từ năm 1830 dưới triều vua Minh Mạng, trước đó vua dùng mũ Cửu Long Thông Thiên (Tên gọi khác của mũ Xung Thiên dưới thời Nguyễn) và Hoàng bào. Chỉ tới năm 1830 vua Minh Mạng mới chính thức xác lập quy chế Cổn Miện. Mặc dù cấu tạo của Cổn Miện nhà Nguyễn về cơ bản tuân theo quy chế cổ, nhưng vẫn có các biến đổi nhất định về độ cao rộng dài, màu sắc…

Đáng chú ý, trên Cổn phục triều Nguyễn có 12 họa tiết khác nhau, được gọi là 12 chương, bao gồm: Nhật, Nguyệt, Tinh thìn, Sơn, Long, Hoa trùng, Tảo, Hỏa, Phấn mễ, Phủ, Phất, Tông di.

Dưới đây là hình ảnh 12 họa tiết này được Fanpage Lửa Việt studio giới thiệu. Do hoa văn được số hóa dựa trên các tư liệu hiện có, một số đã bị phai mờ theo thời gian nên có thể có sự sai sót trong đường nét, chi tiết nhỏ.

Nhật – Nguyệt – Tinh thìn: Mặt trời, mặt trăng, ngôi sao mang hàm nghĩa “tươi sáng”, biểu trưng cho ánh sáng khắp thế gian, chiếu rọi cho nhân loại.

12 hoa văn trên Cổn phục triều Nguyễn

Sơn: Núi tượng trưng cho sự “ổn định và bền vững” của đất nước và triều đại.

12 hoa văn trên Cổn phục triều Nguyễn

Long: Rồng là chương quan trọng nhất trong trang phục của vua, trước và sau áo đều có. Rồng tượng trưng cho quyền lực tối cao của vua.

12 hoa văn trên Cổn phục triều Nguyễn 12 hoa văn trên Cổn phục triều Nguyễn

Hoa Trùng: Chim trĩ là một loài chim quyền quý, sang trọng. Tượng trưng cho tài năng văn chương, thi pháp của nhà vua. Trong xã hội, Trĩ tượng trưng cho chức quan văn. Trong trang phục cổ thì thường là hình ảnh một con chim trĩ đậu trên một hòn núi.

12 hoa văn trên Cổn phục triều Nguyễn

Tảo: Tảo là biểu tượng cho đạo đức tinh khiết và cao quý của nhà vua.

12 hoa văn trên Cổn phục triều Nguyễn

Hỏa: Lửa biểu tượng cho sự cai trị đất nước, vinh quang của hoàng tộc. Khi ngọn lửa được đốt lên, tổ tiên sẽ trở về.

12 hoa văn trên Cổn phục triều Nguyễn

Phấn mễ: Gạo tượng trưng cho sự sung túc, no ấm của nhân dân, hòa bình của đất nước. Đề cao vai trò và tầm quan trọng của nông sản, nông nghiệp.

12 hoa văn trên Cổn phục triều Nguyễn

Phủ: Rìu tượng trưng cho khả năng làm việc và sự dũng cảm của Hoàng đế.

12 hoa văn trên Cổn phục triều Nguyễn

Phất: Hoa văn chữ “亞” tượng trưng cho 2 mặt đối lập Đúng – Sai, Tốt – Xấu trong mỗi con người.

12 hoa văn trên Cổn phục triều Nguyễn

Tông di: Cốc tế thường là một cặp cốc có vẽ hình con hổ, là vật dụng dùng trong nghi lễ, tượng trưng cho lòng trung thành, đức hiếu thảo đối với trời đất, tổ tiên.

12 hoa văn trên Cổn phục triều Nguyễn

Thông tin từ Fanpage Lửa Việt Studio
Mời độc giả yêu thích lịch sử và mỹ thuật ghé thăm.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn